Giải pháp giảm nghèo bền vững huyện Quản Bạ

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện quản bạ tỉnh hà giang (Trang 92 - 136)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Quản Bạ

3.4.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững huyện Quản Bạ

3.4.2.1. Đổi mới cách thức hỗ trợ của nhà nước đối với người nghèo

* Tạo điều kiện để các hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo tiếp cận được sự hỗ trợ của Nhà nước

Hiện nay chính sách hỗ trợ giảm nghèo hầu hết mới chỉ quan tâm đến các hộ nghèo mà chƣa quan tâm đến nhóm hộ mới thoát nghèo và cận nghèo, dẫn đến tình trạng, sau khi thoát nghèo, không tiếp tục đƣợc quan tâm hỗ trợ, nhiều hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo không có điều kiện duy trì phát triển sản xuất tạo thu nhập ổn định, lại quay trở lại tái nghèo.

Cần phải có chính sách ƣu đãi với đối tƣợng là hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần đảm bảo thực hiện giảm nghèo bền vững. Các chính sách được thiết kế theo nguyên tắc tương đồng về mức hỗ trợ và cơ chế thực hiện, hộ nghèo đƣợc ƣu tiên nhất, sau đó đến hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo, tạo điều kiện cho cả hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện thoát nghèo bền vững.

* Nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo tại huyện Quản Bạ Thứ nhất, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo

- Chính sách hỗ trợ về đất đai: Chuyển đổi một phần diện tích đất rừng nghèo kiệt sang đất sản xuất để hỗ trợ hộ nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất, hỗ trợ kinh phí khai hoang, tạo ruộng bậc thang, nương xếp đá để sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt cần đẩy mạnh hình thức hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất ngoài việc hỗ trợ tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng như trước kia cần xây dựng chính sách khuyến khích các hộ gia đình nhận chăm sóc, bảo vệ rừng đƣợc hưởng toàn bộ sản phẩm khi khai thác rừng trồng nhưng sau khai thác hưởng lợi phải trồng lại rừng ngay trong năm tiếp theo, hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp trồng rừng sản xuất cho các hộ. Ngoài ra phải đảm bảo đầu ra cho việc phát triển rừng bằng việc liên kết với một số đơn vị mở xưởng chế biến gỗ, sử dụng nguồn nguyên liệu từ rừng trồng, tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương để đưa trồng rừng trở thành một nghề kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

- Chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ: Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ ở địa bàn, nhất là việc tuyển chọn, chuyển giao giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất. Bố trí kinh phí cho rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể từng xã, nhất là những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên bị thiên tai ví dụ như xã Bát Đại Sơn tỷ lệ đất rừng nhiều nên chú trọng về phát triển lâm nghiệp, hay xã Quyết Tiến có khí hậu, đất đai thích hợp cho việc trồng rau sạch và cây dƣợc liệu...

Nhân rộng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao nhƣ giống lúa lai BG6, TBR36, TBR45 và ĐH18; giống ngô lai F1 NK 6639 và NK 7328 với thời

gian sinh trưởng trung ngày và cho năng suất cao từ 12 - 15 tấn/ha; cây dược liệu như Atiso, ý dĩ, Đương quy, đan sâm... theo tiêu chuẩn GACP - WHO và một số loại vật nuôi nhƣ bò, dê, ngựa...

- Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại: cần xây dựng quy hoạch và chiến lược cụ thể giúp các xã trong huyện tăng cường tổ chức và tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế để quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho nông dân, nhất là sản phẩm đặc sản của địa phương (thịt bò, thịt dê, thịt ngựa, rượu ngô Thanh Vân, hồng không hạt,...), đặc biệt là vấn đề đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn hàng hóa, tạo điều kiện nâng cao giá trị hàng hóa đặc sản của huyện.

- Cần điều chỉnh chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo theo hướng, tăng thêm nguồn vốn để thực hiện định mức cho vay theo hộ gia đình, đồng thời điều chỉnh mức cho vay, lãi suất, thời gian linh hoạt, phù hợp với địa bàn và gắn với chuyển giao khoa học kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nghèo mới giúp hộ nghèo có đủ nguồn lực, có đủ thời gian để đầu tƣ phát triển sản xuất, tạo đƣợc thu nhập ổn định thoát nghèo bền vững; bảo đảm hộ nghèo, hộ cận nghèo đƣợc tiếp cận nguồn vốn vay; quan tâm chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên nghèo; xây dựng lộ trình hợp lý để hộ thoát nghèo ra khỏi chương trình tín dụng.

- Chính sách đào tạo nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số cần hướng đến mục tiêu hỗ trợ để cải tiến chất lượng sản phẩm nông, lâm nghiệp, nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị sản phẩm, đồng thời, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế phải hướng đến tăng khả năng tiếp cận các ngành nghề phi nông nghiệp để có cơ hội tìm kiếm việc làm.

- Chính sách xuất khẩu lao động: cần đổi mới phương thức triển khai thực hiện chính sách xuất khẩu lao động theo Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Chính phủ thông qua hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực, nhận thức về xuất khẩu lao động; hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc làm

khi người lao động trở về nước; lựa chọn doanh nghiệp xuất khẩu lao động có uy tín, có đơn hàng phù hợp với lao động địa phương để nâng cao chất lượng và số lượng người lao động huyện Quản Bạ tham gia xuất khẩu lao động trong những năm tới. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Quản Bạ là cơ quan đầu mối giúp UBND huyện phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa người đi các thị trường lao động truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Kết hợp công tác tín dụng ƣu đãi cho hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo vay vốn để làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động. Nhà nước là cầu nối, là cơ quan trung gian bảo đảm vận hành việc hỗ trợ người trong gia đình hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đi xuất khẩu lao động.

- Giải quyết việc làm là vấn đề thiết thực, quan trọng đối với người nghèo. Bởi nó không chỉ giúp cho bộ phận người có nghèo tái hòa nhập với cộng đồng mà còn tạo điều kiện để họ cải thiện cuộc sống của mình. Giới thiệu việc làm cho người lao động bằng việc tổ chức phiên giao dịch việc làm cố định hoặc lưu động ở các điểm xã; liên kết với các công ty đến tư vấn, tuyển dụng trực tiếp tạo cơ hội lớn giúp cho người lao động tìm kiếm được việc làm phù hợp với trình độ, năng lực của người lao động. Và đây cũng là cầu nối giữa người lao động với người tuyển dụng, với các công ty, doanh nghiệp, tạo cơ hội cho người lao động và người tuyển dụng lao động trực tiếp được gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn, cởi mở, góp phần giải quyết việc làm bền vững.

Thứ hai, tăng cường chính sách hỗ trợ đặc thù

Cần tiếp tục tăng cường quan tâm đầu tư các chính sách giảm nghèo bền vững đối với vùng đặc thù có tỷ lệ hộ nghèo cao, tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết 30a, chương trình 135, đảm bảo huy động đủ ngân sách để đáp ứng các chính sách đã ban hành, phấn đấu thực hiện bằng đƣợc mục tiêu mà Chính phủ đã ban hành.

Tiếp tục tổ chức thực hiện các dự án định canh định cư để hỗ trợ người dân ở những vùng đặc biệt khó khăn (núi đá, lũ quét, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai) xuống sống tập trung tại các khu dân cư. Hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình di chuyển, san tạo nền nhà, làm nhà, hỗ trợ về lương thực, hỗ trợ đất sản xuất, phương thức sản xuất, hỗ trợ cán bộ phát triển cộng đồng…. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Đường giao thông, điện, thủy lợi cấp nước sinh hoạt, lớp học, nhà sinh hoạt cộng đồng…

Thứ ba, đổi mới phương thức đầu tư cho hộ nghèo

Cùng với việc huy động nguồn lực tập trung đầu tƣ cho giảm nghèo bền vững, cần phải nghiên cứu đổi mới phương thức đầu tư để đảm bảo nguồn lực đầu tư đạt hiệu quả tối ưu. Tăng cường tập trung đầu tư cho các địa bàn nghèo nhằm cải thiện cơ bản chênh lệch giữa các khu vực, khắc phục tình trạng đầu tƣ dàn trải tạo điều kiện đƣa nhanh các công trình đầu tƣ vào sử dụng phát huy hiệu quả, cân đối đầu tƣ đảm bảo ƣu tiên cho đầu tƣ phát triển sản xuất tạo thu nhập ổn định. Đối mới phương thức giao vốn đầu tư, giao vốn trung hạn để tạo điều kiện cho địa phương cơ sở chủ động xác định và sử dụng vốn đầu tƣ đạt hiệu quả, khắc phục cơ chế xin cho. Đổi mới phân cấp đầu tư cho cấp xã và trao quyền cho cộng đồng hướng tới giảm nghèo bền vững, để cộng đồng có thể trở thành một chủ thể đứng ra tổ chức thực hiện các mô hình sinh kế, tự đứng ra tổ chức chuyển giao kỹ thuật, tự tổ chức triển khai thực hiện xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đơn giản, quy mô nhỏ, phát huy tối đa dân chủ cơ sở, khai thác triệt để các tiềm năng, lợi thế, huy động tối đa sự tham gia của người dân cả về nhân lực, vật lực; công khai minh mạch về nguồn vốn và tăng cường giám sát của người dân trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Đổi mới phương thức hỗ trợ theo hướng giảm dần các chính sách hỗ trợ mang tính trợ cấp cho không, tăng cường các chính sách hỗ trợ sản xuất có

thu hồi để nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng các nguồn lực đầu tư hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng xã hội, bảo toàn nguồn vốn tạo sinh kế cho hộ nghèo; có cơ chế khuyến khích người nghèo tích cực, chủ động, vươn lên, không trông chờ ỷ lại vào sự trợ cấp của Nhà nước, khắc phục triệt để những tồn tại hạn chế hiện nay và chỉ có nhƣ vậy thì công cuộc giảm nghèo mới thực sự bền vững; tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đầy đủ chính sách giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh và công bằng xã hội, để người nghèo, hộ nghèo có cơ hội thoát nghèo bền vững trong tương lai.

Thứ tư, tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác GNBV - Tăng cường sự tham gia của người dân vào các chương trình, dự án từ việc xác định đúng đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả đạt đƣợc sau khi đƣa vào sử dụng theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

- Thiết lập hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát, đánh giá phù hợp với từng cấp và từng địa phương. Đa dạng hoá các hình thức giám sát, đánh giá nhƣ: tự giám sát, giám sát của cộng đồng, giám sát của các cơ quan chức năng, tập trung coi trọng sự giám sát và đánh giá của người dân, những người trực tiếp thụ hưởng lợi ích của những chương trình, dự án giảm nghèo.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các trang trại đầu tƣ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các huyện nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này hoạt động với những chính sách ưu đãi nhất theo quy định của Nhà nước. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thu hút lao động là người nghèo, người dân tộc thiểu số vào làm việc sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi như đối với các doanh nghiệp nhà nước.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, các nhà khoa học nghiên cứu, thử nghiệm những giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác đạt hiệu quả năng suất cao và phù hợp với điều kiện của những huyện nghèo.

- Thực hiện xã hội hoá các hoạt động xóa đói giảm nghèo nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong tỉnh, đặc biệt là sự chia sẻ trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và phát triển các Quỹ vì người nghèo, Quỹ tình thương, phong trào “Nhà đại đoàn kết” thu hút các doanh nghiệp và cá nhân tham gia đóng góp hỗ trợ người nghèo.

- Củng cố và nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể nhƣ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… trong công tác giám sát, đánh giá việc triển khai các chương trình, dự án giảm nghèo.

3.4.2.2. Thay đổi nhận thức của người nghèo để họ tự vươn lên thoát nghèo Để nâng cao nhận thức và quyết tâm thoát nghèo của chính người nghèo đầu tiên phải chỉ rõ hậu quả của sự nghèo đói cho các hộ nghèo để cho hộ nghèo nhận thấy đƣợc đói nghèo luôn gắn với bệnh tật, thiếu ăn, thiếu mặc và các tai nạn, tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng xấu đến việc duy trì nòi giống, dòng họ cho các thế hệ tương lai. Đặc biệt hơn là đói nghèo sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá, bắt ta lệ thuộc về kinh tế, chính trị…

Vì vậy, trách nhiệm của người nghèo là phải chủ động tìm tòi biện pháp để giảm nghèo bền vững dưới sự hỗ trợ về vật chất và sự hướng dẫn về phương pháp, cách thức giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, đặc biệt phải làm cho người nghèo thấy rõ là sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, của cộng đồng xã hội chỉ là hỗ trợ, người nghèo phải tự lực tự vươn lên mới là chính, mới là mang tính quyết định của việc giảm nghèo bền vững. Đồng thời, cũng chỉ cho họ thấy họ còn có trách nhiệm tự tìm giải pháp giảm nghèo phù hợp với điều kiện của mình, quá trình thực hiện các giải pháp giảm nghèo, họ phải tự đúc rút kinh nghiệm và học hỏi kinh nghiệm của người khác, đồng thời vận động những người nghèo trong chính cộng đồng cùng tìm giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, tiến tới giảm nghèo bền vững cho cả cộng đồng.

Kết hợp các giải pháp ở trên phù hợp với từng hộ gia đình nghèo. Bởi vì mỗi gia đình là một hoàn cảnh khác nhau, có sức khỏe, nhân lực, điều kiện vươn lên khác nhau. Từ đó tạo ra động lực để người nghèo tự vươn lên thoát nghèo dựa trên các giải pháp thiết thực do Nhà nước ban hành. Việc tạo ra động lực thoát nghèo phải dựa vào quyết tâm của chính quyền huyện Quản Bạ nói chung, của các xã, thị trấn trong huyện nói riêng. Phải huy động đƣợc sự vào cuộc của tất cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở.

Bằng các biện pháp chính trị (tuyên truyền, vận động, thuyết phục) đến các biện pháp về kinh tế (hỗ trợ việc làm, vay vốn, hỗ trợ vật nuôi, cây, con giống, trồng rừng...) tạo ra đƣợc hiệu quả ở một số mô hình điểm về thoát nghèo của huyện để các xã khác và hộ nghèo trong huyện tham quan, học tập kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình này trong thực tế.

3.4.2.3. Mở rộng sinh kế cho người nghèo

Như chúng ta đã biết, sinh kế chính là cơ sở để người nghèo có thể thoát nghèo, bởi vì sinh kế giúp tạo ra thu nhập và để giảm nghèo bền vững.

Tài sản sinh kế bao gồm vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn tự nhiên, vốn xã hội đây là những yếu tố được xem là nội lực của người nghèo, hộ nghèo. Các tài sản kế phản ánh khả năng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, khả năng sản xuất, tạo thu nhập của hộ ví dụ: hộ có lực lƣợng lao động nhiều (vốn con người) sẽ có cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập; hộ có nhiều đất đai tốt (vốn tự nhiên) sẽ có cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp hơn những hộ không có đất đai; hộ có nhiều phương tiện sản xuất (vốn vật chất) có điều kiện tổ chức sản xuất tốt hơn hộ không có; hộ có các quan hệ xã hội (vốn xã hội) tốt hơn sẽ thuận lợi hơn trong huy động các nguồn lực; hộ tiếp cận tốt hơn với các nguồn vốn (vốn tài chính) sẽ có nhiều cơ hội mở rộng sản xuất hơn,... Nhƣ vậy, hộ có hoặc đƣợc tiếp cận đầy đủ tài sản sinh kế tốt thì càng có nhiều khả năng và cơ hội giảm nghèo nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện quản bạ tỉnh hà giang (Trang 92 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)