Điều kiện tự nhiên khu vực thực hiện dự án

Một phần của tài liệu ĐTM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HƯNG HÀ (Trang 44 - 49)

Chương II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG

2.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực thực hiện dự án

Khu vực Bệnh viện thuộc xã Minh Khai, huyện Hưng Hà. Đây là xã nằm về phía Đông Bắc, huyện Hưng Hà, với diện tích 537,8 ha, dân số 6.300 người. Độ cao địa hình khu vực cao dần từ Bắc xuống Nam. Cao độ đỉnh đường 39 là: +2,65 m, cao độ đường vào bệnh viện là: +2,4 m, cao độ mặt ruộng cao nhất là: +1,540 m, cao độ mặt ruộng thấp nhất là +0,685 m và +0,752 (phía giáp bệnh viện về phía Nam).

(Nguồn: Http://hungha.gov.vn) 2.1.1.2. Khí tượng

Khu vực thực hiện dự án cũng mang đặc tính khí hậu đặc trưng của Thái Bình, là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Các đặc điểm cơ bản của khí hậu khu vực như sau:

a. Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ trung bình tháng, năm được thống kê dựa trên số liệu Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình từ năm 2014 - 2019, trình bày tại Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm của tỉnh Thái Bình (oC) Năm

Tháng 2014 2015 2016 2017 2018 2019 TB tháng

Tháng 01 16,6 17,0 16,8 19,2 17,4 17,6 17,43

Tháng 02 16,6 18,7 16,0 19,2 16,8 21,4 18,11

Tháng 03 19,2 21,4 19,2 21,0 21,2 21,7 20,62

Tháng 04 24,6 24,1 24,4 23,9 23,3 26,4 24,45

Tháng 05 27,8 29,2 27,8 26,7 28,2 27,3 27,8

Tháng 06 29,4 30,2 30,0 29,5 29,7 30,9 29,95

Tháng 07 29,5 29,3 29,9 29,0 28,8 30,6 29,52

Tháng 08 28,2 29,2 28,7 28,8 28,2 28,9 28,67

Tháng 09 28,2 27,7 28,0 28,6 27,7 28,1 28,05

Tháng 10 25,7 25,5 26,5 25,1 25,0 25,7 25,58

Tháng 11 22,5 24,1 22,4 21,5 23,4 22,5 22,73

Tháng 12 16,7 18,3 20,1 17,4 19,0 18,9 18,4

TB năm 23,8 24,6 24,2 24,2 24,1 25 24,32

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2019, Cục thống kê tỉnh Thái Bình, Nhà xuất bản Thống kê - 2020)

Khu vực Thái Bình có nền nhiệt thay đổi lớn giữa các tháng trong năm, nhiệt độ trung bình thấp vào các tháng mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,43oC vào tháng 01, nhiệt độ trung bình vào các tháng mùa hè, cao nhất là 29,95oC vào tháng 6.

Nhiệt độ trung bình các năm gần đây khoảng 24,32oC.

b. Độ ẩm không khí:

Độ ẩm trung bình tháng, năm được trình bày tại Bảng 2.2.

B ng 2.2. ảng 1: Các thành viên tham gia thực hiện ĐTM ĐTMộ thực hiện xây dựng, cải tạo một số hạng mục công trình ẩm không khí trung bình tháng, năm của tỉnh Thái Bình (%) m không khí trung bình tháng, n m c a t nh Thái Bình (%)ăm của tỉnh Thái Bình (%) ủa Bệnh viện ỉnh Thái Bình (%)

Năm

Tháng 2014 2015 2016 2017 2018 2019 TB tháng

Tháng 01 82 85 88 85 86 87 85,5

Tháng 02 88 89 78 81 80 91 84,5

Tháng 03 94 93 89 90 88 92 91,0

Tháng 04 91 88 90 88 89 89 89,2

Tháng 05 87 85 86 87 86 89 86,7

Tháng 06 84 82 81 83 78 79 81,2

Tháng 07 84 79 81 84 83 80 81,8

Tháng 08 88 84 86 87 87 86 86,3

Tháng 09 87 90 85 89 86 81 86,3

Tháng 10 83 83 82 84 83 84 83,2

Tháng 11 88 86 81 81 83 79 83,0

Tháng 12 78 84 77 80 88 77 80,7

TB năm 86 86 84 85 84,75 85 85,125

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2019, Cục thống kê tỉnh Thái Bình Nhà xuất bản thống kê - 2020)

Độ ẩm tương đối cao, trung bình năm khoảng 85,125%, trung bình tháng cao nhất là 91% vào tháng 3. Thời kỳ ẩm ướt nhất là tháng 01 cho đến tháng 5, trùng với thời kỳ mưa ẩm mùa xuân, độ ẩm đạt từ 84,5 - 91%. Thời kỳ khô chỉ hơn 02 tháng (tháng 11 và tháng 12) với độ ẩm trung bình là 81,85%.

c. Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình tháng, năm được trình bày tại Bảng 2.3.

B ng 2.3. Lảng 1: Các thành viên tham gia thực hiện ĐTM ượng và quy mô các hạng mục công trình ng m a trung bình tháng, n m c a t nh Thái Bình (mm)ư ăm của tỉnh Thái Bình (%) ủa Bệnh viện ỉnh Thái Bình (%)

Năm

Tháng 2014 2015 2016 2017 2018 2019 TB tháng

Tháng 01 0,1 24,8 179,5 29,1 21,1 18,3 45,48

Tháng 02 26,2 38,6 10,4 5,6 13,3 22,5 19,43

Tháng 03 74,9 24,2 36,8 81,3 53,5 57,7 54,73

Tháng 04 96,9 20 187,7 78,2 103,8 44,3 88,48

Tháng 05 114,5 96,2 40,9 84,4 113,1 173,4 103,75

Tháng 06 184,9 305,6 146,2 237,7 56,6 78,0 168,2

Tháng 07 174,9 156,2 446,5 265,4 522,8 98,6 277,4

Tháng 08 352 290,9 396,2 317,4 288,8 266,2 318,58

Tháng 09 190 441,1 266,7 263,7 237,0 113,7 252

Tháng 10 245 75,2 133,7 359,8 209,8 106,8 188,38

Tháng 11 68,5 279,7 9,8 45,8 15,4 22,2 73,57

Tháng 12 24,7 43,8 2,3 21,2 63,8 2,0 26,3

Tổng 1.552,6 1.796,3 1.856,7 1.789,6 1.699 1.003,7 1.616,32 Trung

bình năm

129,4 149,7 154,7 149,1 141,6 83,6 134,68

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2019, Cục thống kê tỉnh Thái Bình, Nhà xuất bản thống kê - 2020)

Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khu vực tỉnh Thái Bình từ năm 2014 - 2019 là 1.616,32 mm, lượng mưa trung bình tháng là 134,68 mm. Tại khu vực Thái Bình, khoảng 80% lượng mưa hàng năm vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, với lượng mưa trung bình lớn nhất trong tháng 8 là 318,58 mm.

d. Chế độ gió:

Ở khu vực Thái Bình về mùa đông có gió mùa Đông Bắc, mùa hè có gió Đông Nam. Gió Đông Nam chiếm ưu thế trong năm sau đó là gió mùa Đông Bắc. Các hướng gió khác chỉ xuất hiện đan xen nhau với tần suất không thành hệ thống. Tốc độ gió trung bình năm là 02 m/s, tốc độ gió trung bình các tháng mùa hè là 1,9 m/s, tốc độ gió trung bình các tháng mùa đông là 2,1 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất xảy ra vào mùa hè, khi có giông và bão, có thể đạt tới 40 m/s. Mùa đông, khi có gió mùa Đông Bắc tràn về, gió giật cũng có thể đạt tới 20 m/s.

e. Lượng nước bốc hơi:

Vào các tháng mùa khô lượng nước bốc hơi lớn trong khi lượng mưa lại nhỏ.

Ngược lại, vào các tháng mùa mưa lượng bốc hơi nhỏ trong khi lượng mưa lớn. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra thiếu nước vào mùa khô của khu vực.

g. Số giờ nắng:

Bình quân số giờ nắng trung bình năm 2019 là 127,8 giờ. Tháng có tổng số giờ nắng cao nhất đạt 206,7 giờ vào tháng 9, tháng có số giờ nắng thấp nhất vào tháng 3 chỉ có khoảng 27,8 giờ.

B ng 2.4. S gi n ng các tháng trong n m c a t nh Thái Bình (gi )ảng 1: Các thành viên tham gia thực hiện ĐTM ối lượng và quy mô các hạng mục công trình ờ nắng các tháng trong năm của tỉnh Thái Bình (giờ) ắng các tháng trong năm của tỉnh Thái Bình (giờ) ăm của tỉnh Thái Bình (%) ủa Bệnh viện ỉnh Thái Bình (%) ờ nắng các tháng trong năm của tỉnh Thái Bình (giờ)

Năm

Tháng 2014 2015 2016 2017 2018 2019 TB tháng

Tháng 01 122,3 108,9 37,2 65,8 18,8 37,9 65,15

Tháng 02 30,2 14,7 99,2 75,5 36,5 78,2 55,72

Tháng 3 6,9 19,1 24,7 30,9 89,8 27,8 33,2

Tháng 4 12,3 136,5 61,4 99,9 77,3 101,0 81,4

Tháng 5 204,8 233,0 181,6 180,7 257,4 130,0 197,9

Tháng 6 163,8 238,8 233,7 159,7 176,3 196,5 194,8

Tháng 7 159,1 139,0 196,7 123,2 140,7 189,0 157,95

Tháng 8 122,8 211,8 150,6 133,6 118,3 146,8 147,32

Tháng 9 201,2 143,5 142,0 159,3 174,4 206,7 171,2

Tháng 10 139,8 150,2 168,4 110,8 155,6 141,6 144,4

Tháng 11 93,5 97,9 112,6 62,7 152,5 132,1 108,55

Tháng 12 83,5 52,5 105,2 77,5 87,8 145,5 92,0

TB năm 111,7 128,8 126,1 106,6 123,78 127,8 120,8 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2019, Cục thống kê tỉnh Thái Bình, Nhà xuất bản thống kê - 2020)

2.1.1.4. Điều kiện thủy văn a. Địa chất thủy văn:

Theo số liệu của Liên đoàn địa chất thuỷ văn và địa chất công trình miền Bắc, mặt bằng địa tầng địa chất thuỷ văn ở Thái Bình được mô tả từ trên xuống như sau:

1. Tầng chứa nước nghèo, hệ tầng Thái Bình, phân bố từ mặt đất đến độ sâu 20 m, đất đá chứa nước là cát, cát bột sét lẫn tàn tích thực vật, khả năng chứa nước yếu, chất lượng nước không tốt, hàm lượng Fe2+ cao.

2. Tầng cách nước thuộc hệ tầng Hải Hưng 1 (HH1) phân bố từ độ sâu 20 -30 m, đây là lớp sét lẫn bột sét dày từ 6 đến 10 m, khả năng cách nước tốt.

Tầng chứa nước yếu thuộc hệ tầng Hải Hưng 2 (HH2) phân bố ởđộ sâu 30 - 40 m, đất đá chứa nước là cát hạt nhỏ, lẫn bột sét, có khả năng cung cấp nước nhỏ, nước áp lực.

Tầng cách nước thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc 1 (VP1), phân bố từ độ sâu 40 -50 m, thành phần sét màu xanh, khả năng cách nước tốt.

Tầng chứa nước trong các trầm tích bở rời thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc 2 (VP2) phân bố ở độ sâu 50 - 80m. Đây là tầng chứa nước khá tốt, có khả năng cung cấp nước lớn, nước áp lực.

Tầng chứa nước phong phú trong các trầm tích bở rời cát, cuội, sỏi thuộc hệ tầng Hà Nội, phân bố ở độ sâu 80 - 120 m. Đây là tầng chứa nước trữ lượng lớn, song chất lượng nước ở tầng này theo phân đới thuỷ địa hóa theo phương thẳng đứng và the phương nằm ngang có sự thay đổi khác nhau. Phía Bắc sông Trà Lý tầng chứa nước này ngọt, còn phía Nam sông Trà Lý nước tầng này rất mặn với tổng độ khoáng hoá (hàm lượng muối) M > 8 g/l.

Tầng chứa nước trong các trầm tích gắn kết yếu Neogen (N) phân bố ở độ sâu 150 - 250 m. Thành phần cát, sạn, sỏi gắn kết yếu, khả năng chứa nước tốt.

(Nguồn: Liên đoàn địa chất thủy văn và địa chất công trình miền Bắc).

b. Đặc điểm sông ngòi khu vực Dự án.

Cách khu vực bệnh viện khoảng 20 m về phía Đông có con sông 224, sông là một nhánh của sông Tiên Hưng, là sông trục cấp I thuộc hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình. Sông bắt đầu từ cống An Lại, xã Chí Hòa đến cống Đan Hội, xã Dân Chủ. Đây là sông nội đồng chảy qua các xã phía bắc huyện Hưng Hà. Sông có chức năng chính là cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của các xã Chí Hòa, Minh Khai, Hồng Minh và Dân Chủ, huyện Hưng Hà. Sông có chiều dài là 19,5 km, bề rộng mặt sông từ 8 m, mực nước sông dao động từ 1,2 - 1,5 m.

Nước thải của Bệnh viện sau xử lý được thải ra hệ thống thoát nước chung của khu dân cư thôn Thanh Cách sau đó thải ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông 224.

Đặc điểm nguồn tiếp nhận nước thải dự án

Sông 224 là nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng của Dự án sau khi nước thải được xử lý tại trạm XLNT của dự án.

- Quy chuẩn áp dụng đối với nước thải của dự án: Căn cứ theo Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình ngày 28/12/2018 v/v phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, nước

thải của Dự án sau xử lý phải đảm bảo QCVN 28:2010/BTNMT (cột A giá trị C); Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Quy chuẩn áp dụng đối với nước mặt: Chất lượng nguồn nước mặt của sông 224 đoạn chảy qua khu vực dự án áp dụng là QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt; cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

Một phần của tài liệu ĐTM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HƯNG HÀ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w