Điều kiện sản xuất của hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện quản bạ tỉnh hà giang (Trang 67 - 80)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà

3.1.3. Tác động từ các chương trình hỗ trợ giảm nghèo

3.1.3.1. Điều kiện sản xuất của hộ

Bảng 3.9: Tình hình về nhân khẩu và lao động của hộ điều tra năm 2017

STT Chỉ tiêu ĐVT Hộ

nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ thoát nghèo

Tính chung

1 Tổng số hộ Hộ 30 30 30 30

2 Tổng số nhân khẩu Người 206 141 140 162,33 - Nhân khẩu BQ/hộ Người 6,87 4,7 4,67 5,41

- Từ 1- 2 người % 6,67 23,33 - 10,00

- Từ 3 - 4 người % 20,00 30,00 53,33 34,44 - Từ 5 người trở lên % 73,33 46,67 46,67 55,56 3 Số người trong độ

tuổi lao động Người 104 82 87 91

Lao động BQ/hộ Người 3,47 2,73 2,9 3,03

- Có việc làm Người 69 63 68 67

- Không có việc làm Người 35 19 19 24

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2017)

Lực lƣợng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi có khả năng lao động được pháp luật quy định, thực tế đang làm việc và những người thất nghiệp. Lao động có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ gia đình. Qua bảng 3.9 cho ta thấy lao động bình quân đạt 3,03 lao động/hộ, trong đó nhóm hộ nghèo là 3,47 lao động, và nhóm hộ thoát nghèo có trung bình 2,9 lao động. Tuy nhiên ở nhóm hộ nghèo nhân khẩu của hộ rất đông, lực lƣợng lao động chiếm tỷ lệ cao nhƣng tỷ lệ lao động không có việc làm ngoài nông nghiệp rất cao. Qua đó, ta thấy rất rõ đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của hộ. Vì vậy, cần có những giải pháp phù hợp để giải quyết việc làm cho các hộ để các hộ có thể vƣợt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo.

b. Cơ sở vật chất và sinh hoạt

Một trong những yếu tố để đánh giá chất lƣợng cuộc sống của con người chính là sự trang bị cơ sở vật chất, sinh hoạt của hộ gia đình đó. Qua số liệu điều tra của 3 nhóm hộ của 3 xã nghiên cứu điển hình cũng phản ánh đƣợc phần nào điều kiện cơ sở vật chất và sinh hoạt tại huyện Quản Bạ.

- Về nhà ở: Nhà ở kiên cố tại các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể, về nhóm hộ nghèo chỉ có 16,67% nhà ở kiên cố, nhƣng nhóm hộ thoát nghèo có tỷ lệ nhà kiên cố cao hơn 20% so với nhóm hộ nghèo. Nhà ở bán kiên cố:

nhóm hộ nghèo có tỷ lệ là 36,67% và chiếm tỷ lệ 40,00% đều ở hộ thoát nghèo. Điều này cho thấy tình hình nhà ở của các hộ điều tra cơ bản là chất lƣợng thấp, phần nhiều các hộ ở những khu vực đồi núi cao khó khăn trong sản xuất và xây dựng.

Bảng 3.10: Tình hình cơ sở vật chất, sinh hoạt của các hộ điều tra năm 2017

STT Chỉ tiêu Hộ

nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ thoát nghèo

Tính chung

1 Về nhà ở 100,0 100,0 100,0 100,0

1.1 Nhà kiên cố 16,67 33,33 36,67 28,89

1.2 Nhà bán kiên cố 36,67 33,33 46,67 38,89

1.3 Nhà tạm 40,00 26,67 20,00 28,89

1.4 Chƣa có nhà 6,67 3,33 - 3,33

2 Tài sản chủ yếu

2.1 Tivi 13,33 70,00 73,33 52,22

2.2 Đài 50,00 50,00 50,00 50,00

2.3 Quạt điện 20,00 50,00 66,67 45,56

2.4 Điện thoại 33,33 60,00 66,67 53,33

2.5 Nồi cơm điện 33,33 46,67 60,00 46,67

2.6 Xe đạp 53,33 90,00 93,33 78,89

2.7 Xe máy 16,67 46,67 50,00 37,38

3 Điều kiện sinh hoạt

3.1 Sử dụng điện lưới 53,33 80,00 80,00 71,11

3.2 Giếng nước sạch 53,33 80,00 86,67 73,33

3.3 Nhà VS đạt tiêu chuẩn 26,67 73,33 80,00 60,00 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2017) - Về tài sản chủ yếu: Nhóm hộ nghèo việc trang bị điều kiện sinh hoạt còn nhiều thiếu thốn, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cuộc sống. Nhóm hộ thoát nghèo việc trang bị điều kiện sinh hoạt cho gia đình có sự chuyển biến hơn, tỷ lệ hộ có xe đạp là 93,33%, tivi, quạt điện, nồi cơm điện, điện thoại, xe máy cũng đƣợc nâng lên rõ rệt.

- Về điều kiện sinh hoạt: Trong các nhóm hộ thì hộ nghèo có tỷ lệ thấp nhất về điều kiện sinh hoạt, có 53,33% hộ sử dụng điện lưới, 53,33% hộ sử dụng nước sạch và chỉ có 13,33% hộ có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Trong khi đó hộ thoát nghèo có điều kiện sinh hoạt cao hơn với 80% hộ sử dụng điện, 86,67% hộ sử dụng giếng nước sạch và có tới 80% hộ có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

c. Tư liệu sản xuất của hộ

* Tình hình trang bị công cụ, thiết bị sản xuất của hộ

Công cụ lao động là vật dẫn truyền, dùng để tác động lực trực tiếp của con người lên đối tượng lao động trong bất kỳ nền sản xuất nào. Nếu không có công cụ lao động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, sản xuất sẽ diễn ra chậm chạp, hao phí nhiều thời gian và công sức dẫn đến năng suất thấp và hiệu quả kém.

Qua bảng 3.11 dưới đây ta có thể thấy được tình hình trang bị công cụ, thiết bị sản xuất của các nhóm hộ điều tra:

Bảng 3.11: Tình hình trang bị công cụ, thiết bị sản xuất của hộ năm 2017 STT Trang bị công cụ ĐVT Hộ

nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ thoát nghèo

Tính chung

1 Cuốc Cái 1,6 2,3 3,0 2,30

2 Xẻng Cái 1,00 1,27 1,40 1,22

3 Liềm Cái 1,2 1,73 2,06 1,66

4 Dao, quắm Cái 1,13 1,63 2,03 1,60

5 Rổ (thúng) Cái 1,6 2,03 2,37 2,00

6 Cái cày Cái 0,16 0,3 0,53 0,33

7 Bình phun thuốc trừ sâu Cái 0,23 0,3 0,4 0,31

8 Xe cải tiến Cái 0,2 0,5 0,5 0,40

9 Máy bơm nước Cái 0,1 0,4 0,5 0,33

10 Máy tuốt lúa Cái 0,1 0,23 0,3 0,21

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2017) Qua bảng 3.11 ta thấy đƣợc tình hình trang bị công cụ, thiết bị sản xuất của hộ điều tra là còn thấp cả về số lƣợng và chất lƣợng, mặt khác có chiều hướng tăng lên từ các hộ nghèo đến các hộ thoát nghèo.

Tính bình quân chung các hộ điều tra thì một hộ có 0,21 cái máy tuốt lúa; 0,33 cái máy bơm nước; 0,31 bình phun thuốc trừ sâu; 0,40 cái xe cải tiến; 0,33 cái cày; các vật dụng lao động thô sơ khác nhƣ cuốc, xẻng, thúng,

liềm và dao phát thì dao động từ 1 đến 3 cái. Nhìn chung nhóm hộ thoát nghèo có trang bị công cụ sản xuất gấp 2 đến 3 lần so với nhóm hộ nghèo.

Qua số liệu điều tra cho thấy việc trang bị công cụ, thiết bị lao động của các hộ điều tra chủ yếu là công cụ thô sơ, chƣa có máy móc hiện đại phục vụ cho việc sản xuất. Mặt khác do điều kiện địa hình tại huyện Quản Bạ chủ yếu là đồi núi rất khó khăn cho việc áp dụng các máy móc hiện đại vào sản xuất, người dân cũng không có đủ nguồn vốn để trang bị các máy móc hiện đại.

Người dân khi sản xuất thường xuyên phải mượn hàng xóm hay người quen công cụ lao động dẫn đến sản xuất chậm, hiệu quả không cao.

* Tình hình về đất sản xuất của hộ điều tra

Đất đai một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người. Con người tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống. Do vậy đất đai cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói ở nông hộ. Qua bảng 3.12 ta có thể thấy đƣợc một vài nét về đất sản xuất của hộ điều tra nhƣ sau:

Bảng 3.12: Tình hình về đất sản xuất của hộ điều tra theo địa điểm điều tra năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT Hộ

nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ thoát nghèo

Tính chung

Bát Đại Sơn

Tổng diện tích đất Ha 0,508 0,808 1,005 0,77

- Đất SXNN Ha 0,24 0,38 0,42 0,35

- Đất lâm nghiệp Ha 0,25 0,4 0,55 0,40

- Đất NTTS Ha 0,006 0,014 0,02 0,01

- Đất ở Ha 0,012 0,014 0,015 0,01

Một số chỉ tiêu bình quân

- Diện tích đất/khẩu Ha 0,06 0,13 0,22 0,14

- Đất SXNN/khẩu Ha 0,03 0,06 0,09 0,06

- Đất SXNN/LĐ Ha 0,10 0,15 0,17 0,14

Tam Sơn

Tổng diện tích đất Ha 0,65 1,028 1,275 0,98

- Đất SXNN Ha 0,32 0,48 0,53 0,44

- Đất lâm nghiệp Ha 0,3 0,5 0,68 0,49

- Đất NTTS Ha 0,015 0,03 0,045 0,03

- Đất ở Ha 0,015 0,018 0,02 0,02

Một số chỉ tiêu bình quân

- Diện tích đất/khẩu Ha 0,15 0,31 0,28 0,25

- Đất SXNN/khẩu Ha 0,07 0,15 0,12 0,11

- Đất SXNN/LĐ Ha 0,17 0,30 0,27 0,24

Thái An

Tổng diện tích đất Ha 0,527 0,8515 1,22 0,87

- Đất SXNN Ha 0,245 0,385 0,43 0,35

- Đất lâm nghiệp Ha 0,26 0,43 0,58 0,42

- Đất NTTS Ha 0,01 0,02 0,03 0,02

- Đất ở Ha 0,012 0,0165 0,18 0,07

Một số chỉ tiêu bình quân

- Diện tích đất/khẩu Ha 0,07 0,19 0,25 0,17

- Đất SXNN/khẩu Ha 0,03 0,08 0,09 0,07

- Đất SXNN/LĐ Ha 0,10 0,18 0,17 0,15

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2017)

Qua bảng 3.12 ta thấy có sự chênh lệch về diện tích đất sản xuất giữa các nhóm hộ theo từng xã và diện tích đất sản xuất của các hộ điều tra khá ít tổng bình quân diện tích xã Bát Đại Sơn 0,77 ha trong đó 0,35 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp; 0,4 ha diện tích đất lâm nghiệp và 0,01ha diện tích đất nuôi trồng thủy sản. Còn thị trấn Tam Sơn (vùng trung tâm) có diện tích cao hơn với tổng diện tích bình quân là 0,98 ha trong đó 0,44 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp; 0,49 ha diện tích đất lâm nghiệp và 0,03 ha diện tích đất nuôi trồng thủy sản. Qua đây cũng cho ta thấy được chính sách giao đất giao rừng cho người dân còn chƣa đạt hiệu quả khi tỷ lệ đất rừng của huyện Quản Bạ khá lớn nhƣng diện tích rừng của các hộ còn chƣa cao, cần có những giải pháp phù hợp để cải thiện diện tích đất cho các hộ.

* Tình hình vay vốn của hộ

Trong những năm qua chính sách tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đã đƣợc triển khai rất tích cực và đạt hiệu quả đáng kể. Năm 2014 Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân cho vay 16 dự án với số tiền là 1.605 triệu đồng. Năm 2015 Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã giải ngân cho vay đƣợc 389 lƣợt hộ nghèo, hộ cận nghèo với số tiền là 17.213 triệu đồng. Đến năm 2016 Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã giải ngân cho vay vốn cho 4.334 lƣợt hộ nghèo với nguồn kinh phí lên tới 90.000 triệu đồng. Bảng 3.13 là kết quả điều tra về tình hình vay vốn trong 3 năm vừa qua.

Bảng 3.13: Tình hình vay vốn sản xuất của hộ điều tra giai đoạn 2014 - 2016

Năm vay vốn

Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ thoát nghèo Số hộ Số tiền

(tr.đ) Số hộ Số tiền

(tr.đ) Số hộ Số tiền (tr.đ)

2014 3 60 13 390 9 270

2015 4 80 12 480 17 680

2016 23 575 5 200 4 172

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2017)

Qua số liệu điều tra ta thấy bình quân mỗi hộ nghèo vay vốn là 23,83 triệu đồng, hộ cận nghèo vay vốn 35,67 triệu đồng và hộ thoát nghèo là 37,4 triệu đồng. Chính sách tín dụng cho hộ nghèo là chính sách đƣợc triển khai rộng rãi nhất, đáp ứng một lƣợng lớn nhu cầu vốn của hộ nghèo trên địa bàn huyện Quản Bạ, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực, là một trong những điểm sáng trong các chính sách giảm nghèo. Đây cũng là chính sách xây dựng được mối liên kết tốt giữa Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội với các tổ chức đoàn thể và người nghèo, phát huy được tính chủ động, nâng cao trách nhiệm của người nghèo với chính quyền cơ sở thông qua việc giữ mối liên hệ, hướng dẫn làm ăn, đôn đốc giải ngân, thu nợ của ngân hàng…

Qua đây cho thấy đƣợc chính sách tín dụng vẫn còn những hạn chế nhƣ hạn mức cho vay tín dụng còn thấp, lãi suất và thời gian cho vay, hạn mức tối đa cho vay chƣa linh hoạt để tạo điều kiện cho hộ gia đình chủ động thực hiện các giải pháp sinh kế thoát nghèo phù hợp, chủ yếu dựa vào định mức của từng chương trình tín dụng. Ngoài ra việc cho phép một hộ được thụ hưởng cùng một lúc nhiều chính sách tín dụng làm nhu cầu vốn phát sinh ngày một lớn, trong khi nguồn lực có hạn, đồng thời gây khó khăn trong công tác xác định đúng đối tƣợng và quản lý vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, việc xác định đối tƣợng đƣợc thông qua các đơn vị ủy thác là các tổ chức đoàn thể cũng là cách làm đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có thể dẫn đến trùng lặp do họ đồng thời là phụ nữ, là thanh niên và nông dân. Vì vậy, cần có giải pháp phù hợp để hỗ trợ người dân vay vốn phát triển sản xuất một cách hiệu quả hơn.

3.1.3.2. Kết quả sản xuất của hộ

Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ đã đƣợc thực hiện triển khai và đạt đƣợc những kết quả tốt, việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi đã đƣợc quan tâm, điều này đã giúp cho đời sống người dân từng bước được nâng cao, nhiều hộ đã thoát nghèo.

Qua điều tra cho thấy cho thấy năng suất, sản lƣợng các loại cây trồng của hộ điều tra đã từng bước được nâng lên. Đối với cây lúa chỉ đạt trung bình 3,783 tấn/ha (xã Bát Đại Sơn); 4,115 tấn/ha (thị trấn Tam Sơn); 3,903 tấn/ha (xã Thái An), cụ thể các hộ nghèo đạt 3,5 tấn/ha (xã Bát Đại Sơn), đạt 3,81 tấn/ha (thị trấn Tam Sơn), đạt 3,61 tấn/ha (xã Thái An). Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy cũng là nhờ chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi đã nâng cao đƣợc hệ thống dẫn nước tưới tiêu để phục vụ sản xuất giúp năng suất cây trồng tăng lên.

Bên cạnh cây lúa do địa hình phức tạp, chia cắt nhiều nên người dân trồng nhiều cây lương thực hoa màu khác như ngô, mía, sắn… Cây ngô là thế mạnh của huyện Quản Bạ, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với năng suất trung bình 10,827 tấn/ha (xã Bát Đại Sơn); 11,733 tấn/ha (thị trấn Tam Sơn); 11,627 tấn/ha (xã Thái An) và sản lƣợng tăng dần từ nhóm hộ nghèo đến hộ thoát nghèo. Cây ngô được trồng chủ yếu để phục vụ nhu cầu lương thực và chăn nuôi của các hộ gia đình. Do việc diện tích trồng lúa còn hạn chế nên cây ngô là cây trồng chủ đạo và là món ăn chính của người dân.

Về rau các loại, năng suất rau ở nhóm hộ nghèo là 5,707 tấn/ha (xã Bát Đại Sơn); 5,955 tấn/ha (thị trấn Tam Sơn) và 5,803 tấn/ha (xã Thái An). Ở nhóm hộ thoát nghèo là 6,2 tấn/ha (xã Bát Đại Sơn); 6,35 tấn/ha (thị trấn Tam Sơn) và 6,29 tấn/ha (xã Thái An). Đƣợc thiên nhiên ban tặng là nơi có khí hậu thổ nhƣỡng phù hợp với trồng rau củ quả. Với lợi thế rau, củ, quả có thể trồng quanh năm chủ yếu là các loại rau nhƣ bắp cải, cà chua, quả đậu, rau đậu hà lan.... đƣợc bà con nhân dân trồng chăm sóc đảm bảo an toàn thực phẩm vì vậy trên địa bàn huyện Quản Bạ đang có rất nhiều mô hình trồng rau sạch, rau an toàn để phát triển kinh tế nơi đây.

Đặc biệt, huyện Quản Bạ trong những năm gần đây đã chuyển đổi giống cây trồng, ngoài các cây trồng phục vụ cho việc đảm bảo lương thực còn có cây trồng nhằm phát triển kinh tế. Rất nhiều mô hình trồng cây dƣợc liệu đã và đang phát triển cùng với sự hỗ trợ của nhà nước và sự liên kết với công ty DK Pharma nhận thu mua các sản phẩm dƣợc liệu trên địa bàn (chi tiết ở Phụ lục 01, 02, 03).

Nhìn chung năng suất của các loại cây trồng của các hộ sản xuất có chiều hướng tăng lên từ các hộ nghèo đến các hộ thoát nghèo, tuy nhiên vẫn chưa hình thành nhiều mô hình trồng trọt quy mô lớn theo hướng hàng hóa. Kết quả này cũng thể hiện trình độ sản xuất và sự đầu tƣ vào sản xuất trồng trọt của các hộ chƣa mạnh dạn và vẫn chông trờ ở các cấp chính quyền.

b. Số lượng, sản lượng một số loại vật nuôi chủ yếu của hộ điều tra

Các loại vật nuôi chủ yếu tại các hộ điều tra chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt,…nhƣng với tỷ lệ chăn nuôi không cao. Trong đó, nuôi trâu, bò để làm sức kéo là chính. Theo bảng số liệu 3.14 bình quân số con trâu bò ở một hộ là 0,57 con; con lợn là 5,13 con; về gia cầm là 9,51 con và nuôi trồng thủy sản với sản lƣợng trung bình là 36,67kg. Qua đây cho ta thấy đƣợc các nhóm hộ đã dần dần phát triển về quy mô chăn nuôi và sản lƣợng của vật nuôi ngày càng tăng lên. Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.14.

Bảng 3.14: Số lƣợng, sản lƣợng một số loại vật nuôi chủ yếu của hộ điều tra năm 2017

STT Chỉ tiêu ĐVT Hộ

nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ thoát nghèo

Tính chung 1 Chăn nuôi gia súc, gia cầm

1.1 Trâu, bò Con 0,17 0,53 1 0,57

Trọng lƣợng tăng Kg 35 40 60 45

1.2 Lợn Con 3,07 5,83 6,5 5,13

Trọng lƣợng xuất chuồng Kg 40 48 53,5 47,17

Sản lƣợng Kg 122,8 279,84 347,75 250,13

1.3 Gia cầm Con 7,07 9,67 11,80 9,51

Trọng lƣợng xuất bán Kg 2,2 2,7 3 2,63

Sản lƣợng Kg 15,55 26,11 35,4 25,69

2 Nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi trồng Ha 0,002 0,003 0,004 0,003

Sản lƣợng Kg 20 40 50 36,67

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2017)

3.1.3.3. Chi phí sản xuất của hộ

- Về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: Năm 2014 - 2016 huyện Quản Bạ đã tích cực hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất với tổng nguồn kinh phí từ các chương trình là 36.576,92 triệu đồng. Việc hỗ trợ sản xuất đã tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, giảm chi phí, nâng cao thu nhập.

Trong 03 năm vừa qua huyện Quản Bạ đã tích cực thực hiện các chương trình hỗ trợ giống ngô lai, hỗ trợ con giống, hỗ trợ mua phân bón, hỗ trợ làm chuồng trại, hỗ trợ tiêm phòng vacxin cho vật nuôi…đã giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo giảm đƣợc chi phí trong sản xuất. Kết quả đƣợc thể hiện ở Bảng 3.15.

Bảng 3.15: Chi phí sản xuất của hộ điều tra năm 2017

ĐVT: nghìn đồng

Chỉ tiêu

Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ thoát

nghèo Trung bình Giá

trị

Tỷ lệ

(%) Giá trị Tỷ lệ (%)

Giá trị

Tỷ lệ (%)

Giá trị

Tỷ lệ (%) Tổng chi phí sản xuất 17.034 100 31.055 100 36.700 100 28.263 100 1. Chi phí ngành trồng

trọt 8.000 46,96 11.130 35,84 12.310 33,54 10.480 37,08 - Giống 2.230 13,09 3.250 10,47 3.420 9,32 2.967 10,50 - Phân bón 4.680 27,47 6.580 21,19 7.260 19,78 6.173 21,84 - Thuốc bảo vệ thực vật 470 2,76 500 1,61 650 1,77 540 1,91 - Chi phí khác 620 3,64 800 2,58 980 2,67 800 2,83 2. Chi phí ngành chăn

nuôi 5.890 34,58 18.475 59,49 22.770 62,04 15.712 55,59 - Giống 1.810 10,63 6.965 22,43 8.120 22,13 5.632 19,93 - Thức ăn 2.980 17,49 9.680 31,17 10.200 27,79 7.620 26,96

- Thú y 680 3,99 850 2,74 1.600 4,36 1.043 3,69

- Chi phí khác 420 2,47 980 3,16 1.230 3,35 877 3,10 3. Chi phí lãi vay 1.100 6,46 60 4,67 1.620 4,41 1.390 4,92

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2017)

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện quản bạ tỉnh hà giang (Trang 67 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)