Bài học đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 42 - 45)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP CÓ NGUỒN THU

1.5. Một số bài học kinh nghiệm trong công tác tự chủ tài chính trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo trên thế giới có thể vận dụng ở Việt Nam

1.5.2. Bài học đối với Việt Nam

Nhìn chung, xét trên phương diện vĩ mô các chính sách cơ chế quản lý tài chính của các nước đối với lĩnh vực GDĐH đã có nhiều đổi mới quan trọng vừa tạo điều kiện và thúc đẩy thành công công cuộc cải cách, đổi mới nền GDĐH của các nước. Nghiên cứu quan điểm tư tưởng và phương thức thiết lập, vận

hành cơ chế quản lý tài chính của các nước đối với GDĐH, cho phép chúng ta rút ra một số bài học quan trọng đối với quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với GDĐH nói chung và ĐHQG nói riêng. Những bài học đó là:

Thứ nhất, tạo ra sự đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo quốc gia, giữa các thành viên trong xã hội về quan điểm cho rằng đầu tư tài chính cho giáo dục là loại hình có sự đồng thuận về quan điểm này mới có thể huy động được tổng lực về nguồn tài chính phục vụ cho công cuộc cải cách, đổi mới nền giáo dục của nước nhà.

Muốn tạo ra được sự đồng thuận này, điều quan trọng, cốt lõi là phải tiến hành cải cách đổi mới nền giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng, làm cho giáo dục thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho mọi thành viên trong xã hội, góp phần xứng đáng vào quá trình tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, tôn vinh nền giáo dục của đất nước.

Thứ hai, trong thiết kế vận hành cơ chế quản lý tài chính đối với GDĐH luôn nêu cao quyền tự quyết, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học. Chính sách, cơ chế quản lý tài chính của nhà nước chỉ mang tính chất định hướng, hướng dẫn, không can thiệp quá sâu vào hoạt động cụ thể của các trường đại học, nhưng đồng thời phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra uốn nắn những lệch lạc trong hoạt động tài chính. Có nâng cao được quyền tự quyết, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tài chính của nhà trường mới có thể làm cho hoạt động tài chính của nhà trường sát với hoạt động chuyên môn, đảm bảo được việc sử dụng nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, trong điều kiện của các đại học ở Việt Nam hiện nay, khi mà việc quản lý tài chính còn có nhiều yếu kém thì bên cạnh nâng cao quyền tự quyết, tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là phải kiểm tra, giám sát trong quá trình lập, chấp hành dự toán.

Thứ ba, dựa vào nội dung đổi mới cải cách nền GDĐH trong bối cảnh hội nhập, phát triển nền kinh tế tri thức để thiết lập, vận hành cơ chế quản lý tài chính bao

gồm cơ chế quản lý quá trình huy động nguồn lực tài chính, cơ chế quản lý quá trình hoạt động chi, cũng như cơ chế phân cấp quản lý ngân sách giáo dục.

Dựa vào nội dung đổi mới, cải cách nền GDĐH vừa làm cho cơ chế quản lý tài chính sát với yêu cầu cải cách đổi mới GDĐH, vừa có tác dụng hỗ trợ, điều tiết cải cách đổi mới GDĐH đi đúng hướng đã đề ra.

Thứ tư, tạo ra nhiều phương thức huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động GDĐH như khuyến khích chuyển giao kết quả NCKH cho các cơ sở sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi, hình thành các loại quỹ phục vụ cho các hoạt động NCKH trong các trường đại học, do nhà nước trực tiếp huy động và quản lý.

Thứ năm, ưu tiên thực sự cho việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các nhà khoa học và đội ngũ Cán bộ Giáo dục vì họ là nhân tố có tính chất quyết định đến nguồn thu bền vững của các trường Đại học công lập có thu.

Thứ sáu, trong cơ chế quản lý tài chính phải đặc biệt chú ý đến vấn đề tiền lương. Các nước đều cho rằng nhân tố có tính quyết định đến sự thành công của công cuộc cải cách đổi mới GDĐH là đội ngũ giảng viên. Để có một đội ngũ giảng viên và các nhà quản lý giáo dục có chất lượng, ngoài việc tôn vinh tinh thần, không thể không đặt vấn đề nâng cao đời sống. Do đó, vấn đề tiền lương trong giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng được các nước hết sức quan tâm. Nguyên tắc tiền lương trong GDĐH mà các nước thực thi là dựa vào chất lượng khối lượng công việc của người giảng viên và nhà quản lý, không quan tâm nhiều đến thâm niên trong hoạt động giáo dục.

Tóm lại, những bài học trên đây mang tính chất gợi ý. Việc vận dụng thực tiễn vào GDĐH ở Việt Nam như thế nào cho có kết quả, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hiện trạng cơ chế quản lý tài chính của các trường Đại học nói riêng.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)