Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 53 - 57)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, các quan điểm đường lối về phát triển giáo dục, đào tạo, chính sách giáo dục, đầu tư cho giáo dục của Nhà nước. Đề tài này mang tính ứng dụng, triển khai cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với các ĐVSN, nên đề tài bám sát khung khổ pháp luật về tài chính của Nhà nước trong đó đặc biệt quan trọng là các quy định của Chính phủ về quản lý tài chính theo Nghị định 10/NĐ-CP ngày 16/1/2002 và Nghị định 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006.

Một là, xác định việc tồn tại hai hình thức quản lý tài chính ở một đơn vị sự nghiệp có thu.

Hai là, Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính nhằm mục đích tăng nguồn thu, tăng tính tự chủ trong hoạt động quản lý tài chính, đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng về nguồn tài chính cho đào tạo ngay tại chính Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

Số liệu được thu thập từ các chứng từ, sổ sách, các báo cáo tài chính tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu:

Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào, các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học bởi đây là nguồn kiến thức quý giá được tích luỹ qua quá trình nghiên cứu

mang tính lịch sử lâu dài. Các phương pháp sử dụng để thu thập tài liệu sử dụng trong luận văn này bao gồm:

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

+ Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua quan sát, ghi chép trực tiếp từ đơn vị, trưởng phòng tài chính - kế toán, các nhân viên kế toán thông qua điều tra.

a) Ưu điểm:

- Việc thu thập phù hợp với mục đích nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin được kiểm soát và rõ ràng đối với đơn vị - Các kết quả dễ hiểu và thích hợp với đơn vị

- Có thể giữ bí mật trước đối thủ cạnh tranh

- Không có sự mâu thuẫn về số liệu giữa các nguồn

- Giải đáp được những vấn đề thông tin thứ cấp không làm được b) Nhược điểm:

- Đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí lớn

- Có thể có những loại thông tin như thống kê không thu thập được - Cách tiếp cận của đơn vị có tính chất hạn chế.

+ Thu thập dữ liệu thứ cấp: Những dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:

Một là chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC.

Hai là nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và thông tư số 71/2006 /TT – BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 hướng dẫn thực hiện nghị định số 43.

Ba là thu thập số liệu từ các sổ kế toán của Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội: các số liệu trên sổ kế toán như: Sổ theo dõi cấp phát hạn mức

kinh phí, sổ chi tiết các tài khoản, sổ cái các tài khoản, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động có thu, thuyết minh báo cáo tài chính.

a) Ưu điểm của thông tin thứ cấp

- Việc thu thập không tốn kém, thường có được từ các xuât bản phẩm - Có thể thu thập nhanh chóng

- Có thể so sánh thông tin và quan điểm về cùng một vấn đề b) Nhược điểm của thông tin thứ cấp

- Nhiều khi không phù hợp với mục đích nghiên cứu (chung chung) - Có thể lạc hậu

- Có thể có những mâu thuẫn

* Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng như: mắt nhìn, tai nghe.v.v…qua đó các thông tin được nghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

* Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu: Đây là các phương pháp sử dụng phần mềm kế toán. Dựa trên các số liệu thu thập được bằng các phương pháp kể trên tiến hành tổng hợp phân tích số liệu tại đơn vị tiến hành khảo sát, việc phân tích số liệu nhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan tình hình quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí qua đó thấy được việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị.

Việc kết hợp sử dụng nhiều phương pháp để tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu sẽ góp phần quan trọng trong nhận thức được thực trạng cơ chế tự chủ tài chính cũng như giúp cho thông tin thu thập được đầy đủ chính xác, phong phú.v.v… phục vụ tốt cho quá trình thực hiện luận văn.

2.2.3. Phương pháp phân tích.

Để tiến hành phân tích hoạt động tài chính người ta không dùng riêng lẻ

một phương pháp phân tích nào mà sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích với nhau để đánh giá tình hình đơn vị một cách xác thực nhất, nhanh nhất

Phương pháp phân tích hoạt động tài chính là hệ thống các phương pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, quan hệ, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, xong phương pháp chủ yếu là phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ

2.2.3.1. Phương pháp so sánh:

Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đính phân tích mà xác định gốc so sánh.Gốc so sánh có thể chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ (điểm) được chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích( hoặc điểm phân tích) . Các trị số của chỉ tiêu tính ra ở từng kỳ tương ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Và để phục vụ mục đích phân tích người ta có thể so sánh bằng các cách: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng sô bình quân.

Luận văn sử dụngPhương pháp so sánh trong kỳ phân tích tài chính là:

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của đơn vị, thấy được sự cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của đơn vị

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy được tình hình tài chính của đơn vị đang ở tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với các đơn vị khác cùng ngành.

- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng hợp ở mỗi bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy đựơc sự biến đổi cả

về số tương đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ:

Là Phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ xung và hoàn thiện. Bởi lẽ:

Thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính đựơc cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ lệ tài chính của đơn vị.

Thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.

Thứ ba, phương pháp phân tích này giúp cho nhà phân tích khai thác có hiệu quả các số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của đơn vị với các tỷ lệ tham chiếu

Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính được phân tích thành các nhóm tỷ lệ về nội dung thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm các tỷ lệ về năng lực hoạt động.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)