CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – CN Bắc Sài Gòn
3.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bắc Sài Gòn trong những năm qua
3.1.1.4 Nhận xét, đánh giá chung về tình hình hoạt động của chi nhánh
Những mặt làm được
- Căn cứ vào mục tiêu và giải pháp trong tâm năm 2011 của Tổng giám đốc, chi nhánh đã bám sát và triển khai thực hiện vào hoạt động kinh doanh.
Trong năm 2011, các chỉ tiêu về nguồn vốn, dư nợ, tài chính đã có bước tăng trưởng khá, trích lập dự phòng rủi ro cao nhưng vẫn đảm bảo khả năng tài chính, khả năng thanh khoản.
- Tổ chức sắp xếp đội ngũ cán bộ lãnh đạo về phân công phân nhiệm các vị trí công tác phù hợp, phát huy năng lực đội ngũ cán bộ viên chức của chi nhánh.
- Thành lập thêm phòng giao dịch mở rộng thị phần và địa bàn hoạt động.
- Chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống mở ra các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Tuy hoạt động trên địa bàn đô thị loại 1, chịu sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng, nhưng thi phần chi nhánh luôn được giữ vững và tiếp tục phát triển. Đến nay, chi nhánh đã có 3 địa điểm giao dịch trên địa bàn quận 12 và quận Gò Vấp, đã tạo thuận lợi cho chi nhánh trong viêc thực hiện chiến lược kinh doanh và từng bước chiếm lĩnh thị trường, thị phần.
- Thực hiện tốt công tác đào tạo và tự đào tạo, tham gia tập huấn nhiều lớp đào tạo do trung ương tổ chức bên cạnh việc tự đào tạo tại chi nhánh. Tiếp tục triển khái các ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động Ngân hàng.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát không ngừng được tăng cường và đi vào nề nếp, đảm bảo nâng cao kỷ cương kỷ luật trong điều hành, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Tham gia tốt các phong trào thi đua do Trung ương phát động, phấn đấu đạt kết quả tốt các danh hiệu thi đua năm 2011.
Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua việc hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng cũng bộc lộ một số mặt còn tồn tại như sau:
- Nhìn chung chi nhánh có tích cực trong công tác huy động vốn với các giải pháp như: về chính sách khách hàng, khuyến mãi, quãng bá, mở rộng mạng lưới… nên nguồn vốn huy động tăng trưởng chưa cao, chi nhánh vẫn không hoàn thành kế hoạch nguồn vốn năm 2011.
- Hoạt động tín dụng chủ yếu là nội tệ, các hoạt động tín dụng ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh và các hoạt động dịch vụ khách trong năm 2011, chi nhánh cần có thời gian và trình độ tiếp cận khai thác, mở rộng và thu hút được khách hàng.
- Hội sở và phòng giao dịch đều là cở sở thuê từ tư nhận đã ảnh hưởng đến nhiều mặt trong việc giao dịch khách hàng và nâng cao khả năng kinh doanh hoạt động của chi nhánh.
- Việc xử lý nợ tồn đọng còn gặp khó khăn ở khâu xử lý tài sản đảm bảo.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên thực tế là đã ngừng hoạt động, phá sản nhưng luật pháp lại chưa tuyên bố giải thể, nhất là đối với DNNN. Hơn nữa, việc sử dụng trích lập dự phòng chỉ được dùng để bù đắp những khoản nợ xấu khi doanh nghiệp đã phá sản, nên việc chậm chễ trong thủ tục phá sản của doanh nghiệp gây trở ngại cho ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu, làm trong sạch bảng tổng kết.
- Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã xây dựng được Cẩm nang tín dụng. Đây là kim chỉ nam để hướng dẫn cán bộ tín dụng thực hiện đúng các quy tắc cho vay. Tuy nhiên, đôi khi cán bộ tín dụng lại áp dụng quá máy móc và cứng nhắc, không linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể, điều này là một hạn chế cần phải khắc phục. Cẩm nang tín dụng tuy được xây dựng nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập cần ngân hàng phải tiếp tục sửa đổi và bổ sung để hoàn thiện hơn nữa.
- Kinh tế đang trên đà hội nhập, áp lực cạnh tranh ngày càng cao, để tăng sức cạnh tranh, ngân hàng đã đẩy mạnh chiến lược mở rộng tín dụng bằng cách giảm lãi suất cho vay, giảm điều kiện cho vay... điều này làm tăng rủi ro cho hoạt động ngân hàng.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đó chính là những tác động từ môi trường kinh tế, chính sách vĩ mô, hệ thống luật pháp... Hiện nay, hành lang pháp lý của ta chưa được đồng bộ và đầy đủ, cần thời gian để hoàn thiện điều này gây cản trở lớn cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Trên đây là những đánh giá về việc phòng chống rủi ro tín dụng ở chi nhánh trong những năm qua. Mong rằng trong thời gian tới, chi nhánh sẽ khắc phục được những mặt yếu kém, phát huy hơn nữa điểm mạnh của mình để phát triển và khẳng định mình trong nền kinh tế hội nhập quốc tế.