Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng CBCCCX ở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc (Trang 44 - 50)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CHỦ CHỐT CẤP XÃ

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng CBCCCX ở một số địa phương trong nước

* Tỉnh Gia Lai

Thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU ngày 17/4/2009 về đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn giai đoạn 2009-2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Đề án số 03-ĐA/TU ngày 12/6/2009 về tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học bố trí về cơ sở công tác. Hiện nay, Ban chỉ đạo, Ban quản lý điều hành Đề án đã tiến hành tuyển chọn được 115 sinh viên có trình độ đại học thuộc một số ngành chuyên môn để về các xã thuộc vùng II, vùng III công tác.

Trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ là người địa phương, tỉnh Gia Lai gặp một số khó khăn như: thiếu nguồn cán bộ ở những xã vùng II, vùng III, nhận thức của một số cán bộ, đảng viên còn hạn chế, nhầm lẫn giữa công tác quy hoạch cán bộ với công tác nhân sự, do đó về cơ cấu, bố trí, sử dụng, quy hoạch cán bộ nhiều nơi còn thiếu đồng bộ, thiếu khoa học, nên tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ còn thấp, dẫn tới tình trạng một số người trong diện quy hoạch được cử đi ĐTBD nhưng khi ra trường không bố trí công tác được. Một số sinh viên theo Đề án số 03 của Tỉnh ủy khi về cơ sở chưa am hiểu về phong tục, tập quán của từng địa phương, nhiều người không biết tiếng của đồng bào dân tộc, lúng túng trong công việc. Một số cấp ủy,

chính quyền chưa thực sự quan tâm, hướng dẫn để sinh viên sớm tiếp cận với công việc hoặc bố trí công việc không phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo.

Chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn Thực hiện Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã giao cho Sở Nội vụ thẩm định việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới cho số công chức đang hưởng lương theo ngạch, bậc và số cán bộ chuyên trách có bằng chuyên môn phù hợp với chức danh đang đảm nhận theo đúng quy định; đồng thời ban hành Quyết định số 27/2010/QĐ- UBND ngày 15/11/2010 về số lượng CBCC đối với xã, phường, thị trấn; theo đó, đã quy định xã, phường, thị trấn loại I được bố trí tối đa không quá 25 người, loại II được bố trí tối đa không quá 23 người, loại III được bố trí tối đa không quá 21 người. Về chế độ tiền lương cán bộ chuyên trách, những người không có bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ thì hưởng theo bảng lương chức vụ, những người có bằng cấp chuyên môn (kể cả trung cấp lý luận chính trị, cao cấp lý luận chính trị) thì được hưởng mức lương theo ngạch, bậc; công chức chuyên môn thực hiện hưởng lương ngạch, bậc theo chuyên ngành được đào tạo như công chức cấp huyện và tỉnh. Ngày 30/12/2011 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 43/2011/QĐ-UBND quy định về chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; theo đó, ở những đơn vị cấp xã loại I được bố trí không quá 22 người, xã loại II được bố trí không quá 20 người, xã loại III được bố trí không quá 19 người. Về mức phụ cấp, chia làm 2 nhóm: nhóm I có 16 chức danh, được hưởng mức phụ cấp bằng 100% mức lương tối thiểu; nhóm II có 05 chức danh, được hưởng mức phụ cấp bằng 85% mức lương tối thiểu. Đối với thôn, làng, tổ dân phố, thực hiện theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ, có 03 chức danh;

ngoài ra, ngân sách của địa phương đảm bảo 100% cho 07 chức danh tăng thêm, gồm: Phó Bí thư chi bộ, Phó trưởng thôn, tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận, Chi hội trưởng Nông dân, Chi hội trưởng Phụ nữ, Chi hội trưởng Cựu chiến binh, Bí thư Đoàn thanh niên. Về mức phụ cấp, chia làm 02 nhóm:

nhóm I có 03 chức danh, được hưởng mức phụ cấp bằng 75% mức lương tối thiểu; nhóm II có 07 chức danh, được hưởng mức phụ cấp bằng 50% mức lương tối thiểu. Ngoài ra, còn quy định điều kiện và mức phụ cấp cụ thể cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, làng, tổ dân phố khi phải kiêm nhiệm công việc, theo đó mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn, làng, tổ dân phố bằng 85% mức phụ cấp của chức danh được bố trí kiêm nhiệm.

UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Quy chế tuyển dụng công chức cấp xã, đồng thời phân cấp cho cấp huyện chủ động thực hiện bằng hình thức xét tuyển. UBND cấp xã căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác, số lượng, chức danh cần tuyển lập kế hoạch báo cáo UBND cấp huyện. UBND cấp huyện thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã. Hội đồng tuyển dụng có văn bản trình UBND cấp huyện ra quyết định tuyển dụng, đồng thời báo cáo Sở Nội vụ để theo dõi, quản lý. Người được tuyển dụng, ngoài các quy định chung theo Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 22/7/2009 của UBND tỉnh, thì công chức ở phường, thị trấn phải tốt nghiệp trung học phổ thông, về chuyên môn phải tốt nghiệp đại học trở lên (riêng một số ngành nghề không có nguồn tuyển, ít nhất phải tốt nghiệp trình độ trung cấp) có chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển.

Thực hiện Quyết định số 60/2009/UBND ngày 29/12/2009 của UBND tỉnh Gia Lai về việc Quy định chính sách đối với sinh viên đã tốt nghiệp đại học bố trí về cơ sở công tác theo Đề án số 03-ĐA/TU của Tỉnh ủy, trong thời gian hợp đồng lao động 36 tháng, sinh viên về công tác ở cơ sở được hưởng

các chế độ: lương hàng tháng bằng 100% mức khởi điểm của trình độ đào tạo;

phụ cấp khu vực theo địa bàn công tác; tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định; sinh viên về công tác tại các xã vùng II được hỗ trợ 10 triệu đồng, vùng III là 15 triệu đồng; hỗ trợ về chỗ ở và trang phục 300.000/người/tháng.

Để hỗ trợ cho số CBCC thực hiện việc tăng cường hoặc luân chuyển, tỉnh Gia Lai đã quy định mức hỗ trợ lần đầu 1 triệu đồng/người và trợ cấp 1 triệu đồng/người/tháng; cán bộ chủ chốt từ xã này sang xã khác là 500 ngàn đồng/người/tháng.

Để động viên, phát huy vai trò của các già làng, tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các cấp, các ngành theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình vận dụng thực hiện chế độ đãi ngộ thông qua các hình thức: tổ chức cho các già làng đi tham quan các di tích lịch sử, văn hoá của địa phương và của đất nước, tặng quà nhân ngày lễ, ngày hội, thăm hỏi khi bị đau, ốm, bệnh tật; giúp già làng phát triển kinh tế, thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo; động viên, khen thưởng già làng khi có thành tích trong dịp tổng kết các phong trào thi đua ở cơ sở.

Chế độ, chính sách đối với CBCCCX đã được tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện tương đối tốt, đảm bảo quyền lợi về chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp cho CBCC, cán bộ không chuyên trách cấp xã và ở thôn, tổ dân phố.

Một số đơn vị đã mạnh dạn tuyển dụng học sinh, sinh viên được đào tạo cơ bản, có bằng cấp chuyên môn để thay thế cán bộ lớn tuổi, trình độ chuyên môn yếu. Nhiều đơn vị cấp xã mạnh dạn trích ngân sách của địa phương để hợp đồng với một số sinh viên có trình độ chuyên môn đảm nhiệm một số chức danh không chuyên trách nhằm tạo nguồn cán bộ tại chỗ.

* Thành phố Đà Nẵng

Một trong mười sự kiện nổi bật nhất thành phố năm 2009 chính là Đề án “Tạo nguồn cán bộ cho chức danh Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND phường, xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” (Đề án 89) do Ban Tổ chức

Thành ủy chủ trì. Thực hiện thành công Đề án này, thành phố không chỉ xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi về chuyên môn mà còn vững vàng về bản lĩnh chính trị, phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, thích ứng với phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội. Đến nay, đã có 136 người tốt nghiệp được bố trí công tác tại các phường, xã. Sau gần 2 năm công tác đã có 18 người được bầu, chỉ định, bổ nhiệm giữ các chức vụ chủ chốt phường, xã.

Thành phố đặc biệt chú trọng tới việc tổ chức các lóp bồi dưỡng như:

kỹ nãng xây dựng kế hoạch kỹ nẵng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo văn bản, lập hồ sơ công việc, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong viêc thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”... Bên cạnh đó thành phố cũng đã tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho những người hoạt động không chuyên trách phường, xã.

Đến nay, 76% cán bộ, công chức phường, xã ở thành phố Đà Nẵng có trình độ trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ trở lên, 75% có trình độ trung, cao cấp lý luận chính trị, 54% trung cấp hành chính và kiến thức quản lý NN.

Không chỉ từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại chỗ theo hướng chuẩn hóa, gắn với quy hoạch, thành phố Đà Nẵng còn ban hành nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ để bố trí công tác tại phường, xã, góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức. Trong các năm qua, thành phố đã tiếp nhận 114 sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy, công lập, bố trí về công tác tại UBND các phường, xã. Trong số cán bộ này, hiện nay đã có 15 người được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường, xã; 47 người đã đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ngoài ra, có 18 cán bộ chủ chốt phường, xã được cử tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý dành cho cán bộ trẻ.

Xây dựng được đội ngũ cán bộ phường, xã giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ đã khó, để giữ chân người tài làm việc tại cơ sở càng khó hơn. Ngoài các quy định hiện hành, thành phố còn hỗ trợ thêm một số chế độ, chính sách để

cán bộ, công chức và những người không hoạt động chuyên trách cải thiện đời sống, yên tâm công tác như: quy định phụ cấp chức vụ lãnh đạo hàng tháng cho chỉ huy trưởng quân sự phường, xã và trưởng công an xã; tăng 10%

phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ, công chức kiêm nhiệm các chức danh và tăng 30% phụ cấp kiêm nhiệm cho Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND phường, xã; phụ cấp hàng tháng cho người làm công tác tôn giáo, người làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; tăng thêm mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách theo trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, những người hoạt động không chuyên trách được tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và hưởng các chế độ bảo hiểm khác như cán bộ, công chức phường, xã...

Riêng đối tượng là sinh viên khá, giỏi thuộc điện tiếp nhận theo chính sách thu hút nguồn nhân lực, học viên Đề án 89 bố trí công tác tại phường, xã được hưởng 1.000.000 đồng/tháng, trong vòng 60 tháng. Thành phố cũng đã hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để khuyến khích 18 cán bộ công chức phường, xã không đủ chuẩn nghỉ việc và cán bộ có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi do không đủ điều kiện để tham gia cấp ủy phường, xã trong nhiệm kỳ 2010-2015.

Chính nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, đến nay, Đà Nẵng có 95,8% cán bộ, công chức phường, xã có trình độ chuyên môn đủ chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ và chỉ còn 6 cán bộ chủ chốt cơ sở chưa đủ chuẩn. Có thể nói chất lượng đội ngũ cán bộ công chức phường, xã của thành phố đã được tăng lên đáng kể, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ tại chính quyền cơ sở.

Bài học rút ra sau khi nghiên cứu kinh nghiệm việc nâng cao chất lượng CBCCCX xã của một số địa phương ở trong nước và trên thế giới

Tuy trình độ phát triển và đặc điểm lịch sử, kinh tế- xã hội khác nhau, nhưng các nước đều coi cải cách hành chính, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản

lý nhà nước là nhiệm vụ quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nước, là nhiệm vụ thường xuyên của các Chính phủ. Mục tiêu của cải cách hành chính, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước là để thích ứng với tình hình mới, giải quyết hữu hiệu những vấn đề mới về kinh tế - xã hội nảy sinh, trong xu thế hội nhập quốc tế, đồng thời nhanh chóng khắc phục sự bất cập của bộ máy hành chính, xoá bỏ tình trạng quan liêu, tham nhũng của cán bộ công chức nhà nước.

Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ được xác định là giải pháp quan trọng hàng đầu để tăng cường hiệu quả, hiệu lực của bộ máy hành chính nhà nước. Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp, đào tạo dài hạn kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn theo chức danh và vị trí công tác. Đặc biệt, chính phủ nhiều nước đã quan tâm đầu tư tài chính cho công tác này, coi đó là nguồn kinh phí đầu tư cho tương lai.

Để hạn chế quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Chính phủ một số nước đã xây dựng một nền hành chính công khai, dân chủ, gần dân với các giải pháp hiệu quả là: Quy định rõ chế độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ một cách công khai, minh bạch. Loại bỏ quy trình, thủ tục phiền hà, sách nhiễu, gây tốn kém cho người dân và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)