Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà
3.1.2. Kết quả các chương trình giảm nghèo tại huyện Quản Bạ
Quản Bạ là một miền núi còn nhiều khó khăn, một trong 61 huyện nghèo nhất cả nước và là một trong 6 huyện nghèo nhất tỉnh Hà Giang. Chính vì vậy những năm qua huyện luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ của Trung ƣơng, các tổ chức nước ngoài cũng như của tỉnh về các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo. Có thể kể đến các chương trình lớn như: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo như Chương trình 30a, Chương trình 135, Chương trình nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và dạy nghề,…
3.1.2.1. Chương trình 30a
Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trong những năm qua Chương trình 30a đã tác động rất lớn đến công tác giảm nghèo tại huyện Quản Bạ. Kết quả đầu tư của chương trình 30a được thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Kết quả đầu tư của chương trình 30a giai đoạn 2014 - 2016 ĐVT: Triệu đồng
STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Chính sách đầu tư cơ sở hạ tẩng 31.619,6 29.358 19.819 2 Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc
làm, tăng thu nhập 23.543,03 9.893,17 7.129,99
Chính sách hỗ trợ thông qua khoán,
chăm sóc, bảo vệ rừng 7.375,70 3.453,17 2.104,30 Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất 14.110,13 4.000 3.279,26
Chính sách xuất khẩu lao động 148,2 167 390
Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá
giới thiệu sản phẩm 9 12 15
Chính sách dạy nghề 1.900 2.261 1.341,43
3 Chính sách giáo dục, đào tạo, nâng cao
mặt bằng dân trí 631,89 15.056 4.315,40
4 Chính sách cán bộ 703,333
Thu hút cán bộ trẻ, cán bộ chuyên môn
kỹ thuật 502,033
Luân chuyển và tăng cường cán bộ về xã 201,3
5 Chính sách hỗ trợ về nhà ở 405 880
6 Hỗ trợ của các doanh nghiệp giúp đỡ
các huyện nghèo 1.300 11.000
7 Chương trình quy tụ các hộ sống rải rác 3.396
Tổng 61.598,85 66.187,17 31.264,39
(Nguồn: Tổng hợp từ chương trình giảm nghèo của huyện Quản Bạ)
Qua bảng 3.5 ta thấy giai đoạn 2014 - 2015 Chương trình 30a đã đầu tư với số tiền là 159.050,41 triệu đồng. Trong đó chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,8% tương đương với 80.796,6 triệu đồng, sau đó là chương trình hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập với vốn đầu tư là 40.566,19 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 25,51%) và thấp nhất là chính sách hỗ trợ về nhà ở với vốn đầu tƣ là 1.285 triệu đồng.
3.1.2.2. Chương trình 135
Trong những năm qua, Chương trình 135 đã hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện Quản Bạ tạo điều kiện để đƣa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. Kết quả đầu tƣ đƣợc thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Kết quả đầu tư chương trình 135 tại huyện Quản Bạ giai đoạn 2014 - 2016
STT Nội dung ĐVT Năm
2014
Năm 2015
Năm 2016 1 Chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng Tr.đ 8.455 6.985 11.369 2 Chính sách hỗ trợ sản xuất Tr.đ 2.480,52 2.710,85 2.341,16
Tổng Tr.đ 10.935,52 9.695,85 13.710,16 (Nguồn: Tổng hợp từ chương trình giảm nghèo của huyện Quản Bạ) Qua bảng 3.7 cho ta thấy được chương trình 135 đầu tư trên địa bàn huyện Quản Bạ thực hiện 2 chính sách hỗ trợ là chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ sản xuất. Giai đoạn 2014 - 2016 chương trình 135 đã hỗ trợ với tổng nguồn vốn là 34.341,53 triệu đồng. Trong đó năm 2016 có nguồn vốn đầu tƣ lớn nhất là 13.710,16 triệu đồng chiếm 39,92% tổng số nguồn vốn trong 3 năm và thấp nhất là năm 2015 chiếm 28,23% tương đương với 9.695,85 triệu đồng.
3.1.2.3. Kết quả đầu tư của một số chương trình giảm nghèo khác
Trong những năm qua, trên địa bàn huyện đã có nhiều Chương trình hỗ trợ giảm nghèo đƣợc thực hiện lồng ghép trên nhiều lĩnh vực, kết quả của các Chương trình này đã tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội người dân tại địa phương, mà đầu tiên là tác động đến thu nhập, mức sống của các hộ nghèo.
Kết quả đầu tư của các chương trình được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8: Kết quả đầu tư một số chương trình giảm nghèo khác tại huyện Quản Bạ giai đoạn 2014 - 2016
ĐVT: Triệu đồng
STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng 131.061,20 126.403,50 7.000 2 Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc
làm, tăng thu nhập 8.980.71 21.713,88 93.427,84
Chính sách tín dụng cho hộ nghèo 3.199 17.213 90.000 Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất 2.063 3.598 1.994
Chính sách dạy nghề 2.529,71 282,88 291,57
Chính sách tạo việc làm 1.189,00 620 1.142,27
3 Chính sách giáo dục - đào tạo 20.150,85 10.059 30.888,80 4 Chính sách y tế, kế hoạch hóa gia đình 29.017,13 28.459,81 30.276,04 5 Chính sách trợ giúp xã hội 7.771,11 4.056,94 8.489 6 Hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ
pháp lý 36 - -
7 Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo 398 445 462 8 Cung cấp nước sạch và nhà tiêu hợp
vệ sinh - - 15.747
Tổng 197.415 191.138,13 186.290,68
(Nguồn: Tổng hợp từ chương trình giảm nghèo của huyện Quản Bạ) Qua bảng 3.8 cho ta thấy đƣợc giai đoạn 2014 - 2016 tổng số nguồn vốn đầu tư của các chương trình giảm nghèo khác trên địa bàn huyện Quản Bạ là 574.843,81 triệu đồng, trong đó năm 2014 với tổng nguồn vốn là 197.415 triệu đồng, năm 2015 là 191.138,13 triệu đồng và năm 2016 là 186.290,68 triệu đồng.
Xét về nội dung thực hiện thì chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chiếm nguồn vốn cao nhất với
tổng nguồn vốn là 264.464,7 triệu đồng chiếm tỷ lệ 46,01% tổng nguồn vốn đầu tƣ trong 3 năm; tiếp theo đó là chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập với tổng nguồn vốn là 124.122,43 triệu đồng. Nhìn chung các Chương trình này đều mang lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho người dân, góp phần chủ đạo trong công cuộc giảm nghèo tại huyện Quản Bạ.