Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc (Trang 54 - 59)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Giải pháp nâng cao chất

lượng cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa

bàn huyện Sông Lô, tỉnh

Vĩnh Phúc

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ

- Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp so sánh

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: cán bộ quản lý huyện, xã, và người dân.

- Phỏng vấn chuyên gia

- Phương pháp phân tích và tổng hợp

- Số lượng, chất lượng đội ngũ CBCCCX trên địa bàn huyện Sông:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng;

- Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, QLNN - Kỹ năng giải quyết công việc...

- Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCCCX trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Mục tiêu nghiên cứu

Thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nội dung nghiên cứu

cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

Thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu thứ cấp

Kết quả nghiên cứu

- Hệ thống lý luận về chất lượng đội ngũ CBCCCX.

- Thực tiễn về chất lượng đội ngũ CBCCCX.

- Thực tiễn trên thế giới và

Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài tiến hành chọn điểm điều tra tại 3 xã đại điện cho 3 vùng của huyện là:

- Vùng miền núi: xã Bạch lưu.

- Vùng đất ruộng và đồi gò xen kẽ: xã Nhạo Sơn.

- Vùng ven Sông Lô: xã Cao Phong.

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, dân số, lao động, việc làm, tình hình sử dụng đất đai, số lượng cán bộ chủ chốt cấp xã đang công tác trên địa bàn huyện, các văn bản chính sách liên quan đến việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, những tài liệu này được thu thập tại các phòng, Ban chuyên môn thuộc Huyện ủy, UBND huyện, các Website chính thức, các tạp chí, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố...

* Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn cán bộ chủ chốt cấp xã tại 3 xã điều tra, cán bộ lãnh đạo huyện Sông Lô và người dân trong 3 xã đã chọn trên địa bàn huyện đồng thời thông qua hình thức tổ chức thảo luận với một số lãnh đạo chủ chốt cấp xã.

Do hạn chế về nguồn lực, thời gian nên tôi tiến hành mẫu điều tra theo bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1. Đối tượng và số lượng mẫu điều tra

ĐVT: Người

STT Đối tượng điều tra

Mẫu điều

tra (người)

Số lượng (người) 01 xã

Ven sông (Cao Phong)

01 xã đồi gò

(Nhạo Sơn,)

01 xã đồi núi (Bach Lưu)

1 Cán bộ chủ chốt cấp xã 33 11 11 11

2 Cán bộ cấp huyện 6

3 Điều tra người dân 60 20 20 20

Tính chung 99 31 31 31

(Nguồn: Tác giả xử lý) Nội dung điều tra đối với từng đối tượng điều tra được thể hiện chi tiết trong mẫu phiếu điều tra.

2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

* Phương pháp xử lý số liệu

Căn cứ số phiếu điều tra thu được, tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh lại trước khi tổng hợp.

Tổng hợp và xử lý thông tin, sử dụng các công cụ tính toán trên phần mềm MS EXCEL.

* Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của cán bộ chủ chốt cấp xã, tình hình sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã và những thuận lợi - khó khăn trong quá trình công tác.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hơp, phân tích để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hoá thông qua hệ thống chỉ tiêu qua các năm.

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp này tập hợp các thông tin tài liệu đã thu thập được để xây dựng các vấn đề có liên quan đến lý luận, thực tiễn về chất lượng CBCCCX và đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2.5. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia chuyên về công tác tổ chức cán bộ, những người am hiểu về sử dụng cán bộ cấp xã, những người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng... Các cán bộ quản lý ở các đơn vị, thuộc các cấp chính quyền thông qua các hội nghị... về nâng cao chất lượng cán bộ... từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.

2.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu cán bộ chủ chốt cấp xã Quy mô, cơ cấu theo độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị.

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng cán bộ chủ chôt cấp xã Phẩm chất chính trị của người cán bộ chủ chốt cấp xã.

Trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý nhà nước, trình độ năng lực của cán bộ chủ chốt cấp xã, các kỹ năng để giải quyết công việc, mức độ hoàn thành công việc của cán bộ chủ chốt cấp xã, mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân - Thời gian công tác

- Các chức vụ đã đảm nhiệm

- Mức độ thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ - Kết quả thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Mức độ xây dựng, hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)