Tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sài gòn (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – CN Bắc Sài Gòn

3.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bắc Sài Gòn trong những năm qua

3.1.1.2 Tình hình sử dụng vốn

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng. Kết thúc thời gian sử dụng (kỳ hạn) vốn được quay về người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn vốn gốc ban đầu (vốn gốc + lãi). Kinh

doanh ngân hàng là một hình thức kinh doanh đặc biệt, kinh doanh “quyền sử dụng tiền tệ” trên cơ sở đó đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh trong đó cơ bản là hoạt động thanh toán và hoạt động tín dụng.

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Sài Gòn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009

STT

Kết quả sử

dụng vốn Kết quả

Tỷ lệ ( % )

So với năm trước

Kết quả

Tỷ lệ (% )

So với năm trước

Kết quả

Tỷ lệ (% ) 1 Phân theo thời

gian cho vay 549.7 100.0 -64.5 614.2 100.0 64.1 550.1 100.0 1.1 Dư nợ ngắn hạn 389.5 70.9 -24.3 413.8 67.4 55.1 358.7 65.2 1.2 Dư nợ trung hạn 144.6 26.3 -39.1 183.7 29.9 11.0 172.7 31.4 1.3 Dư nợ dài hạn 15.6 2.8 -1.1 16.7 2.7 -2.0 18.7 3.4 2 Phân theo

TPKT 549.7 100.0 -64.5 614.2 100.0 64.1 550.1 100.0

2.1 DN nhà nước 4.5 0.8 4.5 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

2.2 DN ngoài quốc

doanh 262.9 47.8 -39.9 302.8 49.3 1.8 301.0 54.7

2.3 Hợp tác xã 0.0 0.0 -0.1 0.1 0.0 -0.3 0.4 0.1

2.4 Hộ gia đình, cá

nhân 282.3 51.4 -29.0 311.3 50.7 62.6 248.7 45.2 3 Phân theo loại

tiền tệ 549.7 100.0 -64.5 614.2 100.0 64.1 550.1 100.0 3.1 Dư nợ nội tệ 549.7 100.0 -64.5 614.2 100.0 64.1 550.1 100.0 3.2

Dư nợ ngoại tệ (quy đổi sang VNĐ)

0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường niên của Agribank Bắc Sài Gòn năm 2009, 2010, 2011)

Hoạt động thanh toán là cơ sở của hoạt động tín dụng. Thanh toán và tín dụng là hai hoạt động chủ yếu, nền tảng của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và tránh ảnh hưởng trước đến sự biến động của nền kinh tế thế giới, kinh doanh ngân hàng không ngừng phát triển ổn định, đa dạng hoá sản phẩm tạo tính phong phú cho sản phẩm phát triển các loại hình dịch vụ như tư vấn tài chính, chuyển tiền nhanh. Để từ đó góp phần quan trọng phát triển nền kinh tế nói chung, tạo sự chuyển biến và phát triển vượt bậc của nền kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Qua bảng 3.2 ta thấy ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Bắc Sài Gòn trong những năm qua nhìn chung giữ ổn định, không tăng trưởng đột biến. Đây chính là kết quả của quá trình sàng lọc, nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh. Như chúng ta đã biết, trong những năm vừa qua, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình quân của cả nước có thời điểm lên đến trên 30%, kéo theo nhiều hệ quả khó lường về chất lượng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu, sự bùng phát về tín dụng là một trong những nguyên nhân gây lên bong bóng bất động sản và nguy cơ nợ xấu gia tăng chóng mặt (đến nay, theo báo cáo gần đây nhất của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ xấu của Việt Nam có thể lên tới 10%).

Bất chấp thực tế chung về tình hình nợ xấu của toàn ngành nói chung và của cả hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam nói riêng đã lên tới con 8%, tuy nhiên đây cũng chỉ là con số trên sổ sách báo cáo sau khi đã xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh Bắc Sài Gòn trong những năm qua luôn được duy trì mở mức cho phép dưới 2%. Có được kết quả này, phần lớn là nhờ sự thận trọng trong phát triển tín dụng của chi nhánh trong những năm qua.

Đánh giá cơ cấu sử dụng vốn theo thời hạn cho vay:

0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 450.0

Tỷ đồng

Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009

Năm

Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung hạn Dư nợ dài hạn

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu sử dụng vốn theo thời hạn cho vay

Xét về cơ cấu sử dụng vốn theo thời hạn cho vay ta thấy, nhìn chung trong những năm qua chi nhánh đều tập trung đầu tư cho vay ngắn hạn với tỷ trong trên 65% của tổng dư nợ; đặc biệt tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng đều theo thời gian. Cụ thể, năm 2009, nợ ngắn hạn đạt 358,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65,2% , thì đến năm 2010 đạt 413,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 67,4% , đặc biệt đến năm 2011 dù kết quả chỉ đạt 389,5 tỷ, giảm 24,3 tỷ so với năm 2010, nhưng tỷ trọng lại tăng lên 70,9% trên tổng dư nợ. Điều này phản ánh chính sách sàng lọc dự án đầu tư, hạn chế những dự án đầu tư trung và dài hạn vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: rủi ro biến động lãi suất, rủi ro về tư cách người vay, rủi ro trong xảy ra do tác động từ thiên tai, địch họa, biến đổi khí hậu v v.

Dư nợ trung và dài hạn giảm dần trong những năm qua, từ 34,8% của năm 2009 xuống còn 29,1% vào năm 2011. Cụ thể: dư nợ trung hạn năm 2011 đạt 144,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,3% và dư nợ dài hạn đạt 15,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,8%; còn năm 2010 dư nợ trung hạn đạt 183,7 tỷ đông, chiếm tỷ trọng 29,9%, dài hạn đạt 16,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,7%; năm 2009 dư nợ trung hạn đạt 172,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 31,7%, dư nợ dài hạn đạt 18,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,4%.

- Đánh giá cơ cấu sử dụng vốn theo thành phần kinh tế:

0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0

Tỷ đồng

Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm

Doanh nghiệp nhà nước và HTX Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Hộ gia đình, cá nhân

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu sử dụng vốn theo thành phần kinh tế.

Về cơ cấu sử dụng vốn theo thành phần kinh tế, trong 3 năm qua, tỷ lệ phân phối vốn tại chi nhánh cho hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng trên 99% tổng dư nợ, phần còn lại thuộc về doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã chiếm tỷ trọng chưa tới 1%. Cụ thể, xếp cao nhất trong tổng dư nợ là dư nợ của hộ gia đình và cá nhân chiếm tỷ lệ cao nhất: 51,4% với dư nợ đạt 282,3 tỷ đồng, tuy có giảm 29 tỷ đồng so với năm 2010, nhưng tăng 33,6 tỷ đồng so với năm 2009. xếp thứ 2 là dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, năm 2011 đạt 262,9 tỷ chiếm 47,8% tổng dư nợ, giảm 39,9 tỷ so với năm 2010 và giảm 38,1 tỷ so với năm 2009. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng nợ theo thành phần kinh tế chênh lệch lớn như trên là do: chi nhánh Bắc Sài Gòn mới thành lập từ năm 2008, với nguồn vốn và năng lực còn hạn chế, để đảm bảo an toàn tín dung, chi nhánh thực hiện chủ trương chia nhỏ rủi ro: tập trung cho vay những khách hàng có nhu cầu vốn vừa và nhỏ (tối đa 40 tỷ đồng/1doanh nghiệp) và tỷ trọng khách hàng lớn như vậy cũng rất thấp. Tính đến thời điểm hiện tại, chi nhánh chỉ có 03 doanh nghiệp vay với số tiền trên dưới 30 tỷ đồng/1 doanh nghiệp. Đa phần khách hàng vay với số tiền vài trăm triệu đồng, thậm chí chi nhánh vẫn thực hiện đầu tư vốn cho hộ nông dân vay tín chấp với số tiền trên dưới 10 triệu đồng/hộ vay. Việc chia nhỏ tín dụng ra như vậy, tuy có vất

vả trong công tác cho vay, quản lý nợ, tốn kém nhiều về chi phí nhân sự hơn so với cho vay món lớn, nhưng bù lại, bằng cách đó, chi nhánh chia nhỏ rủi ro đến mức thấp nhất, hạn chế nguy cơ nợ xấu nợ quá hạn.

- Đánh giá cơ cấu sử dụng vốn theo loại tiền tệ cho vay:

Về tỷ lệ sử dụng vốn theo loại tiền tệ: trong những năm qua, chi nhánh chỉ tập trung cho vay vốn bằng VNĐ, chưa phát sinh hoạt động cho vay bằng các đồng tiền khác. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cùng với quá trình phát triển của hệ thống thanh toán quốc tế, chi nhánh đang đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vốn bằng ngoại tệ để đa dạng hóa loại hình đầu tư.

Tốc độ cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng kéo theo doanh số thu nợ cũng tăng hơn so với năm trước, nhưng tốc độ tăng của doanh số thu nợ thấp hơn việc mở rộng cho vay. Vì vậy chi nhánh cần có những biện pháp nhằm thúc đẩy cán bộ tín dụng tăng cường thu hồi nhắc nhở khách hàng trả những khoản nợ đã đến hạn và quá hạn để thu được nợ để không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của chi nhánh, và hạn chế những rủi ro trong tín dụng.

Bên cạnh đó, trong những năm qua việc tổ chức thanh toán tốt, đặc biệt chi nhánh đã áp dụng phương pháp thanh toán tại chỗ rất có hiệu quả, tạo đươc lòng tin cho khách hàng. Công tác kế toán, thanh toán và kho quỹ luôn có sự phối hợp chặt chẽ, đảm bảo an toàn tuyệt đối, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, thống kê an toàn cho kho quỹ, góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sài gòn (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)