Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững
Để đƣa ra giải pháp phù hợp cho việc giảm nghèo thì việc cần thiết là tìm hiểu đƣợc các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo và tái nghèo của các hộ qua việc điều tra 90 hộ và 15 cán bộ địa phương. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.18.
Bảng 3.18: Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của hộ điều tra năm 2017
STT Nguyên nhân
Hộ điều tra (90 hộ)
Cán bộ địa phương (15 CB)
Xếp hạng quan trọng Số
lƣợng
Tỷ lệ (%)
Số lƣợng
Tỷ lệ (%)
1 Thiếu vốn làm ăn 75 83,33 13 86,67 4
2 Thiếu đất canh tác 63 70,00 10 66,67 7
3 Thiếu phương tiện sản xuất 76 84,44 14 93,33 3
4 Thiếu việc làm 85 94,44 15 100 1
5 Mắc bệnh hiểm nghèo 50 55,55 6 40 11
6 Thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật
sản xuất 80 88,89 14 93,33 2
7 Đông người phụ thuộc 58 64,44 8 53,33 9
8 Chi tiêu không kế hoạch 58 64,44 10 66,67 8 9 Thiên tai, bão lũ thường xuyên 55 61,11 8 53,33 10 10 Thiếu chuyên môn nghề
nghiệp 66 73,33 11 73,33 6
11 Thị trường tiêu thụ hạn hẹp 70 77,78 13 86,67 5 12 Dịch bệnh ở cây trồng, vật
nuôi 40 44,44 5 33,33 12
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2017)
* Nhân tố điều kiện tự nhiên
- Thiên tai, bão lũ thường xuyên có 55/90 hộ dân và 8/15 cán bộ địa phương cho rằng thiên tai, bão lũ dẫn đến tình trạng nghèo của hộ. Bởi vì Quản Bạ là một trong trong những huyện dân tộc, miền núi phía bắc của tỉnh Hà Giang, với kiến tạo địa hình phức tạp, độ dốc lớn, kết cấu đất rời rạc hàng năm thiên tai xảy ra rất lớn, đặc biệt là lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đá đe dọa trực
tiếp đến đời sống của các hộ dân. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảm nghèo tại địa phương mặc dù người dân đã giảm được nghèo nhưng khi gặp thiên tai, bão lũ lại có thể quay trở lại tình trạng nghèo như trước.
- Thiếu đất canh tác: Đất đai là nguồn tƣ liệu chính trong quá trình sản xuất do đó việc thiếu đất sản xuất đang dần lấy đi cơ hội nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân. Theo số liệu điều tra có tới 70% số hộ thiếu đất sản xuất và các cán bộ địa phương cũng nhận định rằng hộ nghèo khó thoát nghèo khi tƣ liệu sản xuất chủ yếu là đất đai sản xuất khá hạn hẹp.
* Các nhân tố xã hội
- Thiếu việc làm: có tới 100% cán bộ và 94,44% hộ cho rằng nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng nghèo đói của huyện. Qua kết quả của các hộ điều tra cho thấy hộ cận nghèo và thoát nghèo đều có nguồn thu nhập từ lương (hộ dân có việc làm) đã làm tăng nguồn thu đáng kể cho hộ trong khi đó hộ nghèo chỉ có nguồn thu từ trồng trọt và chăn nuôi khá thấp khiến người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu kiến thức…. Do đó thiếu việc làm là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến tình trạng nghèo của hộ.
- Thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất: Hộ nghèo huyện Quản Bạ có trình độ dân trí thấp, không có trình độ để tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất hay không có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm, tập quán canh tác lạc hậu phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên dẫn đến năng suất cây trồng và vật nuôi thấp, từ đó làm gia tăng tình trạng đói nghèo.
- Thiếu phương tiện sản xuất: Qua điều tra thực tế cho thấy có tới 84,44% hộ thiếu phương tiện sản xuất và 14/15 cán bộ địa phương cho rằng thiếu phương tiện sản xuất là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của hộ.
Khi thiếu phương tiện sản xuất người dân thường phải lao động nặng nhọc trong điều kiện khó khăn, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm năng suất lao động từ đó dẫn đến kết quả sản xuất không cao làm cho cuộc sống của hộ nghèo ngày càng chịu vất vả hơn.
- Thiếu vốn sản xuất: theo số liệu điều tra có tới 83,33% hộ dân đều thiếu vốn sản xuất. Trong thực tế, xét về nhu cầu vốn, thì hầu hết số hộ nghèo ở nông thôn đều cần vốn. Do thiếu nguồn vốn sẽ dấn đến không tiếp cận đƣợc với công nghệ hiện đại, do đó không tăng đƣợc năng suất lao động, đặc biệt là thiếu vốn để mở mang ngành nghề cũng nhƣ mở rộng diện tích cây trồng hay quy mô chăn nuôi.
- Thiếu chuyên môn nghề nghiệp: Chiếm tỷ lệ 73,33% trên tổng số hộ điều tra, do đặc điểm địa bàn có trình độ dân trí thấp dẫn đến nguồn lao động có năng lực chuyên môn hạn chế, khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.
- Mắc bệnh hiểm nghèo: Đây là một nguyên nhân mà không ai mong muốn chiếm 55,55% ý kiến hộ dân. Khi mắc bệnh thì sẽ rất tốn kém mà thu nhập hàng tháng của các hộ dân không cao lại phải chi một khoản tiền lớn cho việc chữa bệnh khi đó sẽ phải vay mƣợn mà sản xuất thì không có đủ tiền dẫn đến việc nợ đọng kéo dài và tình trạng nghèo sẽ diễn ra.
* Nhân tố chủ quan của hộ
- Chi tiêu không có kế hoạch: Qua số liệu điều tra cho thấy có 64,44%
hộ nhận thấy chi tiêu không có kế hoạch dẫn đến tình trạng nghèo đói của các hộ. Qua kết quả điều tra cho ta thấy các hộ nghèo đều có chi tiêu vƣợt quá thu nhập (tích lũy bị âm). Bởi vì đối với hộ nghèo là hộ có khoản thu nhập thấp việc chi tiêu cũng phải phụ thuộc vào thu nhập vì vậy các hộ nghèo luôn luôn trong tình trạng thiếu ăn, mặc, trẻ em đến tuổi không được đến trường, các em học sinh đang theo học cũng bị nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Đông người phụ thuộc: điều tra thực tế cho thấy số hộ đông người phụ thuộc chiếm 64,44% và 8/15 cán bộ địa phương nhận định đây là yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của hộ. Kết hợp với sự đánh giá các đặc điểm đói nghèo ở trên, cho thấy rằng, bản thân từ phía chủ quan của các hộ chƣa hẳn đã nhận thức đƣợc sự tác hại của tình trạng đông con. Cũng vì đông con mà nhiều hộ từ làm ăn khá giả hoặc trung bình có thể rơi vào tình trạng đói nghèo.
* Lý do khác
- Thị trường tiêu thụ hạn hẹp: có 13/15 cán bộ và 70/90 số hộ cho rằng thiếu thị trường tiêu thụ gây ảnh hưởng đến nghèo. Việc sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sẽ gây khó khăn trong quá trình xây dựng thương hiệu nông sản và không có khả năng cung ứng nông sản thường xuyên, liên tục. Trong khi đó thị trường tiêu thụ sản phẩm tại đây vẫn còn nhiều bất cập các hộ dân chủ yếu chỉ buôn bán ở các chợ tạm, chợ cóc dẫn đến khi nông sản đƣợc mùa nhƣng thường dễ bị ép giá dẫn đến tình trạng lãi ít vẫn xảy ra.
- Dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi: Qua điều tra cho thấy có tới 44,44%
ý kiến cho rằng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo tại nơi đây. Những dịch bệnh này sẽ làm giảm năng suất, chất lƣợng cây trồng, vật nuôi và gây ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân.
Từ những tổng hợp trên cho thấy thiếu việc làm là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến tình trạng nghèo của các hộ dân, qua đó cần có những giải pháp tạo việc làm để giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.