Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sài gòn (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2 Vài nét về ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt

2.1.2.1 Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.

Đến ngày 14/11/1990 được đổi tên là ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam theo quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng.

Từ ngày 15/10/1996 đến nay ngân hàng có tên là ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam theo quyết định số 280/QĐ – NH5 của thống đống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Trong năm 1998, NHNo đã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ tồn đọng cũ và quản lý chặt chẽ hơn công tác thẩm định, xét duyệt các khoản cho vay mới, tiến hành các biện pháp phù hợp để giảm nợ thấp quá hạn.

Thành lập từ năm 1988, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, đến nay ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (AGRIBANK) hiện là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, Nông Thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.

Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách hàng.

Đến tháng 9/2011, Agribank có tổng tài sản 524.000 tỷ đồng; vốn tự có 22.176 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 478.000 tỷ đồng; tổng dư nợ 414.464 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên 37.500 người; hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với 1.065 ngân hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ;

được trên 13 triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn… Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… Agribank đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010. Trong những năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.

Năm 2008 là năm đánh dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu tiên, đó là: tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của 10 triệu hộ gia đình;

Xúc tiến cổ phần hoá các công ty trực thuộc, tiến tới cổ phần hoá Agribank theo định hướng và lộ trình thích hợp, đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hang; Giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế; Phát triển hệ

thống công nghệ thông tin, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ;

Chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển thương hiệu văn hoá Agribank.

Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và nhận thức rõ vai trò của các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng truyền thống, năm 2009 Agribank chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Banking, VnTopup, ATransfer, Apaybill, VnMart; kết nối thanh toán với Kho bạc, Hải Quan vv trong việc phối hợp thu ngân sách; phát hành được trên 4 triệu thẻ các loại. Năm 2009 cũng là năm Agribank ưu tiên và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập. Triển khai thành công mô hình đào tạo trực tuyến; Tuyển thêm trên 2000 cán bộ trẻ, được đào tạo căn bản, có ngoại ngữ và tin học nhằm chuẩn bị nguồn lực cho các năm tiếp theo. Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank đạt xấp xỉ 470.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2008; tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dư nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 242.062 tỷ đồng.

Năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009); vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR 500.

Năm 2010, Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Thực thi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại, năm 2010, HĐQT Agribank đã ban hành và triển khai Điều lệ mới về tổ chức và hoạt động của Agribank thay thế Điều lệ ban hành năm 2002. Cũng

trong 2010, Agribank được Chính phủ cấp bổ sung 10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ của Agribank lên 20.810 tỷ đồng, tiếp tục là Định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Luôn tiên phong thực thi các chủ trương của Đảng, Nhà nước, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, Agribank tích cực triển khai Nghị định số 41/2010/ NĐ-CP trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng cho vay “Tam nông” luôn chiếm 70 tổng dư nợ toàn hệ thống. Năm 2010, Agribank chính thức vươn lên là Ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ với trên 6,38 triệu thẻ, bứt phá trong phát triển các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đặc biệt là các sản phẩm thanh toán trong nước v.v… Ngày 28/6/2010, Agribank chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Campuchia. Agribank chính thức công bố thành lập Trường Đào tạo Cán bộ (tiền thân là Trung tâm Đào tạo) vào dịp 20/11/2010. Năm 2010 cũng là năm Agribank tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2010 – 2015), Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ III, Hội thao toàn ngành lần thứ VI.

Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách hàng.

Đến tháng 9/2011, Agribank có tổng tài sản 524.000 tỷ đồng; vốn tự có 22.176 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 478.000 tỷ đồng; tổng dư nợ 414.464 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên 37.500 người; hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với 1.065 ngân hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ;

được trên 13 triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn… Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… Agribank đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010. Trong những năm gần đây,

Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.

Agribank hiện có hơn 2.200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên.

Tuy nhiên cũng chính từ năm 2008 đến nay, Agribank liên tục bị phát hiện những vụ việc nổi cộm liên quan đến tham nhũng, nợ xấu, cho vay sai quy trình, vượt quyền (tại các chi nhánh) và cho vay vượt quá vốn tự có vv. Cụ thể phải kể đến những vụ việc việc sai phạm thua lỗ gần 3.000 tỷ đồng (gần 8,5 lần vốn điều lệ) tại Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (theo kết quả kiểm toán nhà nước báo cáo tài chinh năm 2009 của công ty cho thuê tài chính 2 (ALC2), hay vụ lập hồ sơ khống của khách hàng để vay vốn tại Agribank chi nhánh 8, làm giả chứng từ có giá, cổ phiếu vay 60 tỷ đồng tại Agribank chi nhánh Tân Bình, vụ lập hồ sơ khống xây dựng dự án cụm công nghiệp sạch tại xã Đông Thạnh thế chấp cho Agribank Chợ Lớn vay 42 tỷ đồng vv.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sài gòn (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)