Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Phân tích thực trạng cán bộ chủ chốt 03 xã chọn điểm khảo sát, nghiên cứu 58
3.2.1 Các thông tin chung về cán bộ chủ chốt 3 xã được khảo sát trên địa bàn huyện Sông Lô
Số lượng CBCC của 3 xã khảo sát, đại diện cho 3 vùng (vùng ven sông, vùng đồi gò và vung đồi núi) của huyện là 33 người, thông tin chung về CBCCCX của 3 xã điều tra, khảo sát được thể hiện qua bảng 3.7.
* Về giới tính, CBCCCX là nam giới ở cả 3 xã đều chiếm đa số, Nữ giới chỉ chiếm một tỷ lệ thấp. Tỷ lệ nữ giới ở xã Bạch Lưu (vùng núi), xã Nhạo sơn (vùng đồi gò) thấp nhất với tỷ lệ là 9,10%. Do vùng núi và vùng đồi gò còn mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, không muốn làm việc dưới quyền của nữ nên CBCCCX ở 2 vùng này còn thấp. Hơn nữa vùng đồng bằng còn có sự phát triển về kinh tế - xã hội cao hơn vùng đồi gò, vùng núi kéo theo sự phát triển về dân trí, về nhận thức trong đó có nhận thức về bình đẳng giới. Và điều này cũng tác động tích cực đến mức độ tham gia của cán bộ nữ vào các vị trí CBCCCX.
* Về độ tuổi:
Đa số CBCCCX của 3 xã có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao, trong đó thấp nhất xã Bạch Lưu (vùng đồi núi) với tỷ lệ 36,36%, đây là độ tuổi sung sức nhất, có nhiều khả năng phát triển nhất. Số CBCCCX độ tuổi từ 51 đến 55 tuổi ở xã Bạch Lưu (vùng đồi núi) và xã Nhạo Sơn (vùng đồi gò) chiếm tỷ lệ cao với 36,36%. Số CBCCCX có độ tuổi trẻ (dưới 30 tuổi) chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ với tỷ lệ chung của cả 3 vùng là 6,07%, tập trung vào chức danh bí thư đoàn thanh niên. Các xã trên địa bàn huyện cần chú ý quan tâm đến công tác tạo nguồn cho cán bộ chủ chốt hơn nữa và trẻ hóa đội ngũ CBCCCX.
Bảng 3.7. Một số thông tin chung về CBCC 3 xã chọn điểm nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp sô liệu điều tra năm 2016) Tiêu chí đánh giá
Vùng đồi núi cao (Xã
Bạch Lưu)
Vùng đồi gò (Xã Nhạo
Sơn)
Vùng ven Sông Lô (Xã
Cao phong)
Tổng số
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1 Giới tính 11 11 11 33 100
Nam 10 90,90 10 90,90 9 81,81 29 87,87
Nữ 1 9,10 1 9,10 2 18,19 4 12,13
2 Độ tuổi
Dưới 30 1 9,10 1 9,10 2 6,07
Từ 30 đến 50 tuổi 4 36,36 5 45,54 6 54,54 15 45,45 Từ 51 đến 55 tuổi 4 36,36 4 36,36 3 27,28 11 33,33
Trên 55 2 18,18 1 9,10 2 18,18 5 15,15
3 Trình độ văn hóa
THCS 1 9,10 1 3,04
THPT 10 90,90 11 100 11 100 32 96,96
4 Trình độ chuyên môn
Chưa qua đào tạo 1 9,10 1 3,04
Sơ cấp
Trung cấp 7 63,63 6 54,54 4 36,36 17 51,51
Cao đẳng, ĐH 3 27,27 5 45,46 7 63,64 15 45,45
5 Trình độ lý luận chính trị
Sơ cấp 2 18,19 2 6,07
Trung cấp 9 81,81 11 100 11 100 31 93,93
Cao cấp
6 Trình độ tin học
- Có chứng chỉ 6 54,54 8 72,72 10 90,90 24 72,72 - Không có
(Không biết) 5 45,46 3 27,28 1 9,10 9 27,28
7 Thâm niên công tác
- Dưới 5 năm 2 18,18 1 9,10 1 9,10 4 12,13
- Từ năm 5 đến 9
năm 5 45,46 8 72,72 6 54,54 19 57,57
- Lớn hơn 10 năm 4 36,36 2 18,18 4 36,36 10 30,30
* Về trình độ chuyên môn
Bảng 3.7 cho thấy số cán bộ chuyên môn chưa qua đào tạo là 01 đồng chí ở xã Bạch Lưu chiếm 9,10%, xã có tỷ lệ cán bộ trung cấp cao nhất là Bạch Lưu 63,63%, tiếp đến là xã Nhạo Sơn 54,54%, cuối cùng là xã Cao Phong 36,36%. Tỷ lệ CBCCCX có trình độ cao đẳng, đại học ở xã Cao Phong là cao nhất với 63,64%, tiếp đến là xã Nhạo Sơn với tỷ lệ 45,46%, thấp nhất là xã Bạch Lưu với tỷ lệ 27,27%. So với bình quân chung của toàn huyện là khá cao.
* Về trình độ lý luận chính trị:
Đa số cán bộ chủ chốt có trình độ trung cấp lý luận chính trị, trong đó, 2 xã Cao Phong và Nhạo Sơn 100% CBCCCX có trình độ Trung cấp, xã Bạch Lưu 81,81%. Số CBCCCX có trình độ sơ cấp là 2 đồng chí ở xã Bạch Lưu chiếm tỷ lệ 18,19%.
* Về trình độ tin học:
Trong tổng số cán bộ chủ chốt của 3 xã được điều tra thì số người biết tin học và có chứng chỉ tin học là khá cao với 24 người chiếm tỷ lệ 72,72%;
trong đó, xã có số CBCCCX có chứng chỉ tin học (tin học văn phòng trình độ A trở lên) cao nhất là xã Cao Phong với 10/11 người chiếm tỷ lệ 90,90%, xã có số CBCCCX có chứng chỉ tin học (tin học văn phòng trình độ A trở lên) thấp nhất là xã Bạch Lưu với 6/11 người chiếm tỷ lệ 54,54%.
* Về thâm niên công tác:
Qua bảng 3.7 ta thấy số CBCCCX có thâm niên công tác từ dưới 5 năm thấp nhất là xã Nhạo Sơn và Cao Phong với 9,10%. Số CBCCCX có thâm niên từ 5 đến 9 năm có tỷ lệ cao nhất là xã Nhạo Sơn (vùng đồi gò) với 72,72%, tiếp đến là xã Cao Phong với 54,54%, thấp nhất la xã Bạch Lưu với 45,45%. Số CBCCCX có thâm niên lớn hơn 10 năm ở xã Cao Phong và Bạch Lưu chiếm tỷ lệ cao nhất 36,36% cuối cùng là xã Nhạo Sơn 18,18%.
* Điều kiện cơ sở vật chất và môi trường làm việc của cán bộ câp xã:
- Xã Bạch Lưu:
Bảng 3.8. Trang thiết bị làm việc của cán bộ chủ chốt xã Bạch Lưu
Tiêu chí
Cán bộ chủ chốt cấp xã Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
- Điện thoại bàn 2 16,67
- Máy vi tính riêng 5 41,66
- Máy vi tính chung 2 16,67
- Máy tính có nối mạng Internet 7 100,0
' (Nguồn: Tác giả tổng hợp sô liệu điều tra năm 2016)
Qua bảng 3.8 cho thấy trang thiết bị làm việc cho CBCC xã Bạch Lưu có số CBCC được trang bị điện thoại bàn làm việc chiếm 16,67%; số CBCC được trang bị máy tính riêng chiếm 41,66%; còn lại là sử dụng máy tính chung, 100% các máy tính có nối mạng Internet.
- Xã Nhạo Sơn
Bảng 3.9. Trang thiết bị làm việc của cán bộ chủ chốt xã Nhạo Sơn
Tiêu chí
Cán bộ chủ chốt cấp xã Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
- Điện thoại bàn 3 25,00
- Máy vi tính riêng 7 58,33
- Máy vi tính chung 2 16,67
- Máy tính có nối mạng Internet 9 100,0
' (Nguồn: Tác giả tổng hợp sô liệu điều tra năm 2016)
Trang thiết bị làm việc cho CBCC xã Nhạo Sơn được thể hiện qua bảng 3.12, số CBCC được trang bị điện thoại bàn làm việc chiếm 25,00%; số CBCC được trang bị máy tính riêng chiếm 58,33%; còn lại là sử dụng máy tính chung, 100% các máy tính có nối mạng Internet.
- Xã Cao Phong
Bảng 3.10. Trang thiết bị làm việc của cán bộ chủ chốt xã Cao Phong
Tiêu chí Cán bộ chủ chốt cấp xã
Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
- Điện thoại bàn 4 33,33
- Máy vi tính riêng 12 100,0
- Máy vi tính chung 2 16,67
- Máy tính có nối mạng Internet 14 100,0
' (Nguồn: Tác giả tổng hợp sô liệu điều tra năm 2016)
Trang thiết bị làm việc cho CBCC xã Cao Phong được thể hiện qua bảng 3.13, số CBCC được trang bị điện thoại bàn làm việc chiếm 33,33%; số CBCC được trang bị máy tính riêng 100%, 100% các máy tính có nối mạng Internet.
Về cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc tại 3 xã điều tra nhìn chung về cơ bản đáp ứng được nhu cầu công việc. Mặc dù, mấy năm trở lại đây, trụ sở làm việc ở các xã được xây dựng mới, khang trang, các chức danh cán bộ khối Đảng và Chính quyền đều có phòng làm việc riêng, tuy nhiên một số chức danh khối đoàn thể được bố trí ghép phòng làm việc (Hội CCB ghép với đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ ghép với Hội Nông dân,...).
Số cán bộ chủ chốt được trang bị điện thoại bàn thấp nhất xã Bạch Lưu 16,67%, cao nhất xã Cao phong 33,33%, số còn lại đều dùng điện thoại cá nhân để làm việc.
Số cán bộ được trang bị máy tính riêng cao nhất xã Cao phong 100%, xã Nhạo Sơn là 58,33%, xã Bạch Lưu là 41,66% ở 2 xã Nhao Sơn và Bạch Lưu chủ yếu là các chức danh Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND xã và Bí thư Đảng ủy, Phó bí thư Đảng ủy, số còn lại cơ bản là dùng chung máy Văn phòng UBND và văn phòng Đảng ủy.
Như vậy, cơ sở trang thiết bị làm việc cho đội ngũ CBCC xã Cao Phong (vùng ven sông) được đầu tư tốt nhất. Đây là xã có điều kiện tốt về phát triển kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân cao. Do có yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý vì vậy xã có điều kiện để phát triển kinh tế xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đối với 2 xã Nhạo Sơn (vùng đồi gò) và xã Bạch Lưu (vùng đồi núi) do điều kiện về vị trí địa lý, yếu tố kinh tế xã hội trình độ dân trí còn hạn chế so với vùng ven sông vì vậy, điều kiện phát triển kinh tế xã hội thấp. Đó cũng là những hạn chế cho quá trình đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đội ngũ CBCC thực hiện nhiệm vụ được giao trên địa bàn.