Đánh giá, dự báo các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu ĐTM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HƯNG HÀ (Trang 59 - 63)

Chương III: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ

3.1.1. Đánh giá, dự báo các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

3.1.1.1. Đánh giá, dự báo nguồn khí thải phát sinh:

a. Khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng:

Do khối lượng thi công cải tạo các công trình của Bệnh viện là rất nhỏ, chỉ bao gồm việc xây mới nhà xe, nhà ăn; cải tạo một số khu vực như các phòng kỹ thuật, khu nhà điều trị, các khu vệ sinh … do đó khối lượng vật liệu xây dựng cần vận chuyển là rất ít từ đó tác động đến môi trường và giao thông khu vực hầu như không đáng kể và diễn ra trong thời gian rất ngắn.

b. Khí thải phát sinh từ quá trình xây dựng:

Trong quá trình xây dựng của Bệnh viện, sẽ có nhiều phương tiện, máy móc tham gia thi công. Các thiết bị này khi hoạt động sẽ gây nên các tác động đối với môi trường không khí:

+ Tác động do bụi đất, đá, cát... sinh ra trong quá trình thi công.

+ Tác động do khí thải từ các phương tiện vận tải chuyên chở vật liệu xây dựng, máy móc, thành phần bao gồm: Bụi, SO2, NOx, CO, CO2, HC (hơi xăng), ...

Các tác động đến môi trường không khí không lớn do nguồn tác động phân tán trong môi trường rộng thoáng và do khối lượng thi công là rất nhỏ. Nó chỉ tác động trực tiếp tới người công nhân tham gia thi công tại khu vực dự án và một lượng nhỏ bệnh nhân tới KCB tại Bệnh viện.

3.1.1.1.2. Đánh giá, dự báo nguồn nước thải phát sinh:

Nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn thi công xây dựng bao gồm:

a. Nước thải xây dựng: bao gồm nước thải phát sinh từ các quá trình rửa vật liệu xây dựng như cát, đá, dưỡng hộ bê tông, làm mát thiết bị, lắp đặt máy móc thiết bị... có chứa nhiều cặn bã, đất cát, xi măng, vôi vữa… Tuy nhiên lượng nước thải này không nhiều vì vậy chỉ gây tác động trực tiếp đến khu vực thi công.

b. Nước thải sinh hoạt: là nước thải của công nhân xây dựng có chứa các chất lơ lửng, chất hữu cơ, các chất cặn bã và vi sinh... Do khối lượng thi công là nhỏ nên vào thời kỳ xây dựng cao điểm, khả năng tiếp nhận khoảng 10 lao động. Theo tiêu chuẩn cấp nước trên công trường là 60 lít/người/ngày thì lượng nước thải có thể lên đến 60 lít/người/ngày. Với 10 công nhân làm việc trên công trường, hàng ngày trong quá trình sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh) sử dụng khoảng 0,6 m3/ngày thì sẽ thải ra lượng nước thải là 0,6 m3/ngày.

Bảng 3.2: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt phát sinh từ 10 công nhân xây d ngực hiện ĐTM

TT Thông số Khối lượng (g/

người.ngày)

Tổng tải lượng (g/ngày)

Nồng độ (mg/l)

QCVN 14:2008/BTNMT

(cột A)

01 BOD5 45  54 (50) 500 1.042 30

02 COD 72  102 (87) 870 1.812,5 -

03 TSS 70  145 (108) 1.080 2.250 50

04 Amoni 3,6  7,2 (5,4) 54 112,5 5

05 Tổng N 6  12 (9) 90 187,5 -

06 Tổng P 0,6  4,5 (2,5) 25 52,08 -

07 Tổng Coliform

(MPN/100ml) 106 109 106 109 106 109 3.000 (Nguồn: Ước tính của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH-KT và Công nghệ Hà Nội)

Từ các số liệu tính toán trong bảng trên cho thấy, các thông số gây ô nhiễm môi trường vượt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) rất nhiều lần. Vì vậy, nước thải sinh hoạt của công nhân nếu không được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài sẽ gây ô nhiễm môi trường.

c. Nước mưa chảy tràn:

Nước mưa chảy tràn tại khu vực thi công chỉ diễn ra tức thời khi xảy ra mưa.

Với phần diện tích của Bệnh viện là 15.816 m2, lưu lượng nước mưa chảy tràn phát sinh được ước tính cho cơn mưa có cường độ cao nhất 100mm kéo dài liên tục trong thời gian 1 giờ vào khoảng 150 m3/h. Trong công trường xây dựng nước mưa chảy tràn cuốn theo CTR sinh hoạt của công nhân, CTR xây dựng như xi măng, cát, dầu mỡ, bao bì rơi vãi... chứa hàm lượng chất hữu cơ, dầu mỡ, cặn lơ lửng... làm suy giảm chất lượng nguồn nước mặt. Nước mưa chảy tràn cuốn theo cát, đất làm tăng độ đục, giảm lượng oxy hòa tan trong nước, gây lắng đọng hệ thống thoát nước khu vực.

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì nồng độ ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0,5 - 1,5mg N/l; 0,004 - 0,03mg P/l; 10 - 20mg COD/l và 10 - 20 mg TSS/l. Trong thực tế của giai đoạn xây dựng, nồng độ TSS trong nước mưa chảy tràn có thể sẽ cao hơn so với số liệu WHO từ 3-5 lần.

3.1.1.1.3. Đánh giá, dự báo lượng CTR và CTNH phát sinh:

CTR phát sinh trong quá trình xây dựng bao gồm: CTR xây dựng và CTR sinh hoạt của công nhân hoạt động trên công trường.

a. CTR xây dựng:

CTR từ quá trình xây dựng: ước tính khoảng 2-3 kg/ngày. CTR này bao gồm gạch, đá, xi măng, sắt thép và gỗ, giấy... từ công việc thi công và hoàn thiện công trình. Các loại CTR này nếu không được thu gom và xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cảnh quan trong khu vực thi công, gây ảnh hưởng đến môi trường nước do việc rơi vãi gạch, vữa, gỗ, giấy ... xuống cống rãnh, gây tắc dòng chảy và gây ra ngập úng khi có mưa lớn chảy tràn qua khu vực thi công.

b. CTR sinh hoạt:

Với tiêu chuẩn phát thải CTR sinh hoạt của công nhân xây dựng là 0,1 - 0,3 kg/

người/ngày. Tại lúc cao điểm sẽ có 10 công nhân làm việc vậy ước tính sẽ có khoảng 1 - 3 kg/ngày phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân tham gia xây dựng.

CTR sinh hoạt của công nhân xây dựng thường bao gồm các loại thức ăn thừa, vỏ trái cây, vỏ đồ hộp, bao nilon, chai lọ hỏng, … Loại CTR thường phân hủy nhanh, gây mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh và đến sức khỏe của chính các công nhân làm việc nếu không được thu gom và xử lý triệt để.

c. CTNH:

CTNH phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng bao gồm: dầu thải, giẻ lau dính dầu mỡ, vỏ thùng đựng dầu phục vụ hoạt động của máy móc, thiết bị thi công. Đây là những loại chất thải được xác định theo danh mục CTNH quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ TN & MT quy định về quản lý CTNH.

Bệnh viện dự kiến sẽ hợp đồng với các nhà thầu không tiến hành quá trình bảo dưỡng, thay thế máy móc thiết bị tại khu vực xây dựng do vậy trong suốt quá trình xây dựng sẽ không phát sinh CTNH.

3.1.1.2. Đánh giá, dự báo các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải:

a. Tiếng ồn

Trong quá trình thi công xây dựng, tiếng ồn gây ra chủ yếu do các máy móc lắp đặt, các phương tiện vận tải và do sự va chạm của máy móc thiết bị, các loại vật liệu bằng kim loại, tiếng búa đóng cọc... Tiếng ồn sinh ra do các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc thiết bị thi công mang tính chất tức thời và diễn ra trong thời gian ngắn, tuy nhiên Bệnh viện cam kết sẽ áp dụng các biện pháp để giảm thiểu tác động tới công nhân xây dựng, và tới các người bệnh đến khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện.

b. An toàn lao động và sức khỏe cộng đồng:

- Đối với vấn đề lao động khi thi công trên cao, vận chuyển, bốc dỡ vật liệu, sử dụng điện đều có khả năng gây tác động lớn nếu không có biện pháp an toàn và phòng chống sự cố;

- Đối với sức khỏe cộng đồng: Khi thi công ngoài trời trong điều kiện thời tiết bất thuận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, dịch bệnh có thể xảy ra và ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư lân cận.

c. Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện:

Việc tập trung một lượng công nhân xây dựng có thể phát sinh các mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người bệnh. Mâu thuẫn này là do sự va chạm về lời ăn, tiếng nói, việc xả rác không theo quy định hoặc mất cắp của cải của nhân dân trong quá trình chữa bệnh. Điều này ảnh hưởng không tốt đến tiến độ và hiệu quả hoạt động xây dựng.

3.1.1.5. Đánh giá, dự báo tác động do những rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án:

- Trong quá trình vận chuyển VLXD cũng có thể xảy ra tai nạn giao thông nếu các lái xe không tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ;

- Khi tham gia thi công tại công trường, nếu công nhân không tuân thủ các biện

pháp về an toàn lao động mà nhà thầu đề ra có thể tai nạn lao động cũng sẽ xảy ra;

- Cháy nổ, hỏa hoạn sinh ra từ các sự cố về điện…

Một phần của tài liệu ĐTM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HƯNG HÀ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w