Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh xuân mai (Trang 27 - 36)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN

1.2. Cơ sở thực tiễn của huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.1. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

* Quan niệm về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại:

Cũng nhƣ bất kỳ hoạt động nào của NHTM, đối với hoạt động huy động vốn, vấn đề hiệu quả đƣợc xem xét trên giác độ ngân hàng chính là hiệu quả kinh doanh.

Hiệu quả kinh doanh của hoạt động huy động vốn là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt đƣợc từ hoạt động huy động vốn của NHTM trên cơ sở so sánh lợi ích thu đƣợc với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của ngân hàng. Nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nguồn vốn, lao động, máy móc thiết bị, công nghệ...) của NHTM để đạt đƣợc kết quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất. Khi đó, hiệu quả inh doanh đồng nhất với hiệu quả tài chính. Dưới giác độ này thì chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể bằng các chỉ tiêu định lƣợng cụ thể và từ đó có thể tính toán so sánh được, đó là tương quan giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. [7]

Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển ngân hàng theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình huy động vốn nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu kinh doanh, phản ánh trình độ và khả năng quản lý của NHTM trong hoạt động huy động vốn. Lúc này thì phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù trừu tƣợng và nó không thể xác định đƣợc bằng các chỉ tiêu định lƣợng.

Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt động huy động vốn là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay là phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngƣợc lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực.

Riêng đối với hoạt động huy động vốn, hiệu quả đạt đƣợc còn thể hiện ở việc vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động của NHTM phải có sự tăng trưởng về số lượng để có thể thoả mãn các nhu cầu cho vay, thanh toán cũng nhƣ hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Tuy nhiên vốn huy động phải đƣợc ổn định về mặt thời gian. Nếu ngân hàng huy động đƣợc một lƣợng vốn lớn mà không ổn

định về mặt thời gian, thường xuyên có một dòng tiền lớn có khả năng bị rút ra thì lƣợng vốn dành cho vay, cho đầu tƣ sẽ không lớn. Nhƣ vậy hiệu quả sử dụng sẽ không cao và ngân hàng phải thường xuyên đối đầu với vấn đề thanh khoản. Còn nếu huy động nhiều mà không sử dụng hết thì vốn sẽ bị “đóng băng” hiến lợi nhuận sẽ bị giảm sút, do vẫn phải trả lãi và các chi phí kèm theo nhƣ chi bảo quản, kế toán, kho quỹ... mà không có khoản nào bù đắp lại.

Tóm lại, huy động vốn có hiệu quả là huy động vốn ổn định, đáp ứng đƣợc nhu cầu kinh doanh của NHTM với chi phí hợp lý, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.

* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại:

Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại bao gồm 02 nhóm chỉ tiêu chính: Nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính.

+ Nhóm chỉ tiêu tài chính bao gồm:

- Nhóm chỉ tiêu về chi phí vốn:[7]

Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Chi phí lãi mà ngân hàng trả cho khách hàng là khoản chi phí phải trả cho số tiền khách hàng gửi tại ngân hàng dựa trên lãi suất danh nghĩa mà ngân hàng công bố cho khách hàng. Tuy nhiên, lãi suất thực tế của từng nguồn vốn huy động đối với ngân hàng là cao hơn bởi vì ngoài chi phí trả lãi, ngân hàng còn phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nữa, gọi là chi phí ngoài lãi.

Đây là các hoản chi phí nhƣ: chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán, chi phí cho hoạt động marketing, quảng cáo, chi phí mua máy móc thiết bị... và các chi phí hác liên quan đến hoạt động huy động vốn.

Chi phí huy động vốn được xem xét trong tương quan với quy mô vốn huy động đƣợc để đánh giá về mặt tài chính, ngân hàng có huy động vốn hiệu quả hay không, bởi nó phản ánh một đồng vốn ngân hàng huy động đƣợc cần

phải bỏ ra bao nhiêu chi phí. Xem xét chi phí huy động vốn thông qua các chỉ tiêu sau:

Chi phí trả lãi/ tổng vốn huy động: Cho thấy để huy động đƣợc một đồng vốn thì ngân hàng cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng.

Chi phí lãi = 

n

i1 (Ai * Vi * Ni/360) Trong đó:

Ai: giá trị nguồn vốn thứ i;

Vi: lãi suất nguồn vốn thứ i (%/năm);

Ni: số ngày thực tế duy trì của nguồn vốn thứ i.

Lãi suất (Vi) ngân hàng áp dụng căn cứ vào biểu lãi suất có giá trị tại thời điểm khoản tiền gửi đƣợc hình thành.

Việc xác định chi phí đối với nguồn vốn huy động sẽ giúp nhà quản trị ngân hàng có cơ sở để định giá các dịch vụ tài chính, bao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, các loại phí dịch vụ đi èm, v..v.. cũng nhƣ xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh, quản trị tài sản và nguồn vốn hiệu quả.

Từ đó, các NHTM có thể tính đƣợc chỉ tiêu chi phí trả lãi/ tổng vốn huy động hay chính là lãi suất phải trả bình quân. Căn cứ vào chỉ tiêu này, các ngân hàng có thêm cơ sở để đưa ra mức lãi suất huy động vốn trong tương lai.

Chỉ tiêu này đƣợc tính theo công thức sau:

Lãi suất phải trả bình quân =

 n

i 1

(Ai * Vi * Ni/360)

 n

i 1

Ai

Chi phí ngoài lãi/ tổng vốn huy động (T2): Cho thấy một đồng vốn huy động đƣợc ngoài lãi tiền gửi, ngân hàng bỏ ra chi phí là bao nhiêu cho việc

quản lý, bảo hiểm tiền gửi, dự trữ, lương nhân viên, trang thiết bị, quảng cáo tiếp thị… Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ ngân hàng huy động vốn càng hiệu quả do huy động đƣợc lƣợng vốn lớn mà chi phí bỏ ra cho các hoạt động quản lý, quảng cáo tiếp thị… không nhiều.

Tỷ lệ chi phí vốn/ Tổng vốn huy động đƣợc tính nhƣ sau:

Tỷ lệ chi phí vốn/

Tổng vốn huy động = Chi phílãi + Chi phí ngoài lãi Tổng vốn huy động

Những chỉ tiêu trên thấp khi chi phí vốn của NHTM thấp đồng thời tổng vốn huy động cao. Do vậy, những chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả huy động vốn càng cao và ngƣợc lại. Nếu những chỉ tiêu này cao chứng tỏ ngân hàng tốn kém nhiều chi phí cho hoạt động huy động vốn, tức là hiệu quả huy động vốn không cao.

- Chỉ tiêu về thu nhập từ lãi: [7]

Chênh lệch thu chi lãi/ Chi phí trả lãi của ngân hàng.

Mối liên hệ nguồn vốn và tài sản là mối liên liên hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Đó là hai mặt của quá trình hoạt động của NHTM. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, tức là hả năng đáp ứng ịp thời các nhu cầu về sử dụng vốn hay hả năng sinh lời từ đồng vốn huy động được thì các NHTM cũng thường sử dụng chỉ tiêu chêch lệch thu chi lãi/

chi phí trả lãi của ngân hàng để đánh giá mối liên hệ sinh lời của tài sản và nguồn vốn cũng nhƣ hiệu quả hoạt động HĐV.

Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

Chênh lệch thu chi lãi

= Thu lãi – Chi lãi Chi phí trả lãi Chi phí trả lãi

Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để HĐV sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đồng vốn đó. Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy ngân hàng càng sử dụng hiệu quả đồng vốn huy động của mình trong việc tối thiểu hóa chi phí huy động cho đồng vốn đó.

Chênh lệch lãi suất bình quân: Một biện pháp đo lường hiệu quả chỉ tiêu thu nhập truyền thống mà các nhà quản lý sử dụng để điều hành ngân hàng là chênh lệch lãi suất bình quân, đƣợc tính nhƣ sau:

Chênh lệch lãi suất bình quân =

Thu từ lãi

– Tổng chi phí trả lãi Tổng TS sinh lời Tổng NV phải trả lãi Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian của NHTM trong quá trình huy động vốn và cho vay. Chỉ tiêu này cao khi ngân hàng huy động đƣợc nguồn vốn lớn với chi phí thấp và đem cho vay và đầu tƣ thu đƣợc lãi cao, tức là hoạt động huy động vốn có hiệu quả.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM):

NIM =

Thu từ lãi – Chi phí trả lãi Tổng tài sản sinh lời

NIM được sử dụng để đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà NHTM có thể đạt đƣợc thông qua việc iểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. NIM càng cao tức là thu nhập từ lãi của ngân hàng càng cao. Tuy nhiên theo đánh giá của hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s, tỷ lệ này nếu dưới 3% là thấp, trên 5% là quá cao. Với NIM nằm trong hoảng 3%-5%, ngân hàng có thể bảo vệ thu nhập trước rủi ro lãi suất. Như vậy, với NIM trong hoảng này, có thể coi NHTM đã huy động vốn có hiệu quả. Nếu chi phí trả lãi cho các nguồn tiền gửi và tiền vay tăng nhanh hơn thu từ lãi trên các hoản cho vay và đầu tƣ, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nếu lãi suất thị trường giảm hiến thu nhập từ các hoản cho vay và đầu tƣ giảm nhanh hơn chi phí trả lãi, NIM cũng giảm. Các nhà quản l ngân hàng phải nỗ lực hông ngừng để đảm bảo rằng chi phí HĐV hông tăng đáng ể so với thu nhập từ các tài sản sinh lời, vì điều này sẽ làm giảm NIM.

- Chỉ tiêu về doanh thu từ hoạt động huy động vốn [7]:

Doanh thu/ Tổng vốn huy động =

Tổng doanh thu Tổng vốn huy động

Ngân hàng huy động vốn để cho vay, đầu tƣ và inh doanh các dịch vụ ngân hàng hác như thanh toán trong nước và quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, tƣ vấn, uỷ thác... Các hoạt động này tạo ra doanh thu cho ngân hàng. Tất cả những hoạt động này để thực hiện đƣợc đều cần có vốn, theo mỗi quy mô và mức độ khác nhau. Do vậy, có thể coi doanh thu từ các hoạt động này cũng chính là doanh thu từ việc NHTM huy động vốn. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn ngân hàng huy động đƣợc tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy ngân hàng huy động vốn càng hiệu quả.

* Nhóm chỉ tiêu phi tài chính:

- Sự ổn định và bền vững của nguồn vốn [7]:

Tính ổn định và bền vững ở đây bao gồm sự bền vững về quy mô, ổn định về tốc độ tăng trưởng, cơ cấu nguồn vốn. Công tác huy động vốn không thể có hiệu quả khi mà nguồn vốn huy động hông đạt đƣợc quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của ngân hàng hay hông đáp ứng đƣợc nhu cầu về khối lƣợng vốn cho inh doanh; cơ cấu của ngân hàng không có sự hợp lý giữa các nguồn vốn huy động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, giữa vốn ngoại tệ và vốn nội tệ.

Sau hi đã huy động đƣợc vốn lớn thì điều mà NHTM quan tâm là tốc độ tăng trưởng ổn định của nguồn. Vì nếu quy mô vốn lớn nhưng sẽ rất khó hăn cho ngân hàng hi đƣa ra quyết định cho vay hay đầu tƣ nếu ngân hàng không kiểm soát, dự đoán được xu hướng biến động của dòng tiền rút ra và dòng tiền gửi vào. Nguồn vốn tăng đều qua các năm, đạt mục tiêu về nguồn vốn đặt ra và có tốc độ gia tăng đều đặn là nguồn vốn tăng trưởng ổn định.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm N =

Quy mô nguồn

vốn năm N – Quy mô nguồn vốn năm N-1

X 100%

Quy mô nguồn vốn năm N-1 - Cân đối giữa nguồn vốn huy động với cho vay và đầu tƣ [7]

Hiệu quả công tác huy động vốn còn đƣợc đánh giá thông qua mối quan hệ cân đối với nhu cầu cho vay và đầu tƣ.

+ Về quy mô:

Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn được đo lường bằng chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ HĐV so với cho vay và đầu tƣ =

Tổng vốn huy động Tổng dƣ nợ cho vay và đầu tƣ

Nếu nguồn vốn NHTM huy động hông đáp ứng đủ nhu cầu cho vay đối với nền kinh tế, ngân hàng sẽ không phát huy hết khả năng sinh lời và không đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh nhƣ mong muốn. Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải gánh chịu những thiệt hại do việc bị mất khách hàng từ tay các ngân hàng bạn và những chi phí cơ hội hông đáng có. Nếu NHTM huy động đƣợc một lƣợng vốn lớn nhƣng hông sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, ngân hàng phải trả các chi phí lãi và ngoài lãi cho khoản vốn bị đóng băng mà hông có khoản thu nào để bù đắp lại.

+ Về cơ cấu:

Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của NHTM. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng. Nếu cơ cấu nguồn huy động không phù hợp, hông đáp ứng đƣợc yêu cầu sử dụng thì sẽ không tối đa đƣợc dƣ nợ tín dụng và đầu tƣ, ngƣợc lại cơ cấu huy động nhiều mà sử dụng không hết thì hoạt động không hiệu quả, ngân hàng vẫn phải chịu lãi suất trên phần huy động thừa.

Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng mỗi loại vốn trên tổng nguồn vốn huy động. Cơ cấu nguồn vốn đƣợc xem là hợp lý nếu nhƣ giá trị và kỳ hạn của chúng phù hợp với giá trị và kỳ hạn của tài sản có ngân hàng đang nắm giữ.

Thông thường các NHTM vẫn sử dụng một phần nguồn vốn có kỳ hạn ngắn để đầu tƣ vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhƣng chỉ ở một tỷ lệ nhất định, vì nếu lớn hơn nữa tức là sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn thì đến một thời điểm nào đó các ngân hàng phải chịu sức ép về khả năng thanh toán.

Ngƣợc lại, nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì sẽ hó đảm bảo chênh lệch lãi suất và không hiệu quả vì nguồn vốn dài hạn có chi phí huy động cao hơn trong hi cho vay ngắn hạn thường có lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn. Mô hình cấu trúc kỳ hạn giúp chúng ta phân tích sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Dựa vào đó ngân hàng điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và danh mục tài sản để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng doanh lợi, đồng thời duy trì khả năng thanh toán (trường hợp thiếu hụt dự trữ), đầu tư thêm tài sản sinh lời (trường hợp thừa vốn), hoặc chuẩn bị tái đầu tƣ cho một tài sản sắp đến hạn.

+ Về lãi suất:

Về nguyên tắc lãi suất trên tài sản phải cao hơn lãi suất trên nguồn có cùng kỳ hạn và các tài sản có thời hạn dài hơn phải có lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí trả lãi cao hơn của bên nguồn vốn. Điều này đƣợc phản ánh qua chỉ tiêu sau:

Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào = Lãi suất đầu ra - Lãi suất đầu vào Chỉ tiêu này phải dương thì mới đảm bảo ngân hàng có thu nhập. Tuy nhiên đây mới chỉ xét đến lãi suất danh nghĩa và chƣa tính đến các chi phí ngoài lãi hác. Do vậy, chỉ tiêu này chƣa phản ánh đầy đủ thu nhập từ lãi của NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh xuân mai (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)