Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng tại Agribank Bắc Sài Gòn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sài gòn (Trang 95 - 99)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – CN Bắc Sài Gòn

3.1.4 Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng tại Agribank Bắc Sài Gòn

3.1.4.1. Kết quả đạt được: Mức độ rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - CN Bắc Sài Gòn

Qua những phân tích ở trên ta nhận thấy rằng, năm 2011 chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả khả qua, đáng khích lệ trong việc nâng cao chất lượng dư nợ, giảm thiểu đáng kể nợ xấu cả ở số dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu so với tỷ lệ mà Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam giao cho. Ví như: năm 2009 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đạt 1,37%, thấp hơn 0,27% so với chỉ tiêu được giao là 1,64%, thì

đến năm 2010 tỷ lệ này còn 1,08% so với tỷ lệ 2% được giao là thấp hơn gần một nửa, cũng như vậy, đến năm 2011 tỷ lệ này đạt 1,06% là chỉ bằng ắ của kế hoạch được giao 1,5%. Đây là những kết rất khả quan, phản ánh những nỗ lực không ngừng của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên chi nhánh trong cuộc chiến chống lại nợ xấu, nợ rủi ro tại chi nhánh, góp phần không nhỏ vào mục tiêu chung của toàn hệ thống Ngân hàng nông nghiệp cũng như hệ thống ngân hàng nói chung.

3.1.4.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Bất kỳ ngành kinh doanh nào trong nền kinh tế thị trường đều gặp rủi ro.

Đặc biệt hoạt động kinh doanh của ngân hàng lại là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm càng không tránh được những rủi ro. Hơn thế nữa, rủi ro luôn tiềm ẩn lớn gây ra những tổn thất xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vậy nguyên nhân chính nào dẫn đến rủi ro?

Chu kỳ lãi suất tăng

Chu kỳ lãi suất tăng làm tăng khả năng sinh lời cao đã bắt đầu nhứng trong những năm dần chững lại và sẽ kết thúc, nhất là các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là rủi ro về lãi suất là rất lớn và các rủi ro về sáp nhập và mua lại và đầu tư chứng khoán trong lĩnh vực ngân hàng sẽ tăng cao.

Và có thể dự báo rằng xu hướng lãi suất còn có thể kéo dài trong vài năm nửa.

Lãi suất đầu vào của ngân hàng thương mại tức lãi suất huy động vốn tăng cao, cộng với chi phí cao do tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng mạnh, chi phí bù lỗ cho việc mua tín phiếu ngân hàng nhà nước, nhưng lãi suất cho vay tăng chậm, khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất cho vay thu hẹp. Thêm vào đó tốc đọ tăng trưởng dư nợ chậm hơn tốc độ huy động vốn đã làm cho lợi nhuận của ngân hàng thương mại thu hẹp, làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh và uy tín của ngân hàng.

Rủi to biến động tăng của tỷ giá hối đoái

Bên canh đó, đối với những khách hàng vay vốn bằng nội tệ, khi cần nhập khẩu họ mua ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu về sản xuất hoặc nhập hàng thành phẩm về bán ở thị trường trong nước, đến khi bán ra thị trường nội địa thì tỷ giá giảm, khiến doanh thu bằng tiền nội tệ (VNĐ) của họ giảm ngoài dự tính. Vì vậy,n ếu rủi ro này không được tính toán kỹ trước khi vay vốn, khách hàng sẽ bị rủi ro khá cao, có thể dẫn đến mất một phần khả năng chi trả và làm tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu ra tăng.

Yếu kém về chế độ kế toán, cơ chế công khai thông tin và khuôn khổ pháp lý

Hệ thống kế toán cơ chế công khai thông tin gây trở ngại không nhỏ cho việc thực hiện kỷ cương thị trường và thực thi hoạt động giám sát hiệu quả sẽ gây ra ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động cũng như gây tổn hại đến lợi nhuận của ngân hàng.

Cơ sở pháp lý cùng với thẩm quyền theo luật định của thanh tra ngân hàng cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Nếu hệ thống pháp lý không tạo điều kiện cho hoạt động thanh tra và ngân hàng có nhiều thời gian để nắm được rõ hoặc chuyển tài sản thế chấp của những khoản vay không trả nợ đúng hạn cho người vay thế chấp hay công ty, cá nhân bị phá sản gây ra tổn thất tín dụng và chi phí khoản vay sẽ cao bất thường.

Mối quan hệ giữa các hoạt động khác ảnh hưởng tới rủi ro

Hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng là một dạng kinh doanh đặc biệt mang lại tính chất tổng hợp gắn liền với các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của đất nước. Chất lượng hiệu quả tín dụng phụ thuộc vào 4 yếu tố cơ bản đó là: người đi vay, người cho vay, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý. Một kết quả của ngân hàng là kết quả tổng hợp của bốn yếu tố nói trên. Nhưng một sản phẩm của ngân hàng không phải lúc nào cũng hoàn thiện mà đôi lúc nó cũng bị rủi ro. Do vậy vấn đề rủi ro đối với sản phẩm của ngân hàng liên quan đến nhiều hoạt động khác của ngân hàng.

Rủi ro ngân hàng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do nguyên nhân chủ quan, do nguyên nhân khách quan. Nhưng dù nguyên nhân nào đó thì nó cũng chịu sự tác động của nhiều hoạt động khác nhau trong ngân hàng. Cụ thể là tình hình thanh toán, quản lý điều hành của cấp lãnh đạo, sự thiếu sót của cán bộ tín dụng, hành lang pháp lý chưa được chặt chẽ… Tất cả những vấn đề đó đều liên quan tới rủi ro của ngân hàng.

Trong cơ chế thị trường sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngành nghề, giữa các lĩnh vực, cũng có thể là sự cạnh tranh của cùng một ngành. Do vậy mà vấn đề rủi ro không thể tránh khỏi và trong lĩnh vực ngân hàng đây là lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Cho nên rủi ro trở nên phúc tạp hơn. Đối với ngân hàng chỉ cần một sự sai sót nhỏ của cán bộ tín dụng, chẳng hạn về việc thiếu thông tin về khách hàng, có thể một ngôi nhà mà khách hàng đem thế chấp đến hai ngân hàng thì vấn đề rủi ro không thể tránh khỏi.

Rủi ro thường xuyên xảy ra ở ngân hàng đó là ngân hàng huy động vốn quá lớn và dư nợ lại quá nhỏ thì xảy ra rủi ro ứ động vốn, ngân hàng không có lợi nhuận. Đây cũng là loại rủi ro gây thiệt hại cho ngân hàng và mối quan hệ giữa rủi ro với khả năng thanh toán dẫn đến mất long tin khách hàng. Khi khả năng thanh toán thấp thì khách hàng sẽ không gửi tiền vào ngân hàng và ngân hàng sẽ không có nguồn để cho vay. Mà phương châm của ngân hàng hiện nay là “đi vay để cho vay” do vậy lòng tin đối với khách hàng là điều rất quan trọng. Mặt khác khi nhu cầu vay vốn lớn, ngân hàng không có khả năng đáp ứng, trong khi không huy động được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, điều này gây hại cho ngân hàng là mất một khoản lợi nhuận. Bởi lợi nhuận của ngân hàng là do khách hàng mang lại. Và lợi nhuận có được là do sự chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra. Một khi không huy động được tiền nhàn rỗi của dân cư, ngân hàng phải đi vay các tổ chức tín dụng khác với lãi suất cao như thế sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận. Bởi vậy rủi ro là liên quan tới tình hình thanh toán cũng như sự đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra rủi ro còn chịu sự ảnh hưởng của yếu tố pháp luật. Hiện nay hành lang pháp lý của nước ta chưa được chặc chẽ, chính vì lẽ đó cũng gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh cũng như rủi ro của ngân hàng.

Như vậy rủi ro liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng, rủi ro liên quan đến hoạt động nào thì cũng đều gây thiệt hại đến hoạt động đó.

Do đó vấn đề đặt ra là cần có biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro.

3.2 Các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – CN Bắc Sài Gòn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sài gòn (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)