Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý
Thứ nhất, Nhà nước cần phải hoàn thiện và ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật của các hoạt động sự nghiệp, trong đó có định mức kinh tế kỹ thuật đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục; cần tạo ra một hệ thống pháp luật về tài chính, kế toán trong giáo dục đào tạo được rà soát, sửa đổi và bổ sung một cách thống nhất.
Thứ hai, Chính phủ cần tăng cường hơn nữa công tác xã hội hóa trong giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng. Thực tế, với mức học phí cao có nhiều người dân không có khả năng đóng góp thì Nhà nước sẽ áp dụng chính sách hỗ trợ với nhiều hình thức khác nhau. Cần tăng cường hỗ trợ học bổng cho sinh viên giỏi và sinh viên là con em các gia đình có công với cách mạng.
Đồng thời, phát triển các chương trình tín dụng đào tạo và chương trình hỗ trợ đặc biệt với các em ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn; giảm thiểu các thủ tục trong việc cho vay sinh viên nghèo và có tính đến cơ chế hoàn trả.
Thứ ba, thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng. Tùy theo tầm nhìn và nhiệm vụ đào tạo, các đơn vị đào tạo điều chỉnh số lượng người học, ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với xu thế phát triển, thỏa mãn nhu cầu đào tạo của Nhà nước, của doanh nghiệp và nhu cầu của bản thân người học, từ đó mới thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta. Do đó, Bộ GD – ĐT nên cho phép các trường thuộc khối đào tạo được mở rộng khối ngành theo nhu cầu thực tế.
Thứ tư, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, Bộ Công thương thực hiện việc rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi kịp thời các chế độ, định mức chi tiêu hành chính, các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện
cơ chế tự chủ tài chính; xây dựng định mức chi cho các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp đào tạo để nâng cao chất lượng dự toán, đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí NSNN theo hướng giao ngân sách gắn với nhiệm vụ và sản phẩm cuối cùng, nghiên cứu đổi mới việc phân bổ ngân sách theo đánh giá chất lượng hiệu quả đầu ra.
Thứ năm, về sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các Bộ, ban ngành và giữa các địa phương. Đặc biệt là sự phối hợp liên tịch giữa Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính để hướng tới tạo tính “tự chủ”
cho các trường trong việc quyết định mức thu học phí gắn với từng đối tượng người học cụ thể và từng chất lượng giáo dục khác nhau.
Thứ sáu, để đảm bảo tăng quyền tự chủ cho các ĐVSN đào tạo công lập, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công thương và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, rà soát lại các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định để có những sửa đổi bổ sung phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị “tự chủ” thực sự không những về tài chính mà về cả tổ chức, bộ máy, biên chế, học thuật.v.v…Đồng thời, đối với những trường có năng lực tài chính cao, cũng nên dần “cởi trói” cho các trường trong việc tự quyết các khoản chi đầu tư phát triển cơ sở vật chất.
KẾT LUẬN
Tài chính đối với các trường đại học có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của hệ thống đào tạo, nghiên cứu khoa học, nó vừa là phương tiện để hệ thống đào tạo duy trì được hoạt động của mình, vừa là công cụ để Nhà nước và các cơ sở đào tạo thực hiện các chức năng theo những mục tiêu đã định. Trong các trường đại học, nếu khả năng tự chủ tài chính càng cao thì việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên càng có điều kiện thực hiện tốt. Đặc biệt, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức kể cả lĩnh vực đào tạo. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả các cơ sở đào tạo của nước ngoài. Tự chủ tài chính trong giáo dục là cách nhanh nhất nâng cao sự tự chịu trách nhiệm từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong quá trình phát triển đó, quản lý tài chính là một mắt xích quan trọng trong tổng thể guồng máy hoạt động của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. Ý thức được vai trò to lớn của tự chủ tài chính, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội luôn tích cực và từng bước hoàn thiện một nền tài chính tự chủ trong đào tạo đại học tại đơn vị mình. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực tự chủ tài chính tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ.
Do giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu, bản luận văn không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự góp ý của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và đồng nghiệp giúp tác giả hoàn thiện nghiên cứu của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Tài chính năm (2009, 2010, 2011), của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
2. Báo cáo kết quả thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn (2007- 2009), theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
3. Báo cáo nhiệm vụ và phương hướng nhiệm vụ các năm (2007, 2008, 2009), của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 25/2002TT-BTC ngày 21/03/2002, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Hà Nội
5. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 50/2003/TT-BTC ngày 22/05/2003 hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ, Hà Nội.
6. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 121/2003/TT-BTC ngày 29/12/2003 hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc trong cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang sử dụng ngân sách Nhà nước, Hà Nội.
7. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 23/2003/TT-BTC ngày 21/03/2003 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi phí tổ chức hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
8. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 03/2004/TT-BTC ngày 13/01/2004, hướng dẫn kế toán các đơn vị hành chính, sự nghiệp thực hiện luận ngân sách Nhà nước và khoán chi hành chính, Hà Nội
9. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006,
hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
10. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
11. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được NSNN hỗ trợ và ngân sách các cấp, Hà Nội.
12. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách Nhà nước, Hà Nội
13. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 203/2008/TT-BTC ngày 20/10/2009 Bộ trưởng Bộ Tài chính, về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định với các tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải trích khấu hao mòn tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước, Hà Nội.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Dự thảo chiến lược giáo dục 2009-2020, Hà Nội.
15. Bộ giáo dục (1998), Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLB/GD&ĐT-TC ngày 31 tháng 8 năm 1998 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Hà Nội.
16. Bộ giáo dục (2011), Thông tư liên tịch số 46/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 20 tháng 6 năm 2001 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý thu, chi học phí đối với hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập, Hà Nội.
17. Bộ Nội vụ (2003), Thông tư số 89/2003/TT-BTC ngày 24/12/2003 hướng dẫn thực hiện về phân cấp quản lý biên chế hành chính sự nghiệp Nhà nước, Hà Nội.
18. Chính phủ (2002), Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Hà Nội.
19. Chính phủ (2004), Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 quy định về cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, Hà Nội.
20. Chính phủ (2004), Quyết định số 08/2004/QĐ-TTg ngày 15/01/2004 của thủ tướng có phê duyệt, chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2004 – 2006, Hà Nội.
21. Chính phủ (2005), Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Hà Nội.
22. Chính phủ (2002), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, của tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
23. Chính phủ (2010), Thông tư 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP, Hà Nội.
24. Quốc hội (2009), Nghị quyết số 35/2009/QH12 về chủ trương định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014 - 2015 ngày 19-06-2009 tại kỳ họp thứ 5 quốc hội khoá 12, Hà Nội.
25. Quy chế chi tiêu nội bộ năm (2013), của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
26. Quyết định mức thu học phí, phí tăng cường đầu tư cơ sở vật chất năm (2013), của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
27. Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009 - 2010, Hà Nội.
28. Thông báo số 242-TB/TW, về tiếp tục thực hiện Nghị định Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 ngày 15 tháng 4 năm 2009,Hà Nội.
29. Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo, www.edu.net.vn 30. Website của Tài chính , www.mof.gov.vn
31. Website của Bộ Công Thương, www.moi.gov.vn 32. Website của Chính phủ , www.chinhphu.vn
33. Website của cải cách hành chính, www.caicachhanhchinh.gov.vn.
34. www.moet.gov.vn 35. www.goole.com.vn 36. www.ier.edu.vn