Chương I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
2.3. Các tác động môi trường khác
- Tia X hay Xquang từ phòng chụp Xquang.
- Tiếng ồn phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện chủ yếu từ các phương tiện giao thông, máy phát điện, máy bơm nước... và tiếng ồn phát sinh tại các khu vực khám và các phòng điều trị của bệnh nhân.
2.4. Các công trình và biện pháp BVMT của dự án 2.4.1. Các công trình BVMT đối với nước thải
* Giai đoạn xây dựng, cải tạo:
- Nước thải từ quá trình xây dựng sẽ được dẫn về bể lắng là bể nhựa HDPE di động, có thể tích 0,3 m3. Tại bể lắng này nước thải sẽ được lắng cặn đất cát xuống đáy bể, phần nước trong bên trên sẽ được lọc qua tấm vải địa kỹ thuật đặt tại cửa thoát nước của bể lắng, sau đó sẽ được đưa đi tái sử dụng mà không thải ra môi trường. Phần đất, cát lắng tại đáy bể sẽ được nạo vét, sau đó tái sử dụng để làm nguyên liệu xây dựng.
- Nước thải sinh hoạt: thu gom, xử lý tại hệ thống xử lý nước thải hiện có của bệnh viện.
* Giai đoạn vận hành:
- Nước mưa chảy tràn: Thu gom bằng các rãnh thoát nước kích thước BxH = 60 x 70 (cm), chiều dài toàn bộ rãnh thoát nước mưa ra đến nguồn tiếp nhận nước mưa chảy tràn của Bệnh viện (sông 224) là 600 m. Trên toàn bộ chiều dài rãnh thoát nước mưa có 25 hố ga, mỗi hố ga cách nhau 24 m.
+ Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại (12 bể tự hoại đặt dưới các nhà vệ sinh tại các khu nhà: bể tự hoại loại nhỏ có kích thước 04 m3 (chủ yếu là tại các nhà vệ sinh cá nhân) và bể tự hoại loại to có kích thước 12 m3 (tại các nhà vệ sinh chung). Tổng thể tích các bể tự hoại của toàn bệnh viện là 112 m3). Nước thải từ khu vực nhà ăn được thu gom, chảy qua song chắn rác để tách bỏ rác thải có kích thước lớn như vẩn rác, cọng rau, thức ăn thừa … sau đó theo đường ống dẫn thoát nước chảy về trạm xử lý nước thải tập trung của Bệnh viện. Hệ thống đường ống thu gom là đường ống UPVC-D200, i = 0,5%, tổng chiều dài L = 516 m. Trên toàn bộ chiều dài đường ống dẫn nước thải có 30 hố ga.
+ Nước thải từ các khu khám chữa bệnh cùng với nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý tại Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 150 m3/ngày đêm của bệnh viện.
Quy trình công nghệ xử lý: Nước thải → Hố ga thu nước thải đầu vào (0,896 m3)
→ Bể thu gom (điều hòa) (152,25 m3)→ Thiết bị hợp khối AAO Nhật Bản (154,24 m3)
→ Hố ga thu nước thải đầu ra (0,72 m3 ) → Hệ thống thoát nước của khu dân cư.
Nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT (cột A giá trị Cmax): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
Bệnh viện đã được UBND tỉnh cho phép xả vào hệ thống thoát nước thải chung của của khu dân cư thôn Thanh cách, xã Minh Khai tại tọa độ XB(m): 2277050,01;
Yb(m): 576933,39 theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 23/GP-UBND ngày 05/9/2019 của UBND tỉnh Thái Bình.
2.4.2. Các công trình BVMT đối với khí thải
* Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, phá dỡ công trình cũ và thi công xây dựng:
- Không tập kết nguyên liệu thi công gần các khu vực đi lại, gần các khu vực khám, điều trị bệnh của Bệnh viện.
- Có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư hợp lý, hạn chế việc tập kết vật tư tập trung vào cùng một thời điểm với khối lượng lớn.
- Phương tiện vận chuyển vật liệu và chất thải rắn xây dựng phải được che chắn cẩn thận, tránh làm rơi vãi ra tuyến đường vận chuyển và phát tán bụi ra môi trường xung quanh.
* Giai đoạn vận hành:
Phân luồng và kiểm soát giao thông nội bộ; định kỳ bảo dưỡng phương tiện vận chuyển; vệ sinh, tưới nước đường giao thông nội bộ; hệ thống thu gom nước thải được
xây dựng kín, thường xuyên duy tu, bảo dưỡng thiết bị trạm xử lý nước thải, vệ sinh công nghiệp giảm thiểu phát sinh mùi; trồng cây xanh xung quanh dự án.
2.4.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải
* Giai đoạn xây dựng, cải tạo
- Chất thải xây dựng phát sinh với khối lượng rất nhỏ như: cát, đá thừa sẽ được tái sử dụng ngay khi phát sinh để san lấp mặt bằng một số khu vực sân đường của bệnh viện, phần còn lại không tái sử dụng được sẽ được thu gom xử lý cùng với rác thải sinh hoạt.
- CTR sinh hoạt được thu gom xử lý cùng với CTR sinh hoạt của Bệnh viện.
* Giai đoạn vận hành:
Khu lưu giữ chất thải tập trung chia làm 02 khu riêng biệt, cụ thể:
- Chất thải rắn y tế thông thường được thu gom về khu lưu giữ có diện tích 20 m2 (Kích thước 5m x 4m). Bệnh viện hợp đồng với công ty CP công nghệ môi trường An Sinh (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) để thu gom, xử lý;
- Chất thải y tế nguy hại thu gom về khu lưu giữ có diện tích 20 m2 (Kích thước 5m x 4m) đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT. Bệnh viện hợp đồng với công ty CP công nghệ môi trường An Sinh (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) để thu gom, xử lý;
- CTR sinh hoạt: đã ký hợp đồng với UBND xã Minh Khai, huyện Hưng Hà theo Hợp đồng số 01/HĐVCXLRTSH/2020 ngày 01/01/2020 để vận chuyển, xử lý.
2.4.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải
* Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, phá dỡ công trình cũ và thi công xây dựng:
- Kiểm tra mức ồn, độ rung trong quá trình xây dựng từ đó đề ra lịch thi công phù hợp để đạt mức ồn, rung đạt tiêu chuẩn cho phép;
- Không thi công các hạng mục gây ồn (như đóng cọc, cắt vật liệu xây dựng…) vào ban đêm để tránh ồn cho khu vực lân cận;
- Thường xuyên kiểm tra độ mòn chi tiết máy móc, thiết bị thi công; bôi dầu mỡ cho các hệ thống máy móc, thiết bị động cơ để giảm thiểu tiếng ồn và rung động;
- Không sử dụng cùng một lúc trên công trường nhiều phương tiện giao thông và máy móc thiết bị thi công có độ gây ồn lớn để tránh tác động cộng hưởng của tiếng ồn;
- Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động để chống tiếng ồn như nút bịt tai... cho công nhân ở những nơi có độ ồn cao;
- Các thiết bị gây rung sẽ được lắp đặt trên đệm cao su và lò xo chống rung sao cho độ rung được giảm tối thiểu.
* Giai đoạn vận hành:
- Yêu cầu các phương tiện ra vào bệnh viện phải xuống xe, tắt máy và bố trí lán trông giữ xe ngay tại khu vực cổng ra vào chính của bệnh viện để tránh gây tiếng ồn lớn đến khu vực KCB tại bệnh viện.
- Phòng X.quang của Bệnh viện đã được xây dựng tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4470-1995 (mục 4.42 - 4.46) và TCVN 6561-1999. Cán bộ và bệnh nhân thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo hộ lao động và nội quy an toàn trong quá trình vận hành máy.
2.4.5. Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố có thể xảy ra
* Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, phá dỡ công trình cũ và thi công xây dựng:
- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết cho công nhân đảm bảo chất lượng và đúng quy cách (găng tay, khẩu trang, giầy, ủng, kính đeo mắt...).
- Cần tuyệt đối tuân thủ các quy định, quy phạm về sử dụng, vận hành, bảo quản máy móc thiết bị tại công trường. Việc bảo quản, vận chuyển các loại vật tư, máy móc thiết bị, đặc biệt là phương tiện xe cơ giới, được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Đảm bảo khoảng cách an toàn cần thiết giữa các thiết bị với nhau và giữa thiết bị với con người.
- Thi công theo thiết kế được duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.
* Giai đoạn vận hành:
- Đối với hệ thống xử lý nước thải: Khi có sự cố xảy ra với hệ thống xử lý nước thải, bệnh viện sẽ tạm dừng hệ thống, lưu chứa nước thải trong các bể của hệ thống xử lý hoặc bơm xả ra các bể bạt di động thể tích 10 m3/bể (nếu cần thiết) để tiến hành khắc phục sự cố kịp thời; không xả nước thải chưa xử lý ra ngoài môi trường.
- Đối với các sự cố cháy nổ, sự cố về điện, phòng chống sét đánh:
+ Mỗi khu nhà đều bố trí các bình khí CO2, bình bọt chữa cháy theo quy định;
thiết bị PCCC đặt ở nơi dễ quan sát và sử dụng;
+ Hệ thống bơm cứu hoả được bố trí cạnh bể nước, gần lối thang bộ, thuận tiện cho việc quản lý, vận hành;
+ Tất cả các vị trí sân bãi nội bộ thuận tiện bố trí các trụ cấp nước chữa cháy cho xe cứu hoả;
+ Thành lập đội xung kích PCCC và có chương trình thực tập thường xuyên theo hướng dẫn của Công an PCCC;
+ Khi phát hiện sự cố cháy ở một phòng bất kỳ, lực lượng PCCC của bệnh viện căn cứ vào tính chất của đám cháy và tính năng của bình chữa cháy (dạng bột, dạng
khí…) đã được lắp đặt ở hành lang các tầng, phun vào vị trí cháy để dập tắt đám cháy.
Trong trường hợp khẩn cấp, bệnh viện thông báo cho lực lượng PCCC gần nhất của địa phương tới ứng cứu kịp thời;
+ Thường xuyên kiểm tra các thiết bị phụ tải điện:
+ Các hệ thống, thiết bị sử dụng điện trước khi vận hành phải được kiểm tra các thông số kỹ thuật về điện, tình trạng của các thiết bị phụ tải điện bên trong.
+ Xây dựng hệ thống chống sét, đáp ứng các tiêu chuẩn: TCN68-140:1995;
TCN68-167:1997; TCN68-174:2006.
2.5. Danh mục công trình BVMT chính của dự án
- Hệ thống thu gom, thoát nước thải chiều dài 516 m và trạm XLNT của dự án công suất 150 m3/ngày đêm. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT Cột A.
- Khu lưu giữ CTR y tế thông thường diện tích 20 m2 và khu lưu giữ chất thải y tế nguy hại diện tích 20 m2.
2.6. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án:
2.6.1. Giám sát môi trường giai đoạn xây dựng
a. Giám sát chất thải rắn: giám sát toàn bộ lượng CTR sinh hoạt và xây dựng phát sinh trong suốt quá trình thi công.
b. Giám sát môi trường không khí xung quanh:
- Số điểm quan trắc: 04 điểm
- Vị trí quan trắc: Xung quanh khu vực thi công xây dựng.
- Tần suất quan trắc: 06 tháng/lần.
- Thông số quan trắc, phân tích: Tiếng ồn, Tổng bụi lơ lửng, SO2, CO, NO2. - Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
Công nhân xây dựng sử dụng chung nhà vệ sinh hiện có của bệnh viện nên kiến nghị không thực hiện quan trắc nước thải trong giai đoạn thi công xây dựng.
2.6.2. Giám sát trong giai đoạn vận hành dự án:
a. Giám sát nước thải:
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần và kiểm tra đột xuất khi có sự cố.
- Số điểm giám sát: 02 điểm.
- Vị trí giám sát:
+ Nước thải y tế trước khi xử lý lấy tại hố thu gom nước thải của hệ thống XLNT.
+ Nước thải sau xử lý tại cửa xả nước thải ra môi trường.
- Thông số quan trắc: pH; BOD5; COD; TSS; S2-; NH4+; NO3-; PO43-; dầu mỡ động thực vật; Coliforms; Salmonella; Shigella; Vibrio Cholerae.
Do bệnh viện sử dụng máy chụp Xquang kỹ thuật số tự động, không sử dụng hóa chất trong quá trình rửa phim; nên kiến nghị không quan trắc các thông số tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ phóng xạ β trong nước thải.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 28:2010/BTNMT (cột A giá trị Cmax): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế. Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi xả vào các nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
b. Giám sát và quản lý CTR thông thường, chất thải nguy hại
- Giám sát bùn thải: Thông số giám sát (As, Ba, Ag, Cd, Pb, Co, Zn, Ni, Se, Hg, Cr6+, CN-, tổng dầu, Phenol, Benzen). Quy chuẩn so sánh theo QCVN 50:2013/BTNMT.
- Giám sát chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại về tổng lượng, quá trình thu gom, lưu giữ, vận chuyển xử lý.
2.7. Cam kết của chủ dự án
Bệnh viện đa khoa Hưng Hà cam kết thực hiện nghiêm chỉnh chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong Chương 5; thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại mục 6.2.3 chương 6 của báo cáo ĐTM;
tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến giai đoạn xây dựng và hoạt động của bệnh viện, gồm:
1/ Cam kết về các giải pháp, biện pháp xử lý chất thải đảm bảo Quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành:
- Chất lượng nước thải sau xử lý của bệnh viện đảm bảo QCVN 28:2010/BTNMT (cột A giá trị Cmax);
- Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế của bệnh viện tuân thủ theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.
2/ Cam kết thực hiện các báo cáo môi trường định kỳ gửi đến các cơ quan chức năng theo đúng quy định của pháp luật.
3/ Cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra trong quá trình hoạt động của bệnh viện.