Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự chủ tài chính của trường đại học Công nghiệp Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 49 - 53)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vài nét về trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự chủ tài chính của trường đại học Công nghiệp Hà Nội

2.1.5.1. Chức năng nhiệm vụ, quy mô đào tạo của trường.

Cơ cấu của Trường ĐHCNHN khá lớn. Bao gồm: Ban Giám hiệu, Các Khoa/Trung tâm đào tạo, Các phòng ban chức năng.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu:

1. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và các trình độ thấp hơn thuộc các ngành: Cơ khí, động lực, điện, nhiệt, điện tử, công nghiệp thực phẩm, hóa,may thời trang, công nghệ thông tin, kinh tế, ngoại ngữ, sinh học, môi trường, khách sạn du lịch, sư phạm kỹ thuật và các ngành khác theo quy định của pháp luật.

2. Đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật – kinh tế chuyên ngành, công nhân kỹ thuật bậc cao đạt tiêu chuẩn quy định của nhà nước.

3. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành được phép đào tạo theo quy định của nhà nước.

4. Tổ chức và thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý người học, tổ chức các hoạt động đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục.

5. Tổ chức nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ.

Khoa Cơ khí

HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Phòng Đào

tạo

Phòng Tài chính

Kế toán

Phòng KHCN Phòng

Tổ chức hành chính

Phòng công CT - HSSV

Phòng quản trị

TT Quản

lý chất lượng

TT Ký túc

TT Thư viện

TT dịch

vụ nhà

ăn

Công ty HTĐT

&

XKLĐ

Khoa CN TT

Khoa CN may thời trang

Khoa CN ôtô

Khoa Điện

Khoa Điện tử

Khoa Khoa học

cơ bản

Khoa Kinh tế

Khoa SP Du lịch

Khoa tại chức

Khoa Mác

Lê Nin

Khoa Ngoại

ngữ Khoa

CN hoá

Khoa ĐT HT Quốc

tế Khoa

GD TC Quốc phòng

TT Việt Nhật

TT ĐT lái xe

TT SC BT thiết

bị TT Việt Hàn

TT NN Tin học

CÁC LỚP HỌC

TT Y tế Phòng

HTQT

PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG

6. Thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm, xuất khẩu lao động và chuyên gia làm việc có thời hạn ở nước ngoài, dịch vụ khoa học – công nghệ, thực nghiệm sản xuất, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo.

7. Tổ chức các hoạt động thông tin, in ấn, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo và nghên cứu khoa học theo quy định của Nhà nước.

8. Thực hiện hợp tác quốc tế, liên kết, liên thông về đào tạo - bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước.

9. Quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn được nhà nước, Bộ công thương giao và các nguồn huy động khác.

Quản lý tổ chức, biên chế theo phân cấp quản lý của Bộ công thương.

10. Giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong trường; bảo vệ tài sản, bí mật quốc gia; xây dựng và thực hiện các quy chế, biện pháp bảo hộ, an toàn lao động.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.1.5.2. Loại hình đào tạo.

Với chức năng nhiệm vụ được giao, trường Đại học công nghiệp Hà Nội đã tiến hành đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng các ngành nghề đào tạo và các cấp bậc đào tạo.

-Các cấp bậc đào tạo của trường bao gồm các trình độ: Thạc sỹ, Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng nghề. Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề,

- Loại hình đào tạo tập trung: Đào tạo đại học chính quy, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp

- Loại hình đào tạo không tập trung: Thạc sĩ, Hệ đại học vừa làm vừa học, liên thông, ngắn hạn, hợp tác liên kết đào tạo. Trường hợp tác đào tạo với các trường Đại học Hồ Nam - TQ, Đại học Anh Quốc.v.v…

- Các bậc/hệ đào tạo của trường được chi tiết tại bảng 2.2

Bảng 2.2: Các bậc/hệ đào tạocủa Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

STT Bậc/hệ

Đào tạo

Số nghề ĐT

Văn hóa đầu vào

Thời gian ĐT

1 Sau Đại học 5 Cử nhân 2 năm

2 Hệ Đại học 18 12/12 4 năm

3 Hệ Cao đẳng 16 12/12 3 năm

4 Hệ TCN 9 12/12 2 năm

5 Hệ Cao đẳng nghề 15 Bằng nghề 3/7 ,

Hệ Trung Cấp 3 năm

6 Hệ TCCN 9 12/12 2 năm

7 Hệ Liên thông CĐ-ĐH 13 Bằng TCCN 1,5 năm

8 Hệ VLVH 9 12/12 4 năm

9 Hệ liên thông VLVH

TC-ĐH 6 Bằng TCCN 3 năm

10 Hệ liên thông VLVH

CĐ-ĐH 6 Bằng VHVL-CĐ 1,5 năm

11 ĐH Hồ Nam- TQ 2 12/12 3 năm

12 ĐH Anh Quốc 1 12/12 3 năm

13 Lập trình viên Quốc tế

Aptech- Ấn độ 1 12/12 3 năm

- Các ngành, nghề đào tạo của trường ( xem chi tiết tại phụ lục số 2) 2.1.5.5. Năng lực tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế.

Như phần trên đã trình bầy về mối quan hệ giữa cơ chế tự chủ tài chính và cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế: cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ tạo sự linh hoạt trong việc cung cấp dịch vụ đào tạo để tăng nguồn thu cho nhà trường; cơ chế tự chủ về tổ chức bộ máy sẽ mở ra cơ hội làm tăng hiệu quả trong công việc được khoán với biên chế tiết kiệm được, từ đó tiết kiệm chi thông qua việc sắp xếp bộ máy, biên chế trong đơn vị và nâng cao hiệu quả làm việc bằng những sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý và đào tạo; cơ chế tự chủ về biên chế cũng tác động đến cơ

chế quản lý tài chính theo hướng tăng hiệu quả làm việc, giảm cồng kềnh ở bộ máy lao động tại những bộ phận không cần thiết, tăng lao động ở những bộ phận thiếu, tức là sử dụng lao động một cách hợp lý theo nhu cầu từ đó tiết kiệm chi trả tiền lương, tiền công lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)