Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí

Một phần của tài liệu ĐTM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HƯNG HÀ (Trang 51 - 58)

Chương II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG

2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT KHU VỰC

2.2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí

Để đánh hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án, đơn vị tư vấn tiến hành quan trắc các thành phần môi trường đất, nước, không khí trong 03 đợt khảo sát; kết quả phân tích cụ thể như sau:

2.2.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường đất

Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất do đơn vị tư vấn quan trắc tại khu vực Bệnh viện như sau:

- Số lượng: 03 mẫu.

- Ngày quan trắc: 19/11/2020.

- Ngày phân tích: 19 - 25/11/2020.

- Kết quả phân tích:

Bảng 2.5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất

TT Thông số

phân tích ĐVT Kết quả phân tích QCVN 03-

MT:2015/BTNMT

Đ1 Đ2 Đ3

01 As mg/kg

đất khô 13,47 12,96 15,88 15

02 Cd 1,88 2,06 2,38 1,5

03 Pb 84,89 85,68 89,92 70

04 Cu 90,04 93,15 95,36 100

05 Zn 202,45 205,58 207,67 200 Ghi chú:

Đ1: Mẫu đất lấy tại góc phía Đông Bắc của dự án lúc 08h00'.

Đ2: Mẫu đất lấy tại góc phía Đông Nam của dự án lúc 08h30'.

Đ3: Mẫu đất lấy tại góc phía Tây Bắc của dự án lúc 09h00' ngày 19/11/2020.

QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất (đất thương mại, dịch vụ).

Nhận xét:

Từ kết quả phân tích trên so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT cho thấy: các thông số phân tích kim loại nặng của cả 03 mẫu Đ1, Đ2 và Đ3 đều có giá trị thấp hơn giới hạn cho phép so với giới hạn quy chuẩn về hàm lượng một số kim loại nặng trong đất thương mại, dịch vụ.

2.2.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt

Qua khảo sát thực tế, đơn vị tư vấn tiến hành lấy mẫu nước mặt tại sông 224 giáp bệnh viện là nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng của dự án.

- Số lượng: 03 mẫu.

- Ngày quan trắc: 19 + 20/11/2020.

- Ngày phân tích: 19 - 25/11/2020.

- Kết quả phân tích:

Bảng 2.6. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông 224

TT Thông số

phân tích ĐVT

Kết quả phân tích QCVN 08- MT:2015/BTNMT

(Cột B1)

NM1 NM2 NM3

01 pH 7,1 7,3 7,0 5,5 - 9

02 BOD5 mg/l 13 10 11 15

03 COD mg/l 30 25 28 30

04 DO mg/l 5,7 6,0 5,2 ≥ 4

05 TSS mg/l 42 50 47 50

06 NH4+ mg/l 0,784 0,864 0,833 0,9

07 NO3- mg/l 3,14 3,67 3,24 10

08 PO43- mg/l 0,226 0,248 0,276 0,3

09 Chất hoạt

động bề mặt mg/l 0,07 0,08 0,09 0,4

10 Coliform MPN/ 7,4 x 103 7 x 103 6,1 x 103 7.500

100ml Ghi chú:

NM1: Mẫu nước mặt sông 224 (giáp Bệnh viện) lấy lúc 09h00’ ngày 19/11/2020;

NM2: Mẫu nước mặt sông 224 (giáp Bệnh viện) lấy lúc 14h30’ ngày 19/11/2020;

NM3: Mẫu nước mặt sông 224 (giáp Bệnh viện) lấy lúc 09h30’ ngày 20/11/2020;

QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

Nhận xét:

Kết quả phân tích mẫu nước mặt sông 224 tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau cho tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08- MT:2015/BTNMT (cột B1). Điều đó chứng tỏ nước sông 224 đoạn chảy qua gần khu vực Bệnh viện vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc mục đích khác với chất lượng nước thấp.

* Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông 224 đoạn chạy qua gần khu vực Bệnh viện:

Do nguồn nước sông 224 đoạn chạy qua gần khu vực dự án được sử dụng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi nên giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nguồn nước được so sánh với cột B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT

Phương pháp đánh giá được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017:

- Xác định tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt. Ltđ = Cqc x Qs x 86,4. Trong đó:

+ Cqc: Giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo QCVN 08- MT:2015/BTNMT cột B1.

+ Qs: Lưu lượng dòng chảy tối thiểu (m/s) (Qs= 2,5 m3/s - Theo số liệu do Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình cung cấp, lưu lượng tháng nhỏ nhất là 2,5 m3/s, lưu lượng trung bình của ba tháng nhỏ nhất là 4,25 m3/s, do vậy lấy Qs = 2,5 m3/s);

+ 86,4: Là hệ số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính là mg/l, m3/s thành đơn vị tính là kg/ngày);

- Xác định tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước:

Lnn = Cnn x Qs x 86,4. Trong đó:

+ Cnn: Kết quả phân tích chất lượng nước có dòng chảy tối thiểu (mẫu nước mặt NM1 lấy tại sông 224 vào tháng 11/2020 tức là vào cuối mùa kiệt, khi đó nguồn nước sông 224 có dòng chảy tối thiểu);

- Xác định tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải: Lt = Ct x Qt x 86,4. Trong đó:

+ Ct: Là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nước thải y tế (mg/l) sau xử lý của Bệnh (lấy giá trị theo mẫu phân tích nước thải NT2 của Bệnh viện vào ngày 19/11/2020);

+ Qt: Là lưu lượng nước thải lớn nhất của Bệnh viện, lấy theo công suất của trạm XLNT hiện có là Qt= 150 m3/ngày.đêm = 6,25 m3/h = 1,74.10-3 m3/s.

- Khả năng tiếp nhận đối với từng thông số: Ltn = (Ltđ – Lnn – Lt) x Fs. Trong đó:

+ Fs: Hệ số an toàn, được xem xét, lựa chọn trong khoảng 0,3 đến 0,7 (chọn Fs

= 0,4)

Căn cứ công thức đánh giá trên thì khả năng nhận thải tối đa của sông 224, khu vực tiếp nhận nước thải của Bệnh viện đối với các chất ô nhiễm được thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 2.7: Tính toán khả năng nhận thải tối đa của sông 224 đoạn chạy qua gần khu vực Bệnh viện

Thông số BOD5 TSS NH4+ NO3- PO43-

Cqc 15 50 0,9 10 0,3

Qs 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5

Cnn 13 42 0,784 3,14 0,226

Ct 26 22 4,0 26,14 1,32

Qt 1,74x10-3 1,74x10-3 1,74x10-3 1,74x10-3 1,74x10-3

Ltđ 3.240 10.800 194,4 2.160 64,8

Lnn 2.808 9.072 169,34 678,24 48,8

Lt 3,9 3,3 0,60 3,93 0,2

Ltn 431,1 1.724,7 24,46 1.477,86 15,8

Qua kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy giá trị Ltn của các thông số ô nhiễm đều > 0 chứng tỏ sông 224 đoạn chạy qua gần khu vực Bệnh viện - nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng của Dự án vẫn còn có khả năng tiếp nhận đối với các thông số:

TSS, BOD5, NH4+, NO3-, PO43-. Như vậy khi Dự án đi vào vận hành vẫn có thể xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận cuối cùng là nước sông 224, với điều kiện trạm xử lý nước thải tập trung được duy trì vận hành đạt hiệu quả và đạt yêu cầu theo các quy định hiện hành.

2.2.2.3. Hiện trạng môi trường không khí xung quanh

- Số lượng mẫu: 06 mẫu.

- Ngày quan trắc: 19+20/11/2020.

- Ngày phân tích: 19-25/11/2020.

- Kết quả phân tích:

Bảng 2.8. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh

TT Thông số

phân tích Đơn vị KẾT QUẢ PHÂN TÍCH QCVN

05:2013/BTNMT

KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6

01 SO2 àg/m3 43 32 40 34 35 30 350

02 CO àg/m3 4.400 3.300 4.300 3.600 4.000 3.400 30.000

03 NO2 àg/m3 32 25 30 25 28 22 200

04 Tổng bụi lơ lửng àg/m3 214 190 230 200 220 187 300

05 Tiếng ồn dBA 62 54 62 55 60 54 55(1)

Ghi chú:

KK1: Mẫu lấy tại góc phía Đông Nam của dự án từ 08h30' đến 09h30' ngày 20/5/2020;

KK2: Mẫu lấy tại góc phía Tây Bắc của dự án từ 08h45’ đến 09h45’ ngày 20/5/2020;

KK3: Mẫu lấy tại góc phía Đông Nam của dự án từ 08h15' đến 09h15' ngày 21/5/2020;

KK4: Mẫu lấy tại góc phía Tây Bắc của dự án từ 08h30’ đến 09h30’ ngày 21/5/2020;

KK5: Mẫu lấy tại góc phía Đông Nam của dự án từ 13h40' đến 14h40' ngày 21/5/2020;

KK6: Mẫu lấy tại góc phía Tây Bắc của dự án từ 14h00’ đến 15h00’ ngày 21/5/2020.

QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ).

(1)QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (khu vực đặc biệt từ 6h - 21h).

Nhận xét:

- Tại thời điểm khảo sát ở tất cả các vị trí nồng độ bụi, các khí CO, SO2, NO2 đều thấp hơn giới hạn quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT.

- Tiếng ồn đo được ở các vị trí này đều vượt nhẹ so với giới hạn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT do khu vực bệnh viện giáp với đường trục huyện có mật độ xe cộ đi lại tương đối lớn.

2.2.2.4. Đánh giá sơ bộ sức chịu tải môi trường.

Thông qua kết quả quan trắc môi trường nền và quá trình khảo sát hiện trạng tại khu vực dự án cho thấy:

- Chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực Bệnh viện còn khá tốt.

Biểu hiện: Nồng độ bụi, các khí CO, SO2, NO2 đều thấp hơn nhiều lần so với QCVN 05:2013/BTNMT. Tiếng ồn phía trước cổng Bệnh viện vượt nhẹ so với QCVN 26:2010/BTNMT.

- Chất lượng môi trường đất còn khá tốt. Các thông số phân tích gồm: Cu; Pb;

Zn; Cd; As đều có giá trị thấp hơn so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT.

- Chất lượng nước mặt khu vực dự án vẫn còn khá tốt.

Đánh giá sơ bộ khi Bệnh viện triển khai nâng cấp và đi vào hoạt động, môi trường đất, nước và không khí vẫn đủ khả năng chịu tải khi khi nâng cấp bệnh viện với điều kiện Bệnh viện phải đảm bảo xử lý chất lượng các nguồn phát thải đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường quy định.

2.2.2.5. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm môi trường tự nhiên và KT - XH khu vực dự án.

* Tính phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên:

- Khu vực Bệnh viện không nằm trong vùng nhạy cảm về môi trường, không có các công trình di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo cần bảo vệ nghiêm ngặt.

- Qua kết quả phân tích hiện trạng môi trường khu vực dự án nhận thấy nhận thấy môi trường nền khu vực Bệnh viện có chất lượng tốt, chưa bị tác động bởi các tác nhân ô nhiễm, đây là yếu tố phù hợp khi Bệnh viện tiếp tục triển khai nâng quy mô giường bệnh. Môi trường nước mặt sông 224, nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng của dự án vẫn còn khả năng tiếp nhận nước thải.

- Khi thực hiện Dự án nâng quy mô công suất của bệnh viện không phải tiến hành xây dựng các công trình lớn, chỉ cải tạo, sửa chữa các công trình hiện có của bệnh viện nên hầu như không có tác động lớn đến các công trình nhà dân và công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội khác trong khu vực.

* Tính phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội khu vực:

- Như đã phân tích ở chương I, việc thực hiện Dự án là phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới KCB tỉnh Thái Bình đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND tỉnh Thái Bình.

- Có vị trí tiếp giáp với các khu dân cư hiện có, nằm gần các trường học, trụ sở UBND xã và giáp các tuyến đường giao thông đô thị; có vị trí rất thuận lợi về vị trí địa lý và mối liên hệ giao thông nên rất thuận tiện cho công tác khám chữa bệnh cho người dân trong khu vực.

Đỏnh giỏ:

Với phần lớn các ưu điểm như trên có thể đánh giá vị trí thực hiện Dự án phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên cũng như các điều kiện KT-XH của địa phương.

Một phần của tài liệu ĐTM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HƯNG HÀ (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w