Chương III: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BVMT TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động
3.2.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành thương mại
3.2.1.2.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải:
Chất thải bệnh viện bao gồm một lượng lớn chất thải nói chung và một lượng nhỏ hơn các chất thải có tính nguy hại cao. Chất thải bệnh viện có thể tạo nên những mối nguy cơ cho sức khoẻ con người như lây lan dịch bệnh... và gây ô nhiễm môi trường nếu như các biện pháp xử lý chất thải không phù hợp.
B ng 3.3: Ngu n phát sinh ch t th i b nh vi nảng 1: Các thành viên tham gia thực hiện ĐTM ồn phát sinh chất thải bệnh viện ất sử dụng cho việc KCB của Bệnh viện ảng 1: Các thành viên tham gia thực hiện ĐTM ện ĐTM ện ĐTM
TT Nguồn phát
sinh chất thải Các chất thải Các yếu tố bị tác động
01
Hoạt động KCB của bệnh viện
* Mùi:
+ Mùi hôi phát sinh từ khu KCB, mùi của các hóa chất tẩy trùng, mùi từ khu lưu giữ chất thải, mùi từ khu vệ sinh, mùi của hệ thống xử lý nước thải.
* Nước thải:
+ Nước thải sinh hoạt của CBCNV; bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
+ Nước thải từ phòng khám, phòng mổ, phòng điều trị, từ khu xét nghiệm (mẫu máu, nước tiểu của bệnh nhân) từ việc tẩy uế, khử trùng các dụng cụ y tế, từ nhà giặt là, từ các phòng nội trú của bệnh nhân.
* CTR:
+ CTR sinh hoạt: Chất thải sinh hoạt của CBCNV, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và từ khoa dinh dưỡng…
+ CTR y tế không nguy hại (tái chế): vỏ giấy đựng bao thuốc, vỏ chai truyền, ống tiêm, dây chuyền…
+ Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải.
+ CTR y tế nguy hại: Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị đổ, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, găng tay khám, bông gạc, kim tiêm dính máu, chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm, phòng phẫu thuật, như: lam kính xét nghiệm, các phế thải từ phẫu thuật, găng tay khám, găng tay phẫu thuật của các bác sỹ; băng gạc của người điều trị dính máu, giẻ lau dính dầu mỡ từ máy phát điện dự phòng…
- Phát sinh nhiều vi trùng, vi khuẩn, đặc biệt là vi trùng gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Tác động tới nguồn nước mặt.
- Tác động tới môi trường đất.
- Tác động tới môi trường không khí.- Ảnh hưởng đến mỹ quan.
02 Hoạt động - Phát sinh bụi và khí thải do hoạt động - Tăng mật độ
TT Nguồn phát
sinh chất thải Các chất thải Các yếu tố bị tác động
giao thông
của xe vào ra bệnh viện - Gia tăng tiếng ồn.
phương tiên giao thông lưu hành; gây ùn tắc giao thông;
- Gây ô nhiễm tiếng ồn;
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân và những người xung quanh.
(1). Đánh giá, dự báo các nguồn phát sinh khí thải:
Chất thải gây tác động đến môi trường không khí từ hoạt động KCB của Bệnh viện bao gồm:
* Các khí, các hydrocacbon bay hơi phát sinh từ khu KCB, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn:
Mùi, hơi sinh ra từ dung môi khử trùng như Cloramin, cồn, ete, chloroform, foocmon; mùi thuốc kháng sinh... Tất cả các loại khí này đều rất độc hại cho sức khỏe con người nếu chúng không được kiểm soát và sử dụng hợp lý. Đối với người bình thường nếu hít phải một lượng lớn các khí như oxit ethylen, một số hợp chất halogen có nguy cơ bị ung thu rất cao.
* Tác động bởi mùi:
- Mùi phát sinh từ khu vực nhà vệ sinh: Do bệnh viện có khu điều trị nội trú nên nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh của bệnh nhân là rất lớn. Mặt khác, nhà vệ sinh của bệnh viện đều được bố trí tại mỗi dãy nhà; do đó, nếu không được vệ sinh thường xuyên hoặc không có ý thức vệ sinh chung thì mùi hôi, khai phát sinh từ nhà vệ sinh với lượng lớn và liên tục, tác động trực tiếp tới CBCNV, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân;
- Mùi hôi từ khu vực nhà chứa chất thải: Lượng chất thải phát sinh trong ngày đối với các bệnh viện nói chung thường phát sinh rất nhiều, do đó nếu khu tập kết rác thải không được bố trí hợp lý và không được thu gom thường xuyên sẽ gây ô nhiễm mùi rất nặng tại khu vực này, kéo theo đó là hàng loạt ruồi muỗi phát triển, gây mất vệ sinh và có thể kéo theo bùng phát dịch bệnh;
- Mùi phát sinh từ đường ống thu gom và hệ thống xử lý nước thải: trong quá trình hoạt động của bệnh viện, mùi có thể phát sinh từ nước thải và thường do các loại khí tạo ra khi phân huỷ chất hữu cơ hoặc các chất lẫn trong nước thải. Nước thải mới xả ra thường có mùi khó chịu khác mùi của nước thải đã để lâu qua phân huỷ kỵ khí (mất ôxy). Mùi đặc trưng của nước thải ổn định hoặc đã phân huỷ là mùi của khí H2S - hydro sulfur, tạo ra do vi sinh vật kỵ khí và khử sulphat thành sulphit hoặc mùi của các loại hóa chất khử trùng, tẩy uế khi vệ sinh dụng cụ y tế.
Tác động của mùi: Tầm quan trọng đối với con người là vấn đề tâm lý. Cho dù mức độ mùi ở nồng độ thấp, nhưng họ bị "sốc" về tâm lý hơn là tác hại đối với cơ thể. Mùi khó chịu sẽ làm mất ngon khi ăn, không muốn dùng nước, gây khó thở, buồn nôn... Ở trạng thái cực hạn, mùi khó chịu có thể gây cho người uể oải, mệt mỏi, gây không khí buồn tẻ, không kích thích đầu tư, làm giảm trạng thái kinh tế - xã hội,... dẫn đến làm giảm giá trị vật chất, tinh thần, giá cả thị trường...
Các hợp chất gây mùi khó chịu là nguyên nhân gây "sốc" về tâm lý sản xuất đối với con người và được phát hiện bằng hệ thống đo mùi cảm quan - khứu giác, nhưng cơ chế chính xác hiện nay chưa được rõ.
Bảng 3.4: Các h p ch t gây mùi liên quan v i nợng và quy mô các hạng mục công trình ất sử dụng cho việc KCB của Bệnh viện ới nước thải chưa xử lý ưới nước thải chưa xử lýc th i ch a x lýảng 1: Các thành viên tham gia thực hiện ĐTM ư ử dụng Hợp chất gây mùi Công thức hoá học Mùi
Amôniac NH3 Khai
Các Di- amines NH2(CH2)4NH2
NH2(CH2)5NH2
Cặn bã thối rữa
Hydro Sulphua H2S Trứng thối
Skatole C9H9N Phân
(Nguồn: Metcaft and Eddy. Wastewater Engineering. Third Edition, 1991- Kỹ thuật xử lý nước thải)
* Các vi sinh vật:
Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí trong quá trình thực hiện các hoạt động KCB của bệnh viện là các chủng vi sinh vật gây bệnh. Vi sinh vật đi vào môi trường không khí thông qua các bệnh phẩm, vật phẩm y tế, chất thải bệnh nhân và thậm chí cả hơi thở bệnh nhân. Thông thường, hầu hết vi sinh vật sẽ cư trú trong những môi trường sống thuận lợi như rác thải, vật phẩm y tế, nước thải... Tuy nhiên, các vi khuẩn, vi rút ít có khả năng tự phát tán vào không khí mà thường là bám vào các hạt bụi lơ lửng rồi di chuyển dưới tác động của gió.
Khả năng gây bệnh của vài loại vi khuẩn đặc biệt tùy thuộc độc lực của chúng và đường vào cơ thể. Nó cũng phụ thuộc vào sức đề kháng với nhiễm khuẩn của bệnh nhân mà sức đề kháng này bị giảm đi nhiều ở bệnh nhân trong bệnh viện. Do đó, những vi khuẩn vô hại ở người khỏe mạnh có thể gây bệnh ở các bệnh nhân nằm viện.
Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường đề kháng với kháng sinh hơn các vi khuẩn của nhiễm khuẩn mắc phải trong cộng đồng.
Trong không khí, nhiều loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, vi rút có khả năng tồn tại rất lâu đặc biệt là dưới điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm.
Nguy cơ nhiễm khuẩn tại bệnh viện: Các nhiễm khuẩn thường gặp là nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng phổi, da, tiêu hóa, du khuẩn huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng catheter.
* Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của máy phát điện dự phòng và phương tiện giao thông:
Lượng xe ra vào bệnh viện chủ yếu là xe vận chuyển bệnh nhân. Mật độ xe ra vào bệnh viện khoảng 300 - 500 lượt xe/ngày, chủ yếu là xe máy và xe cứu thương chở bệnh nhân cấp cứu.
Nhiên liệu sử dụng cho các phương tiện giao thông là xăng và máy phát điện dự phòng là dầu Diezel. Quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ đốt trong sẽ làm phát sinh khí SO2, CO, NOx, THC. Tuy nhiên, đó là những nguồn ô nhiễm không liên tục, lán xe của bệnh viện được bố trí ngay khu vực cổng chính ra vào và xe máy được tắt, dắt khi ra vào khu vực lán xe nên mức độ ảnh hưởng tới môi trường không khí không đáng kể.
(2). Đánh giá, dự báo các nguồn phát sinh nước thải:
Nước thải bệnh viện được xem là nguồn thải tập trung, phát sinh từ các khoa khám và điều trị bệnh, khoa dinh dưỡng, từ các khu vệ sinh... và nước mưa chảy tràn xung quanh khu vực bệnh viện. Lượng nước thải bệnh viện dao động theo giờ trong ngày, theo ngày trong tuần.
* Nước thải y tế:
Nước thải từ nguồn này được coi là nước thải đặc trưng của bệnh viện và phát sinh từ các hoạt động KCB và sinh hoạt nội trú của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và CBCNV; chủ yếu bao gồm các dòng thải từ phòng mổ, phòng KCB, từ việc tẩy uế, khử trùng các dụng cụ y tế, từ nhà giặt là, từ các phòng nội trú của bệnh nhân, từ các nhà vệ sinh của bệnh viện, từ việc xử lý sơ bộ CTR y tế không nguy hại của bệnh viện… Nước thải loại này có nồng độ các loại hoá chất tẩy rửa, khử trùng, các chất hữu cơ, các chất lơ lửng cao và độ nhiễm khuẩn lớn.
Tính toán khối lượng nước thải phát sinh và đánh giá hiệu quả của hệ thống thu gom nước thải hiện có của Bệnh viện:
- Căn cứ theo thực tế vận hành hệ thống:
Căn cứ theo Hóa đơn tiền nước từ tháng 9/2019 đến tháng 10/2020 thì tổng lượng nước sử dụng của bệnh viện là 18.249 m3.
Căn cứ theo Sổ nhật ký vận hành hệ thống XLNT của bệnh viện, ghi chép chi tiết về lưu lượng nước thải đầu ra của hệ thống, thống kê được tổng lượng nước thải thải ra từ tháng 9/2019 đến tháng 10/2020 là 14.595 m3. Như vậy lượng nước thải ra chiếm khoảng 80% lượng nước cấp đầu vào.
Căn cứ theo mục a, khoản 2, điều 39, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP, lượng nước thải của Bệnh viện được tính bằng 80% lượng nước cấp, như vậy có thể kết luận nước thải của Bệnh viện đã được thu gom triệt để đưa về hệ thống tập trung để xử lý theo đúng quy định. Hệ thống thu gom nước thải của Bệnh viện được xây dựng hoàn thiện cùng với quá trình xây dựng hệ thống XLNT tập trung của Bệnh viện từ năm
2014, mặt khác việc nâng quy mô công suất giường bệnh của Bệnh viện không tiến hành xây dựng thêm các công trình khác mà chỉ sửa chữa, cải tạo các công trình hiện có nên khi mở rộng quy mô Bệnh viện hệ thống thu gom nước thải này hoàn toàn đảm bảo khả năng thu gom được toàn bộ lượng nước thải phát sinh.
Như vậy tính toán được lượng nước thải phát sinh tại Bệnh viện trong giai đoạn 2020 - 2025 khi nâng cấp công suất giường bệnh là:
- Lượng phát sinh trung bình:
70 m3/ngày x 80% = 56 m3/ngày - Lượng phát sinh lớn nhất:
100 m3/ngày x 80% = 80 m3/ngày
Chất lượng nước thải y tế của bệnh viện trước khi xử lý như sau:
Bảng 3.5: Chất lượng nước thải trước khi xử lý của bệnh viện
TT Thông số phân tích
Đơn vị tính
Kết quả phân tích QCVN 28:2010/BTNMT
NT1 Cột A Cmax
01 pH - 7,0 6,5 - 8,5 6,5 - 8,5
02 BOD5 mg/l 57 30 30
03 COD mg/l 118 50 50
04 TSS mg/l 72 50 50
05 S2- mg/l 0,826 1 1
06 NH4+ mg/l 47,05 5 5
07 NO3- mg/l <0,38 30 30
08 PO43- mg/l 4,86 6 6
09 Dầu mỡ ĐTV mg/l 8,19 10 10
10 Tổng hoạt động
phóng xạ α Bq/l <0,02 0,1 0,1
11 Tổng hoạt độ
phóng xạ β Bq/l <0,3 1 1
12 Tổng
Coliforms MPN/100ml 32 x 103 3.000 3.000
13 Salmonella VK/100ml KPH KPH KPH
14 Shigella VK/100ml KPH KPH KPH
15 Vibrio cholerae VK/100ml KPH KPH KPH
Ghi chú:
NT1: Mẫu nước thải lấy tại bể thu gom trước hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện lúc 10h00’ ngày 19/11/2020.
QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế. Cột A quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Cmax là giá trị tối đa cho phép của các thông số và các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế khi thải ra nguồn tiếp nhận nước thải. Cmax được tính theo công thức:
Cmax = C x K = C Trong đó:
C là giá trị của các thông số và các chất gây ô nhiễm, làm cơ sở để tính toán Cmax, quy định tại QCVN 28:2010/BTNMT.
K là hệ số về quy mô và loại hình cơ sở y tế. Vì số giường bệnh của bệnh viện
> 300 giường nên K = 1.
KPH: Không phát hiện.
Nhận xét:
Từ bảng kết quả phân tích trên so với QCVN 28:2010/BTNMT (cột A giá trị Cmax) cho thấy có 5/15 thông số vượt QCCP: BOD5 vượt 1,58 lần; COD vượt 1,97 lần; TSS vượt 1,2 lần; NH4+ vượt 7,84 lần; tổng Coliforms vượt 10,67 lần. Điều đó cho thấy nước thải của bệnh viện có hàm lượng các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng cao hơn quy chuẩn cho phép nhiều lần và bị nhiễm khuẩn nặng. Vì vậy, nếu xả nước thải sinh hoạt của bệnh viện ra ngoài môi trường mà không có biện pháp xử lý hiệu quả thì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới đời sống thuỷ sinh vật tại nguồn tiếp nhận, mỹ quan thiên nhiên và sức khoẻ của cộng đồng.
* Nước mưa chảy tràn:
Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực bệnh viện trong một năm được tính toán dựa trên diện tích bề mặt của cơ sở và lượng mưa trung bình:
QNM (m3/ngày) = Yn (mm/ngày) x S1 (m2)/1.000 Trong đó: Yn là lượng nước mưa chảy tràn, tính toán theo công thức:
Yn = X - Z = 11,44 - 2 = 9,44 (mm/ngày).
X: Lượng nước mưa; lượng mưa trung bình năm 2017 là 1.716,2 mm, số ngày mưa khoảng 150 ngày/năm; X = 1.716,2/150 = 11,44 (mm/ngày).
Z: Lượng nước bốc hơi; lượng bốc hơi tỉnh Thái Bình là 728 mm/năm (khoảng 02 mm/ngày).
S1: Tổng diện tích mặt bằng của bệnh viện là 16.691,4 m2.
QNM: Tổng lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực bệnh viện (m3/ngày).
Như vậy, lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực bệnh viện như sau:
QNM (m3/ngày) = 9,44 (mm/ngày) x 16.691,4 (m2)/1000 = 158 m3/ngày.
Bảng 3.6: N ng ồn phát sinh chất thải bệnh viện độ thực hiện xây dựng, cải tạo một số hạng mục công trình các ch t ô nhi m trong nất sử dụng cho việc KCB của Bệnh viện ễm trong nước mưa ưới nước thải chưa xử lýc m aư T
T Thông số ô nhiễm Nồng độ (mg/l)
01 Tổng Nitơ 0,5 - 1,5
02 Tổng Phospho 0,004 - 0,03
03 COD 10 - 20
04 Tổng chất rắn lơ lửng 30 - 50
(Nguồn: Giáo trình cấp thoát nước, Hoàng Huệ) Nhìn chung, chất lượng nước mưa tương đối sạch; tuy nhiên nếu không có các hệ thống thu gom và xử lý, nước mưa chảy trên mặt đất sẽ cuốn theo các chất bẩn như:
cát, bụi... xuống hệ thống thoát nước và thường tập trung với khối lượng lớn trong thời gian ngắn gây tắc hệ thống rãnh thoát có thể làm úng lụt cục bộ trên khu đất của bệnh viện.
(3). Đánh giá, dự báo các loại CTR y tế thông thường:
Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ TN&MT quy định về quản lý chất thải y tế, chất thải rắn y tế thông thường bao gồm CTR sinh hoạt và CTR thông thường.
* CTR sinh hoạt:
CTR sinh hoạt của bệnh viện phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của CBCNV, từ khu vực buồng bệnh (sinh hoạt của bệnh nhân và người nhà chăm sóc bệnh nhân, khách vãng lai đến thăm bệnh nhân), từ khoa dinh dưỡng và khu vực ngoại cảnh của bệnh viện. Thành phần CTR sinh hoạt rất đa dạng, bao gồm: tã giấy, giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy loại, vỏ bao bì đựng thức ăn, vỏ hoa quả, thức ăn thừa, rác quét nhà, lá cây cỏ …
Tính toán từ số liệu thống kê căn cứ vào lượng thu gom, xử lý hàng tháng thực tế tại Bệnh viện đến tháng 10/2020 cho thấy: lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ buồng bệnh nội trú tính trung bình là 0,52 kg/giường bệnh/ngày (đã bao gồm hoạt động của bệnh nhân, người nhà và khách vãng lai đến thăm bệnh nhân); đối với CBCNV của bệnh viện là 0,1 kg/người/ngày, đối với khu vực ngoại cảnh của bệnh viện là 06 kg/ngày; đối với khoa dinh dưỡng của bệnh viện là khoảng 15 kg/ngày.
Như vậy, khối lượng phát sinh CTR sinh hoạt lớn nhất trong 01 ngày của bệnh viện đa khoa Hưng Hà trong giai đoạn mở rộng như sau:
B ng 3.7: Kh i lảng 1: Các thành viên tham gia thực hiện ĐTM ối lượng và quy mô các hạng mục công trình ượng và quy mô các hạng mục công trình ng CTR sinh ho t phát sinh c a b nh vi nạng mục công trình ủa Bệnh viện ện ĐTM ện ĐTM T Nguồn gốc phát sinh Đơn vị tính Số lượng