CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – CN Bắc Sài Gòn
3.1.3 Phân tích thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Bắc Sài Gòn
Công tác tín dụng tại chi nhánh trong những năm qua chủ yếu tập trung vào đầu tư vốn cho nhu cầu ngắn hạn, chiếm tỷ trọng trên dưới 70 tổng dư nợ.
Nguồn vốn mà chi nhánh sử dụng cho vay chủ yếu là nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng từ dân cư.
Bảng 3.5: Tỷ lệ nợ xấu trong 3 năm 2011, 2010 và 2009
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
Tổng kết nợ xấu Kết quả
So với năm trước
Tỷ trọng
( % )
Kết quả
So với năm trước
Tỷ trọng ( % )
Kết quả
Nhóm 3 1,50 -3,00 25,86 4,50 3,64 68,08 0,86
Nhóm 4 4,30 2,20 74,14 2,10 -4,60 31,77 6,70
Nhóm 5 0,00 -0,01 0,00 0,01 0,01 0,15 0,00
Tổng nợ xấu 5,80 -0,81 6,61 -0,95 7,56
Tổng dư nợ 549,7 -64,50 614,20 64,10 550,10
Tỷ lệ nợ xấu/tổng
dư nợ ( % ) 1,06 1,08 1,37
Kế hoạch giao tỷ lệ
nợ xấu tối đa (% ) 1,50 2,00 1,64
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường niên của Agribank Bắc Sài Gòn năm 2009, 2010, 2011)
Vốn huy động của chi nhánh chỉ sử dụng được 70% để cho vay lại, còn lại phải gửi ngân hàng nhà nước dưới dạng dự trữ bắt buộc và quỹ tiền mặt tại chi nhánh để đảm bảo khả năng chi trả. Điều này nhằm ổn định và đảm bảo anh toàn thanh khoản cho chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống nói chung, nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu trong những năm qua của chi nhánh luôn được duy trì mở mức thấp hơn chỉ tiêu được giao. Ví dụ như: năm 2011, chỉ tiêu Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam giao cho chi nhánh là 1,5% thì chi nhánh đã đạt được tỷ lệ
1,06%, và năm 2010 chi nhánh đạt tỷ lệ 1,08% so với 2 được giao, năm 2009 chi nhánh đạt 1,37% so với tỷ lệ được giao là 1,64%. Đây là thành quả lao động không mệt mỏi, phấn đấu không ngừng nghỉ và là sản phẩm của sự nhạy bén, năng động trong điều hành, quản lý, kiểm soát rủi ro của toàn thể bàn lãnh đạo, cán bộ nhân viên của chi nhánh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: mặc dù dư nợ của năm 2009 và năm 2011 là xấp xỉ nhau (năm 2009 dư nợ cao hơn năm 2011 chỉ chênh lệch có 4 trăm triệu) nhưng số nợ xấu của năm 2009 lại bằng 130% số nợ xấu của năm 2011 (năm 2009 tổng nợ xấu là 7,56 tỷ đồng, năm 2011 chỉ còn 5,8 tỷ đồng). Đó chính là nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn, quyết tâm xử lý nợ xấu
0 100 200 300 400 500 600 700
Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
Năm
Tỷ đồng
Tổng dư nợ Tổng nợ xấu
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ nợ xấu
Tuy vậy, sang năm 2012 này, nền kinh tế trong nước và thế giới đang liên tục đối mặt với những khó khăn do bị ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoẳng kinh tế năm 2008. Đặc biệt vào thời điểm ngày hôm nay, khi Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam – Nguyễn Văn Bình vừa công bố trong cuộc chấp vấn đại biểu quốc hội ngày 13/6/2012 rằng tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam đã lến tới 10%, tương đương với số nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng lên tới con số 270.000 tỷ đồng và chính phủ đang chỉ đạo Ngân hàng NN Việt Nam lập đề án thành lập công ty mua bán nợ của nhà nước với số vốn lên tới 100.000 tỷ đồng nhằm tháo gỡ khó
khăn cho hệ thống ngân hàng, đồng thời qua đó nhằm tháo gỡ khó khăn cho toàn bộ nền kinh tế sau khi khơi thông nguồn vốn do đã xử lý được nợ xấu… thì đây chính là một năm tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, thách thức với chi nhánh Bắc Sài Gòn nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng Nông nghiệp nói chung.
3.1.3.1 Phân tích tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế
Bảng 3.6: Tỷ lệ nợ xấu phân theo thành phần kinh tế năm 2011, 2010 và 2009 Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
Phân theo thành
phần kinh tế Dư nợ
Nợ xấu
Tỷ lệ (%)
Dư nợ
Nợ xấu
Tỷ lệ (%)
Dư nợ
Nợ xấu
Tỷ lệ (%) 1. Doanh nghiệp nhà
nước và HTX 4,5 0,00 0,00 0,1 0,10 0,00 0,4 0,20 0,00 2. Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh 262,9 1,30 0,49 302,8 2,00 0,69 301,0 2,70 0,96 3. Hộ gia đình, cá nhân 282,3 4,50 1,59 311,3 4,51 1,45 248,7 4,66 1,87 Tổng cộng 549,7 5,80 1,06 614,2 6,61 1,08 550,1 7,56 1,37 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường niên của Agribank Bắc Sài Gòn năm 2009, 2010, 2011)
Qua số liệu trên ta thấy đối tượng cho vay của ngân hàng theo thành phần kinh tế có Hợp tác xã, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Hộ gia đình, cá nhân.
Về nợ xấu trong 3 năm qua, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế không có nhiều chuyển biến, nợ xấu qua các năm vẫn chủ yếu tập trung vào hộ gia đình cá nhân, chiếm tỷ trên 60% của tổng nợ xấu trong từng năm. Do tỷ lệ dư nợ của Doanh nghiệp nhà nước và HTX chiếm rất thấp giao động từ 0,1 tỷ đồng đến 4,5 tỷ đồng, nên số nợ quá hạn của thành phần này trong những năm qua cũng rất rất thấp, chỉ phát sinh 0,2 tỷ đồng. Nhóm chiếm tỷ lệ nợ xấu nhiều thứ 2 trong tổng số 3 nhóm ngành nghề là Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2009, số nợ xấu của nhóm này là 2,7 tỷ đồng, đến năm 2010 giảm xuống còn 2 tỷ đồng và đến năm 2011 chỉ còn có 1,3 tỷ đồng. Có được kết quả này là do chi nhánh đã rút kinh nghiệm trong thẩm định kỹ doanh nghiệp trước khi duyệt cho vay. Mục
tiêu quan trong nhất là dự án đầu tư phải có hiệu quả, từ đó khách hàng có khả năng trả nợ tốt từ hoạt động sản xuất kinh doah của mình, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng. Đây là một sự chuyển biến lớn trong tư duy của cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh, vì trước đó, nhiều khi chi nhánh quá tập trung vào tài sản đảm bảo khoản vay.
Biểu đồ 3.9 dưới đây cho chúng ta cái nhìn trực quan hơn về sự biến động tỷ lệ nợ xấu qua các năm. Nhìn chung, trong 3 năm qua tỷ lệ nợ xấu giảm đều qua các năm. Nếu như năm 2009 tỷ lệ nợ xấu là 1,37% thì đến năm 2010 chỉ còn 1,08% và đến năm 2011 chỉ còn lại 1,06% trên tổng dư nợ. Xét trên số nợ xấu, mức giảm mạnh nhất nằm ở thành phần kinh tế: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bởi sau 3 năm tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng dư nợ trong năm của nhóm này giảm 35,7% của năm 2009 xuống còn 33,3% năm 2010 và 24,1% năm 2011.
- 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 5.00
Tỷ đồng
Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm
Doanh nghiệp nhà nước và HTX
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Hộ gia đình, cá nhân
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế
Còn đối với thành phần kinh tế: Hộ gia đình, cá nhân, thì mặc dù số dư nợ xấu trong các năm qua có giảm đều từ năm 2009 đến năm 2011, tuy nhiên tỷ trọng nợ xấu của nhóm khách hàng này lại tăng đều theo từng năm. Cụ thể: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ từng năm của nhóm khách hàng này năm 2009 là 61,6%
thì đến năm 2010 tăng lên 68,2% và đến năm 2011 lên tới 75,9% trên tổng dư nợ xấu. Như vậy cú thể thấy, nợ xấu của hộ gia đỡnh cỏ nhõn chiếm đến ắ nợ xấu
của chi nhánh trong năm 2011. Điều này phản ánh thực trạng chung của nền kinh tế trong năm 2011: nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong nội tại và từ những ảnh hưởng từ khủng hoẳng kinh tế thế giới, khiến nhiều người mất việc làm, thu nhập giảm sút, hàng hóa tồn kho, khả năng trả nợ của hộ gia đình và cá nhân đều giảm mạnh.
- Phân tích tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế trong từng năm.
Tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế năm 2011, 2010 và 2009, ta có thể thấy, đến năm 2011 nợ xấu chỉ còn tồn tại ở 02 thành phần kinh tế: Kinh tế doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất, cá nhân. Riêng đối với kinh tế doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã đã không còn dư nợ quá hạn. Trong tổng số nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của hộ gia đỡnh, cỏ nhõn chiếm tỷ trong xấp xỉ ắ dư nợ quỏ hạn.
Nhìn chung, tình hình nợ xấu qua 3 năm qua, tuy nợ xấu của nhóm khách hàng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm dần theo từng năm, thì đồng thời tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng Hộ gia đình, cá nhân lại tăng dần lên tương ứng. Chi nhánh cần phải tập trung cao hơn trong công tác quản lý, đôn đốc nợ và thu hồi nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế hộ gia đình cá nhân.
3.1.3.2 Phân tích tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn cho vay
Xét tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn cho vay, nhìn chung trong cả 3 năm qua nợ xấu đều chủ yếu tập trung ở nhóm nợ trung và dài hạn. Tuy nhóm dài hạn có số dư nợ xấu thấp, nhưng khi xét tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ dài hạn thì tỷ lệ này vẫn nằm trên 1%. Với nợ trung hạn: chỉ có duy nhất năm 2010 (khi ngành ngân hàng đang mở rộng cho vay với mức tăng trưởng dư nợ lên tới 30%) nên khách hàng có nhiều cơ hội vay lại, đáo hạn, nhờ đó nợ xấu trong năm 2010 có giảm xuống còn 2,61tỷ đồng so với 3,06 tỷ đồng của năm 2009 và 3,30tỷ đồng của năm 2011.
Trái lại, với nợ ngắn hạn, mức nợ xấu giảm dần đều qua các năm. Nếu năm 2009, số nợ xấu là 4,25 tỷ thì đến năm 2010 còn là 3,8 tỷ và đến năm 2011 chỉ còn lại 2,4 tỷ đồng; kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của nhóm ngắn hạn cũng giảm
dần lần lượt như sau: 1,18% của năm 2009, 0,92% của năm 2010 và 0,62% của năm 2011.
Bảng 3.7: Nợ xấu phân theo thời hạn cho vay năm 2011, 2010 và 2009 Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường niên của Agribank Bắc Sài Gòn năm 2009, 2010, 2011)
Biểu đồ 3.9 dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự biến động trong tỷ trọng nợ xấu trong 3 năm qua.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5
Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Tỷ đồng
Năm
Nợ xấu ngắn hạn Nợ xấu trung hạn Nợ xấu dài hạn
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn cho vay
Điều này chứng tỏ chi nhánh đã có biện pháp đôn đốc cán bộ tín dụng tiến hành thu nợ và hạn chế nợ quá hạn xuống đến mức thấp nhất.
Tình hình nợ khó đòi do những năm trước để lại, mặc dù cán bộ tín dụng của chi nhánh vẫn tiếp tục thu nợ và cố gắng hạn chế để không để vượt mức.
Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
Phân loại nợ xấu theo theo thời
gian cho vay Dư nợ
Nợ xấu
Tỷ trọng
Dư nợ
Nợ xấu
Tỷ trọng
Dư nợ
Nợ xấu
Tỷ trọng 1. Ngắn hạn 389,5 2,40 0,62 413,8 3,80 0,92 358,7 4,25 1,18 2. Trung hạn 144,6 3,30 2,28 183,7 2,61 1,42 172,7 3,06 1,77 3. Dài hạn 15,6 0,10 0,64 16,7 0,20 1,20 18,7 0,25 1,34 Tổng cộng 549,7 5,80 1,06 614,2 6,61 1,08 550,1 7,56 1,37
Nhưng do khách hàng chủ yếu của chi nhánh là doanh nghiệp cá nhân, công ty cổ phần, hộ sản xuất tư nhân, cá thể vay…số vốn của họ có được là nhờ vay ngân hàng và đổ dồn vào sản xuất nông nghiệp hoặc một số ngành phụ khác. Chẳng may họ gặp rủi ro trong sản xuất thì không có nguồn vốn để trả nợ cho nên số nợ của năm trước kéo dài đến năm sau. Và năm 2011 con số nợ khó đòi bình quân là 2,1 tỷ đồng chiếm 0,5% tổng nợ xấu, và đã tăng 0,5 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ 31,2%. Mặc khác số nợ của năm trước chưa giải quyết xong thì nợ năm nay lại phát sinh. Và trong năm 2011 nợ khó đòi phát sinh là 0,9 tỷ đồng, chiếm 0,22%
trong tổng nợ xấu và tăng so với năm trước là 0,3 tỷ đồng với tỷ lệ 50% . - Phân tích tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn cho vay trong từng năm.
Những biểu đồ 3.13, 3.14 và 3.15 dưới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn cụ thể hơn ,trực quan hơn về tỷ lệ nợ xấu phân theo thời hạn cho vay trong từng năm.
Nếu như năm 2009 đa phần nợ xấu nằm ở nhóm ngắn hạn thì đến năm 2011 có sự chuyển biến rõ rệt khi tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn giảm mạnh, thay vào đó tỷ trọng nợ xấu trung hạn lại tăng lên. Điều này phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế, vì đa phần những món vay trung hạn là lấy nguồn thu nhập từ lương và khấu hao tài sản cố định. Đồng thời món vay trung hạn khi đến hạn một phần (định kỳ hàng năm), khách hàng phải rút tiền từ vốn hoạt động kinh doanh của mình ra để trả nợ cho ngân hàng mà không thể vay lại phần vốn đó để bù đắp vào kinh doanh. Chính vì vậy nên nhiều khách hàng không kịp lo đủ vốn để trả nợ đến hạn định kỳ, làm tỷ lệ nợ xấu tăng lên.