Chương III: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BVMT TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH
3.2.2. Các công trình, biện pháp BVMT đề xuất thực hiện
3.2.2.3. Các biện pháp giảm thiểu các tác động do những rủi ro, sự cố môi trường
(1). Công tác phòng cháy chữa cháy:
Cháy nổ là một trong những sự cố tiềm tàng cao, có thể gây thiệt hại về người và mức độ thiệt hại là không thể lường trước trong quá trình hoạt động của bệnh viện.
Bệnh viện cam kết thực hiện các giải pháp phòng chống cháy nổ trong suốt quá trình hoạt động.
- Phòng cháy: Hệ thống PCCC của bệnh viện được thiết kế theo quy định công trình có độ chịu lửa bậc II và đảm bảo các tiêu chuẩn về PCCC: TCVN 2622-1995; hệ thống báo cháy đạt yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 5738-1993; Kỹ thuật PCCC đảm bảo TCXD - NXB xây dựng 2001.
Các giải pháp PCCC được thực hiện như sau:
+ Tất cả các phòng (phòng hội trường, phòng kho, phòng làm việc, phòng ôxy, phòng đặt máy phát điện...) và hành lang đều được bố trí hệ thống báo cháy, báo khói tự động và các băng tiêu lệnh hướng dẫn PCCC.
+ Bố trí hệ thống nội bộ mỗi nhà rõ ràng, hợp lý, có tính định hướng đảm bảo khoảng cách thang bộ thoát người, bố trí không quá 25m.
+ Mỗi khu nhà đều bố trí các bình khí CO2, bình bọt chữa cháy theo quy định PCCC đặt ở nơi dễ quan sát và sử dụng.
+ Bể nước cứu hỏa thể tích 30 m3 đảm bảo cấp nước chữa cháy theo thời gian yêu cầu.
+ Hệ thống bơm cứu hoả được bố trí cạnh bể nước, gần lối thang bộ, thuận tiện cho việc quản lý, vận hành.
+ Tất cả các vị trí sân bãi nội bộ thuận tiện bố trí các trụ cấp nước chữa cháy cho xe cứu hoả.
+ Vật liệu sử dụng của bệnh viện cũng được nghiên cứu, lựa chọn có tính chịu nhiệt chống cháy. Hệ thống cáp điện, cáp mạng đều bố trí trong các hộp kỹ thuật kín đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.
+ Thành lập đội xung kích PCCC và có chương trình thực tập thường xuyên theo hướng dẫn của Công an PCCC;
- Chữa cháy:
+ Khi phát hiện sự cố cháy ở một phòng bất kỳ, lực lượng PCCC của bệnh viện căn cứ vào tính chất của đám cháy và tính năng của bình chữa cháy (dạng bột, dạng khí…) đã được lắp đặt ở hành lang các tầng, phun vào vị trí cháy để dập tắt đám cháy;
+ Trường hợp phát hiện chậm, đám cháy đã lan ra với quy mô lớn thì lực lượng PCCC phải sử dụng họng nước chữa cháy hoặc bình chứa khí CO2, bình bột bằng cách ấn nút kích hoạt hệ thống chữa cháy bán tự động CO2 đặt ở ngoài phòng. Việc dùng nước để chữa cháy chỉ áp dụng khi các biện pháp khác không có hiệu quả. Nguyên tắc khi dùng nước chữa cháy của hệ thống hộp chữa cháy ở các tầng là phải cắt điện ngay khu vực cháy trước khi phun nước;
+ Trong trường hợp khẩn cấp, bệnh viện thông báo cho lực lượng PCCC gần nhất của địa phương tới ứng cứu kịp thời.
- Hệ thống PCCC của bệnh viện: Hệ thống báo cháy tự động và hệ thống chữa cháy.
+ Hệ thống báo cháy tự động:
Được lắp các đầu báo cháy khói và nhiệt tại các phòng làm việc, kho tài liệu có tác nhân phát sinh cháy là gỗ, giấy, thiết bị điện. Hệ thống gồm trung tâm báo cháy 30 kênh, đầu báo cháy khói, nhiệt, chuông báo, nút ấn báo cháy...
Chọn thiết bị báo cháy tự động công nghệ châu Á, thiết bị hiện đại phù hợp với khí hậu Việt Nam.
+ Hệ thống chữa cháy: Là hệ thống nước áp lực cao được duy trì thường xuyên.
- An toàn về điện:
+ Ngoài các biện pháp tổ chức và quản lý, cần phân công cán bộ có đầy đủ chuyên môn phụ trách kỹ thuật vận hành các hệ thống điện và các biện pháp an toàn về điện bên trong bệnh viện;
+ Thường xuyên kiểm tra các thiết bị phụ tải điện:
Hệ thống đường dây từ trạm biến áp đến các phụ tải.
Độ cách điện của các phụ tải.
Tình trạng của các hệ thống bao che an toàn thiết bị điện.
Hệ thống nối không, nối đất và các thiết bị ngắt mạch bảo vệ.
+ Các hệ thống, thiết bị sử dụng điện trước khi vận hành phải được kiểm tra các thông số kỹ thuật về điện, tình trạng của các thiết bị phụ tải điện bên trong.
(2). Phương án phòng chống sét:
Phòng chống sét đánh thẳng gây cháy nổ và thiệt hại các công trình của bệnh viện, phương án phòng chống sét đánh như sau:
- Xây dựng hệ thống chống sét, đáp ứng các tiêu chuẩn: TCN68-140:1995;
TCN68-167:1997; TCN68-174:2006.
- Sử dụng cột thu lôi đối với các công trình cao tần để thu hồi sét. Các dây dẫn thu sét đều được tiếp đất.
(3). Phương án an toàn lao động:
Để đảm bảo sức khỏe cho CBCNV, bệnh viện sẽ duy trì và tăng cường thực hiện các biện pháp sau:
- Bệnh viện thực hiện chương trình kiểm tra và giám sát sức khỏe định kì cho CBNV nhằm phát hiện kịp thời các bệnh nghề nghiệp để có phương án phòng và chữa bệnh.
- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và y tế cho toàn bộ CBNV, đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác bảo hộ lao động cho CBNV:
+ Đối với các bác sỹ, y tá khi làm việc đều phải mặc áo blue, đeo găng tay, khẩu trang, đặc biệt làm việc tại các phòng mổ đảm bảo môi trường tiệt trùng triệt để;
+ Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
- Công tác phòng chống dịch:
+ Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp để phòng ngừa, phát hiện sớm, ngăn chặn và xử lý kịp thời, kiên quyết không để dịch xâm nhập, lây lan trong cộng đồng;
+ Vệ sinh buồng bệnh, khoa phòng, khuôn viên và các khu lưu giữ, thu gom chất thải của bệnh viện;
+ Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về các biểu hiện của bệnh, đường lây nhiễm, cách phòng tránh dịch cúm A (H5N1, H1N1), dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả, dịch liên cầu lợn ở người...vv. Đồng thời vận động mọi người tích cực tham gia việc phòng, chống dịch cho chính bản thân, cho gia đình và cộng đồng, thực hiện "ăn chín, uống sôi" để phòng tránh dịch tiêu chảy cấp và một số bệnh mùa hè khác;
+ Tổ chức tốt việc giám sát, phát hiện kịp thời người nhiễm bệnh, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn để xử lý triệt để, cách ly và điều trị kịp thời người nhiễm bệnh.
- Khi có dịch xảy ra:
Trong trường hợp có xuất hiện dịch bệnh (H5N1, H1N1, cúm A, tay chân miệng, dịch tả… ), bệnh viện sẽ thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự phát tán, lây lan dịch bệnh ra khu vực dân cư lân cận.
+ Thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch;
+ Cư trú khu vực có dịch bệnh và không có dịch bệnh;
+ Theo dõi, giám sát diễn biến dịch;
+ Phun các hóa chất khử trùng và tiệt trùng;
+ Có thông báo và hướng dẫn CBCNV làm việc tại bệnh viện, các bệnh nhân KCB và người nhà bệnh nhân… tránh được các lây nhiễm.
(4). Đối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải:
(a). Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố:
Nhân viên được phân công phụ trách vận hành hệ thống XLNT phải được tập huấn, chuyển giao công nghệ, hàng ngày ghi chép đầy đủ hoạt động của hệ thống vào sổ theo dõi, nắm được những sự cố hỏng hóc thông thường và khi có sự cố nhỏ xảy ra phải có khả năng tự khắc phục; nếu gặp sự cố hỏng hóc vượt quá khả năng khắc phục thì phải báo cáo lãnh đạo bệnh viện kịp thời để sớm đưa ra biện pháp khắc phục trong vòng 24 giờ.
- Máy thổi khí: Trong quá trình thổi khí người vận hành cần chú ý tới các van khí vào bể. Thường xuyên định kỳ bổ sung dầu tránh hết dầu gây cháy máy.
- Máy bơm nước thải: Khi bơm hoạt động cần mở van thoát đầu đẩy của bơm, trước khi bật công tác bơm. Thường xuyên kiểm tra không để chất xơ bám kín lỗ bơm.
Khi máy bơm hoạt động nhưng không lên nước thì cần kiểm tra các nguyên nhân sau:
+ Nguồn cung cấp điện có bình thường không?
+ Cánh bơm có bị chèn ép bởi các vật thể lạ không?
Khi bơm có tiếng kêu lạ cũng cần ngừng bơm lập tức và tìm ra nguyên nhân để khắc phục sự cố.
- Máy bơm bùn: Tất cả các ngăn bùn luôn phải để bùn bơm vào đầy ở thiết bị.
Không được để khô các ngăn trên dễ gây tắc đường ống của bơm bùn.
(b). Khi hệ thống có sự cố:
Bệnh viện có các biện pháp ứng phó sự cố kịp thời:
- Dừng ngay việc vận hành hệ thống; thông báo tới CBCNV, bệnh nhân và người nhà chăm sóc bệnh nhân hạn chế làm phát sinh nước thải trong toàn bệnh viện để kiểm tra hệ thống;
- Nước thải sẽ được lưu chứa trong hố ga thu nước thải đầu vào và bể gom nước thải có tổng thể tích khoảng 153 m3 để chờ khắc phục sự cố trong vòng 24 giờ;
- Đặc trưng nước thải y tế của bệnh viện có chứa hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao;
được thải ra với lượng lớn và liên tục. Do vậy, nếu trong 24h bệnh viện vẫn chưa có biện pháp khắc phục sự cố kịp thời, bệnh viện cam kết không xả nước thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường. Bệnh viện sẽ bố trí 7 – 10 bể chứa di động trong khuôn viên của bệnh viện để lưu nước thải trong quá trình chờ xử lý. Các bể này có thể tích khoảng 10 m3/bể, được làm bằng bạt chống thấm và đóng trong các khung đỡ.