CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – CN Bắc Sài Gòn
3.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bắc Sài Gòn trong những năm qua
3.1.1.1 Cơ cấu nguồn vốn
Trong điều kiện biến động hết sức phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước hiện nay. Nhà Nước chủ trương tăng cường mọi biện pháp nhằm duy trì nền kinh tế phát triển ổn định an ninh chính trị, tạo môi trường pháp lý thu hút mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển đặc biệt là phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn song song với phát triển công nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho khu vực nông nghiệp nông thôn.
Quan điểm của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam là tập trung khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Tăng cường huy động vốn để từ đó mở rộng đầu tư là phương châm hoạt động kinh doanh, bằng viêc phát triển hình thức huy động vốn, đưa ra các biện pháp huy động vốn năng động, phù hợp để thu hút khách hàng, phải chú trọng khai thác các nguồn vốn trung và dài hạn, phát triển hình thức huy động vốn“ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu”.
Tổng nguồn vốn đến cuối năm 2011 chi nhánh đạt 620,5 tỷ đồng, giảm 83,6 tỷ đồng so với năm 2010 (704.1 tỷ đồng), với tỷ lệ giảm là 12%; tuy nhiên so với năm 2009 thì kết quả huy động vốn tăng 116 tỷ đồng, với tốc độ tăng 23%. So với kế hoạch năm 2011 đạt 96.26% (kế hoạch: 645tỷ đồng).
Trong đó, vốn huy động nội tệ: 615.4 tỷ đồng, chiếm 99.2 nguồn vốn huy động, so với năm 2010 giảm 82,7 tỷ đồng, tốc độ giảm là 11,8% và đạt 96.2% kế hoạch năm 2011. Vốn huy động ngoại tệ (quy đổi VNĐ): 5.1 tỷ đồng, chiếm 0.8
nguồn vốn huy động, giảm 0.9 tỷ đồng so với năm trước, tốc độ giảm 15% và đạt 111% kế hoạch 2011.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động huy động vốn trong 3 năm 2011, 2010, 2009
Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường niên của Agribank Bắc Sài Gòn năm 2009, 2010, 2011)
Căn cứ vào bảng 3.1 ta thấy cơ cấu nguồn vốn tại chi nhánh năm 2011 đã có bước chuyển biến rõ rệt, thể hiện chi nhánh đang dần dần đi vào ổn định hoạt động kinh doanh thong qua việc nâng cao tỷ trọng nguồn vốn huy động ổn định
Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
KQ huy động vốn phân theo cơ cấu
nguồn vốn huy động Kết quả
Tỷ trọng
(%)
So với năm trước
Kết quả
Tỷ trọng
(%)
So với năm trước
Kết quả
Tỷ trọng
(%) 1. Phân theo thời hạn
huy động 620.5 100.0 -83.6 704.1 100.0 199.7 504.4 100.0 1.1. Tiền gửi không kỳ
hạn 54.3 8.8 -1.2 55.5 7.9 11.1 44.4 8.8
1.2. Tiền gửi dưới 12
tháng 476.1 76.7 -36.4 512.5 72.8 193.5 319.0 63.2
1.3. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng
10.1 1.6 4.0 6.1 0.9 -4.5 10.6 2.1
1.4 Tiền gửi có kỳ hạn từ
24 tháng trở lên 80.0 12.9 -50.0 130.0 18.5 -0.4 130.4 25.9 2. Phân theo tính chất
nguồn vốn huy động 620.5 100.0 -83.6 704.1 100.0 199.7 504.4 100.0 2.1. Tiền gửi dân dư 452.2 72.9 93.0 359.2 51.0 125.2 234.0 46.4 2.2. Tiền gửi tổ chức
kinh tế 168.3 27.1 -176.6 344.9 49.0 74.5 270.4 53.6
3. Phân theo loại tiền
tệ 620.5 100.0 -83.6 704.1 100.0 199.7 504.4 100.0
3.1. Tiền gửi bằng
VNĐ 615.4 99.2 -82.7 698.1 99.1 198.3 499.8 99.1
3.2 Tiền gửi bằng ngoại tệ (quy đổi sang VNĐ)
5.1 0.8 -0.9 6.0 0.9 1.4 4.6 0.9
từ dân cư, nâng cao tỷ trọng nguồn vốn huy động các kỳ hạn dưới 12 tháng. Cụ thể kết quả như sau:
Đánh giá nguồn vốn huy động theo cơ cấu nguồn vốn:
0.0 100.0 200.0 300.0 400.0 500.0 600.0
Tỷ đồng
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi dưới 12 tháng
Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến
dưới 24 tháng
Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên
Kỳ hạn
Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động
Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn thì tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần đều trong các năm vừa qua, năm 2011 đạt 476,1 tỷ đồng, chiếm 76.7%, năm 2010 chiếm 72.8%, năm 2009 chiếm 63.3%. Tiền gửi kỳ hạn 12 đến 24 tháng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn, cụ thể năm 2011 đạt 10.1 tỷ tương đương tỷ lệ 1.6% trong tổng cơ cấu nguồn vốn, năm 2010 đạt 6.1tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 0.9%, năm 2009 là 10.6 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2.1% trên tổng nguồn vốn. Tiền gửi không kỳ hạn cũng duy trì tỷ lệ ổn định trong những năm qua: năm 2011 và năm 2009 đều chiếm tỷ trọng 8.8%, năm 2010 chiếm 7.9%. Riêng tỷ lệ nguồn vốn huy động kỳ hạn trên 24 tháng giảm rất đáng kể trong những năm vừa qua, tính đến cuối năm 2011, tỷ trọng nguồn vốn huy động trên 24 tháng của chi nhánh xuống chỉ còn 12,9% (tương ứng số tiền 80 tỷ đồng) so với 18.5% của năm 2010 và 25.9% của năm 2009.
Đánh giá cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn vốn huy động.
Đây có thể coi là một thành tích, phán ánh sự nỗ lực không ngừng của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong chi nhánh trong công tác huy động vốn. Bởi lẽ, tỷ trọng nguồn vốn của tổ chức kinh tế trong những năm qua liên tục giảm: từ 53.6% của năm 2009, thì đến năm 2010 còn 49%, và đặc
biệt đến năm 2011 con số này chỉ còn lại là 27,1% trong tổng nguồn vốn. Tương ứng số tiền huy động của tổ chức kinh tế giảm từ 334,9 tỷ đồng của năm 2010 xuống chỉ còn có 168,3 tỷ đồng vào cuối năm 2011. Thực tế cho thấy, tại thời điểm năm 2009, một năm sau khi chi nhánh thành lập, với mạng lưới và bề dày kinh nghiệm còn non trẻ, uy tín trên thị trường còn hạn chế, khả năng cạnh tranh không cao, đồng thời đó cũng là năm áp lực huy động vốn luôn luôn đè nặng trong chiến lược điều hành hoạt động của hệ thống nói chung và chi nhánh nói riêng, vì vậy, để đảm bảo tính thanh khoản của chi nhánh, ban giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – CN Bắc Sài Gòn đã quyết định lựa chọn quyết định táo bạo là bằng mọi giá phải đảm bảo tính thanh khoản cho chi nhánh thông qua việc huy động vốn từ tổ chức kinh tế.
Tại thời điểm đú, nguồn vốn huy động của tổ chức kinh tế lờn đến gần ẵ tổng nguồn vốn. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro trong tương lai khi nguồn vốn này đột ngột bị rút đi. Chính vì nhận thức rõ mức độ rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ tổ chức kinh tế như trên, trong suốt 02 năm qua, chi nhánh liên tục tìm kiếm, tiếp cận các nguồn vốn ổn định từ dân cư nhằm nâng cao nguồn vốn huy động và đồng thời giảm tỷ trọng nguồn vốn của tổ chức kinh tế.
0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 450.0 500.0
Tỷ đồng
Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm
Tiền gửi dân dư
Tiền gửi tổ chức kinh tế
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn vốn huy động
Kết quả đạt được thật khả quan: tỷ lệ tiền gửi dân cư liên tục tăng lên, vừa đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn, vừa tăng tỷ lệ tiền gửi ổn định từ dân cư, từ đó đảm bảo tính thanh khoản, khả năng an toàn tài chính cho chi nhánh. Cụ thể, đến năm 2011, tiền gửi dân cư đạt 452,2 tỷ, chiếm 72,9 so với 234 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46,4 của 2 năm trước đó (năm 2009). Điều này phản ánh việc ngân hàng đã thu hút được lòng tin của khách hàng đặc biệt là khách hàng cá nhân.
- Đánh giá cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ
Trong 3 năm qua, cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là bằng VNĐ, chiếm tỷ trọng trên 99%. Cụ thể năm 2011 đạt 615,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,2% trên tổng nguồn vốn; năm 2010 đạt 698,1 tỷ đồng, chiếm 99,1%
và năm 2009 đạt 499,8 tỷ đồng, cũng chiếm tỷ trọng 99,1% trên tổng nguồn vốn.
Như vậy tỷ trọng vốn huy động bằng các đồng ngoại tệ quy đổi sang VNĐ trong cả 3 năm qua đều chưa vượt quá 1% trên tổng nguồn vốn. Kết quả này cho thấy, chi nhánh còn hạn chế trong việc đa dạng hóa nguồn vốn huy động. Tính đến cuối năm 2011, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi sang VNĐ mới chỉ đạt 5,1 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 6 tỷ đồng của năm 2010, nhưng cũng tăng 0,5 tỷ đồng so với cuối năm 2009.
Nhận xét: Qua việc phân tích kết quả huy động vốn theo từng tiêu chí nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh phát triển tương đối ổn định và tăng trưởng tương đối tốt, đi vào phát triển biền vững. Tuy năm 2011 có giảm so với năm 2010, nhưng tỷ trọng vốn huy động từ dân cư vẫn tăng đều, từ đó giúp chi nhánh giảm thiểu rủi ro và bất ổn do phụ thuộc vào các tổ chức kinh tế như những năm trước. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn sử dụng vốn tại chỗ và luân chuyển vốn với ngân hàng mẹ để để hưởng phí thừa vốn nhằm tăng thu nhập.