Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CHỦ CHỐT CẤP XÃ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã
* Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch CBCC cấp xã
Quy hoạch cán bộ là quá trình phát hiện, tạo nguồn để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Quy hoạch cán bộ là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, khắc phục tình trạng bị động, hẫng hụt trong công tác cán bộ, đảm bảo tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị.
Để thực hiện tốt công tác quy hoạch CBCC cấp xã, thị trấn, cần thực hiện tốt những vấn đề sau đây:
- Quy hoạch cán bộ phải gắn kết chặt chẽ với các khâu khác trong công tác cán bộ như: nhận xét, đánh giá cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; luân chuyển, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ là khâu quan trọng nhất, là tiền đề cho việc bố trí, sử dụng và quy hoạch cán bộ, là cơ sở để thực hiện luân chuyển, đào tạo cán bộ cho nhu cầu trước mắt và lâu dài.
- Thực hiện quy hoạch "động” và "mở": một chức danh có thể quy hoạch nhiều người và một người có thể quy hoạch nhiều chức danh; quy hoạch phải được nhận xét, đánh giá để bổ sung, điều chỉnh hàng năm, đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới có triển vọng.
- Quy hoạch cán bộ phải đồng bộ từ trên xuống dưới, Huyện ủy chỉ đạo, hướng dẫn đảng ủy các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch CBCC, lấy quy hoạch cán bộ cấp xã, thị trấn làm cơ sở cho quy hoạch cấp huyện; quy hoạch cấp huyện thúc đẩy quy hoạch cấp xã, thị trấn.
- Quy hoạch cán bộ phải mang tính khoa học và thực tiễn, vừa tạo nguồn cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãn đạo, quản lý, vừa tạo động lực thúc đẩy, phát huy nhân tố chù quan, phấn đấu vươn lên của cán bộ, đảm bảo sự
đoàn kết trong toàn đội ngũ cán bộ, đề phòng tư tưởng cơ hội, chạy theo quy hoạch.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ; đảm bảo vai trò lãnh đạo tập trung của đảng ủy xã, thị trấn gắn với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong HTCT, nhất là người đứng đầu;, đồng thời mở rộng dân chủ trong việc phát hiện nguồn, phát hiện tài năng.
- Thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ. Công khai quy hoạch CBCC cấp xã, thị trấn trong nội bộ đảng ủy để cấp ủy theo dõi, giúp đỡ; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng.
Xây dựng quy hoạch cán bộ cần đi đôi với xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vững mạnh. Từng CBCC đương nhiệm của hệ thống chính trị cấp xã, thị trấn phải có trách nhiệm cao, công tâm, khách quan trong việc đề xuất, giới thiệu, lựa chọn người kế cận. cần nhận thức sâu sắc rằng chỉ khi nào làm tốt công tác tạo nguồn cán bộ mới có lực lượng cán bộ dồi dào để phát hiện, lựa chọn những cán bộ tốt, có triển vọng đưa vào quy hoạch CBCC cấp xã, thị trấn.
* Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng:
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã hình thành và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố đào tạo, bồi dưỡng.
Hiện nay, công tác đào tạo - bồi dưỡng chưa thực sự đáp ứng về truyền thụ kiến thức, nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Những bất cập trong đào tạo, bồi dưỡng ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:
Việc đào tạo - bồi dưỡng chưa thực sự đúng đối tượng cần nâng cao năng lực trình độ để thực hiện nhiệm vụ. Công tác đào tạo - bồi dưỡng nhiều khi không gắn với quy hoạch. Do đó, tình trạng người cần đi học thì không đi
học, người không cần đi học lại cử đi học. Nhiều cán bộ đi học về không được bố trí công việc, một số sau khi được đào tạo, bồi dưỡng cũng đến tuổi nghỉ hưu. Như vậy sẽ gây lãng phí lớn trong đào tạo và sử đụng cán bộ.
Việc quản lý công tác đào tạo - bồi dưỡng vẫn còn lỏng lẻo, nhiều khi đào tạo, bồi dưỡng chỉ để hoàn thành chỉ tiêu do cấp trên giao, chưa chú trọng đến chất lượng đào tạo - bồi dưỡng. Có lúc có nơi việc đào tạo - bồi dưỡng là hình thức tiêu chuẩn hóa cán bộ, chỉ nhằm tích lũy các loại văn bằng, chứng chỉ hơn là tích lũy kiến thức để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Việc đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ cấp xã ở trường chính trị tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện là chủ yếu và rất quan trọng, ở đó cán bộ câp xã không chỉ được truyền thụ kiến thức văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ mà còn được trang bị những kiến thức về lý luận chính trị, qưản lý nhà nước. Thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng không chỉ giúp cán bộ cấp xã hiểu thêm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước mà còn giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho cán bộ.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo - bồi dưỡng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học, cơ sở vật chât không đảm bảo, số lượng và chất lượng giảng viên vừa thiếu lại vừa yếu. Do kinh phí hạn hẹp nên hàng năm số lượng cán bộ cấp xã được đào tạo - bồi dưỡng còn ít trong khi nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngày càng cao.
Nội dung chương trình đào tạo - bồi dưỡng dành cho cán bộ cấp xã còn mang nặng tính lý thuyết, thiên về lý luận, trùng lặp nhiều, chưa đi sâu vào khoa học chuyên ngành, chưa chú trọng kỹ thuật tác nghiệp hành chính và nghiệp vụ quản lý nhà nước. Chương trình thường giống nhau cho nhiều đối tượng, kiến thức nghiệp vụ cần được trang bị để cán bộ cấp xã làm việc thì
quá khái lược sơ sài, vì vậy khi đi học về khó áp dụng vào thực tiễn để giải quyết công việc.
Chế độ chính sách về đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự khuyến khích đối với cán bộ chính quyền cấp xã trong khi họ đi học để nâng cao năng lực trình độ, nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ để tạo điều kiện về vật chất và tinh thần khiến họ yên tâp học tập.
* Cơ chế tuyển dụng, bầu cử
Đối với CBCCCX đều thực hiện theo cơ chế: Đảng cử, dân bầu. Do vậy nếu công tác cán bộ không được quan tâm, không làm tốt công tác nhân sự dễ đẫn đến tình trạng “phân chia” chức vị mà không chú trọng đến trình độ, năng lực của người được đề cử.
Trên thực tế, có nhiều người trúng cử vào các vị trí chủ chốt của chính quyền cấp xã là do ‘tông to, họ lớn’, là vì anh em họ hàng, thân thích đông đúc ủng hộ, chứ chưa hẳn là họ có những phẩm chất vượt trội so với những ứng viên khác. Đó là chưa kể đến trình độ dân trí, ý thức và sự tôn trọng của nhân dân địa phương đốỉ với chính quyền cấp xã. Trong chừng mực nào đó cũng ảnh hưởng đến kết qưả bầu cử, ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã.
Việc tuyển dụng, bổ nhiệm chưa gắn với việc thi tuyển, lựa chọn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, nguồn cán bộ cấp xã còn thiếu, nhiều nơi như vùng sâu, vùng xa, vùng trung du miền núi, vùng dân tộc thiểu số, việc tuyển dụng nhiều khi mang tính hình thức, đã có sự “sắp đặt” để có chức danh mà không quan tâm đến trình độ chuyên môn được đào tạo. Thực tế hiện nay, cơ chế tuyển dụng, bầu cử khó tránh khỏi cảm tính cá nhân, thậm chí có nơi dẫn đến tiêu cực và tất yếu dẫn đến tuyển dụng, bổ nhiệm những người yếu kém về phẩm chất, năng lực, trình độ làm ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyển cấp xã.
* Chế độ chính sách
Hầu hết các chế độ chính sách về cán bộ của các địa phương trong toàn quốc đều chú trọng thu hút nhân lực vào làm ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh mà ít chú trọng đến cán bộ ở cơ sở. Do vậy, đội ngũ cán bộ cấp xã vừa yếu lại vừa thiếu. Trừ một số cán bộ được tăng cường từ cấp quận, huyện còn phần lớn cán bộ cơ sở, nhất là vùng nông thôn đều là bộ đội, đảng viên xuất ngũ trở về, phần đông trong số họ là trẻ, nhưng chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kiến thức về quản lý nhà nước.
Trong khi đó số sinh viên tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chưa có việc làm rất nhiều nhưng do chưa có chủ trương chính sách thu hút phù hợp nên không bổ sung được lực lượng này vào đội ngũ cán bộ cấp xã. Do vậy, chưa làm thay đổi được cơ cấu trình độ cấp xã.
Chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức nói chung, cán bộ công chức quyền cấp xã nói riêng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, từ khâu tuyển dụng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng bố trí sử dụng đến kiểm tra, giám sát. Do vậy ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.
* Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ CBCCCX
Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX, Thông qua công tác này mới có thể phát hiện được những tiêu cực, bất cập nảy sinh từ cán bộ và công tác cán bộ. Qua đó kịp thời khen thưởng những nhân tố tích cực, xử lý nghiêm minh những sai phạm, có như vậy mới tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đồng thời nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đối với những cán bộ chưa đạt chuẩn, luân chuyển, thay thế cán bộ
yếu kém. Tăng cường cán bộ có chất lượng cho những nơi thiếu ổn định, mất đoàn kết nội bộ.