Hiệu quả công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Xuân Mai, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh xuân mai (Trang 67 - 72)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Hiệu quả công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Xuân Mai, thành phố Hà Nội

3.3.1. Phân tích chi phí vốn

Trong nền kinh tế mang tính cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, huy động vốn đang là vấn đề sống còn của các NHTM để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động inh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Để mở rộng thị phần và huy động ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cƣ, các ngân hàng cạnh tranh nhau về mọi mặt: công nghệ, chất lƣợng SPDV, cơ sở vật chất hạ tầng,...

Trong đó, yếu tố quan trọng cần phải kể đến chính là lãi suất huy động. Lãi suất huy động chính là công cụ quan trọng đƣợc các ngân hàng sử dụng nhằm thu hút hách hàng, gia tăng thị phần huy động vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên việc sử dụng công cụ lãi suất nhƣ thế nào để gia tăng nguồn vốn huy động mà vẫn đảm bảo khả năng tài chính cho ngân hàng là điều hông đơn giản, bởi lãi suất chính là chi phí vốn của ngân hàng. Nếu điều hành lãi suất không linh hoạt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của NHTM.

Việc quy định, điều hành lãi suất huy động vốn hiện nay tại Agribank thực hiện theo sự chỉ đạo, điều hành của NHNN. Căn cứ các văn bản hướng dẫn về lãi suất của NHNN từng thời kỳ, Agriban quy định khung và trần lãi suất huy động cho chi nhánh, khống chế chi nhánh áp dụng lãi suất cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Agribank áp dụng chính sách lãi suất huy động mở trên toàn hệ thống, tạo ra một chính sách lãi suất huy động linh họat và phù hợp với từng khu vực. Chi nhánh chủ động điều chỉnh lãi suất của đơn vị dựa trên khung và trần do Agriban quy định và linh hoạt theo tín hiệu thị trường.

Để phân tích chi phí vốn của Agriban chi nhánh Xuân Mai, phương pháp chi phí bình quân quá khứ đƣợc áp dụng để tính toán chi phí vốn và đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn.

Bảng 3.7: Phân tích chi phí vốn

Đơn vị tính: triệu đồng Năm

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TĐPT (%) Tổng nguồn vốn (1) 347.856 371.238 402.923 107,62 Chi phí trả lãi (2) 25.256 26.185 28.396 106,03 Chi phí ngoài lãi (3) 2.679 2.546 2.914 104,29 Chi phí vốn (4 = 2+3) 27.935 28.731 31.310 105,87

T1 = (2)/ (1) (%) 7,27 7,05 7,05 98,48

T2 = (3)/ (1) (%) 0,77 0,69 0,72 96,70

T3 = (4)/ (1) (%) 8,03 7,74 7,77 98,37

(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính 2015-2017 của Agribank chi nhánh Xuân Mai)

Qua số liệu phân tích trên ta nhận thấy chi phí vốn của chi nhánh, bao gồm cả chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi đều có xu hướng tăng qua các năm.

Thời gian qua số lượng ngân hàng thương mại trên địa bàn ngày một gia tăng, chính vì thế môi trường cạnh tranh càng gay gắt giữa NHNo&PTNT và các NHTM khác trên địa bàn. Do đó, để huy động đƣợc nguồn vốn, bên cạnh việc tận dụng lợi thế thương hiệu Agribank, việc có mức lãi suất huy động ổn định cũng tạo đƣợc lòng tin của khách hàng. Năm 2016, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 6,92% so với năm 2015, kéo theo chi phí trả lãi tăng 4%, song chi phí ngoài lãi tăng 25% do các khoản chi chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của hách hàng tăng dẫn đến tổng chi phí vốn tăng cao.

Tuy nhiên, đến năm 2017, tình hình huy động vốn của chi nhánh tiếp tục tăng ở mức ổn định, tổng nguồn vốn đạt 402.923 triệu đồng, tăng 8,36% so với năm 2016, chi phí vốn tăng 8,42% so với năm 2016.

3.3.2. Phân tích thu nhập từ lãi

Hiện nay, tại Agribank vẫn triển khai cơ chế điều hòa vốn giữa TSC và chi nhánh. Các chi nhánh thừa hoặc thiếu vốn đẩy vốn hoặc sử dụng vốn TSC theo mức phí điều hòa vốn do TSC quy định từng thời kỳ. Từ năm 2015 đến 2017, thu nhập từ lãi luôn lớn hơn chi phí trả lãi, mặc dù qua các năm, tổng nguồn vốn luôn lớn hơn tổng cho vay. Điều này cho thấy chi nhánh Xuân Mai là đơn vị thừa vốn, điều chuyển vốn lên TSC để nhận phí điều hòa vốn TSC trả cho chi nhánh. Năm 2015, chi nhánh thừa vốn 91.002 triệu đồng, con số này năm 2016, 2017 lần lƣợt là 58.341 triệu đồng và 34.025 triệu đồng. Điều này là do dƣ nợ cho vay của chi nhánh tăng dần qua các năm.

Bảng 3.8: Phân tích thu nhập từ lãi

Đơn vị tính: triệu đồng Năm

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 TĐPT

(%) Tổng nguồn vốn (1) 347.856 371.238 402.923 107,62 Chi phí trả lãi (2) 25.256 26.185 28.396 106,03

Thu lãi (3) 31.283 34.625 38.475 110,90

Chênh lệch thu chi lãi (4) 6.027 8.440 10.079 129,32 Tổng TS sinh lời (5) 362.362 389.568 415.578 107,09

Dƣ nợ cho vay 256.452 313.678 368.921 119,94

Điều chuyển vốn TSC 91.002 58.341 34.025 61,15

T4= (4)/ (2) (%) 23,86 32,23 35,49 121,96

T5= (3)/(5)- (2)/(1) (%) 1,31 1.83 2,21 129,89

T6= [(3)-(2)]/(5) 1,66 2,17 2,43 120,99

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và báo cáo phân tích tài chính 2015-2017 của Agribank chi nhánh Xuân Mai)

Đây là thời gian chi nhánh sử dụng vốn huy động hiệu quả nhất, tuy chi phí vốn có cao song cũng thu đƣợc lợi nhuận cao nhất, do đó hoạt động huy động vốn cũng có hiệu quả.

Chênh lệch lãi suất bình quân từ năm 2015 đến năm 2017 lần lƣợt là 1,31%, 1,83%, và 2,21%. Năm 2015 chỉ tiêu này thấp nhất là do đây là năm dƣ nợ tín dụng tăng nhƣng nguồn vốn huy động lại giảm, trong khi lãi suất huy động ở mức cao nên chênh lệch lãi suất bình quân còn thấp. Năm 2017 con số này đạt 2,21%.

Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: tỷ lệ thu nhập lãi cận biên qua các năm lần lƣợt là 1,66%, 2,17%, và 2,43%. Năm 2015, chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình quân là thấp nhất. Năm 2015, NIM đạt mức 2,06%, tăng 24,1% so với năm 2015. Năm 2017, NIM đạt 2,41%, tăng 16,99% so với năm 2017.

3.3.3. Phân tích chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động huy động vốn Doanh thu/ Tổng

vốn huy động =

Tổng doanh thu Tổng vốn huy động

Bảng 3.9: Phân tích chỉ tiêu doanh thu từ huy động vốn

Đơn vị tính: triệu đồng Năm

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 TĐPT

(%) Tổng nguồn vốn (1) 347.856 371.238 402.923 107,62 Tổng doanh thu (2) 35.326 40.034 46.574 114,82

T7= (2)/ (1) (%) 10,16 10,78 11,56 106,67

(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính năm 2015-2017 Agribank Chi nhánh Xuân Mai)

Agribank chi nhánh Xuân Mai huy động vốn để cho vay và kinh doanh các dịch vụ ngân hàng như thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thẻ, bảo

lãnh, kinh doanh ngoại tệ, ngân quỹ…Các hoạt động này đều tạo ra doanh thu cho chi nhánh. Do đó, doanh thu từ các hoạt động này thực chất cũng chính là doanh thu từ việc huy động vốn của chi nhánh. Bảng phân tích trên cho thấy tổng doanh thu của chi nhánh đều tăng trưởng khá ổn định qua các năm. Năm 2017, chỉ tiêu doanh thu/ tổng vốn huy động cao nhất đạt 11,56% cho thấy cứ 100 đồng vốn huy động, chi nhánh thu đựơc 11,56 đồng doanh thu.

3.3.4. Phân tích sự cân đối giữa nguồn vốn huy động với cho vay và đầu tư Hiện tại, Agribank chi nhánh Xuân Mai chỉ sử dụng vốn để cho vay các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế mà hông để đầu tƣ vào các lĩnh vực khác.

Bảng 3.10: Phân tích sự cân đối về quy mô giữa nguồn vốn và dƣ nợ Năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2016 2017

Tổng nguồn vốn (1) Triệu đồng 347.856 371.238 402.923 Tổng dƣ nợ (2) Triệu đồng 256.452 313.678 368.921

(3)= (1)/(2) Lần 1,36 1,18 1,09

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2015-2017 của Agribank Xuân Mai)

Bảng phân tích trên cho thấy tỷ lệ vốn huy động trên dƣ nợ cho vay từ năm 2015 đến 2017 đều xoay trong khoảng 1. Năm 2015, hoạt động tín dụng của chi nhánh chƣa thực sự mở rộng, nguồn vốn huy động dồi dào, nên tỷ lệ này đạt là 1,36, phần thừa vốn chi nhánh đƣợc điều hòa vốn với TSC để hưởng phí điều hòa vốn nội bộ. Năm 2016, dư nợ tăng 313.678 triệu đồng, nên tỷ lệ này giảm xuống 1,18, tuy nhiên vẫn là há cao. Năm 2017 nguồn vốn trên dƣ nợ giảm còn 1,09.

* Về lãi suất:

Phân tích chỉ tiêu:

Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào = Lãi suất đầu ra - Lãi suất đầu vào

Bảng 3.11: Phân tích sự cân đối về lãi suất giữa huy động vốn và cho vay Đơn vị: % STT Năm

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

1 Lãi suất đầu ra bình quân 9,01 8,77 8,33 2 Lãi suất đầu vào bình quân 5,11 5,02 4,93

3 Chênh lệch bình quân 3,90 3,75 3,90

(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính 2015-2017 của Agribank chi nhánh Xuân Mai)

Về cơ bản chi nhánh đảm bảo đƣợc nguyên tắc lãi suất trên tài sản phải cao hơn lãi suất trên nguồn có cùng kỳ hạn và các tài sản có thời hạn dài hơn phải có lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí trả lãi cao hơn của bên nguồn vốn.

Tính theo lãi suất bình quân, năm 2015 chênh lệch lãi suất của chi nhánh đạt mức cao, năm 2016 giảm xuống 3,75% và đến năm 2017 lại quay lại mức 3,9%. Tuy nhiên đây chỉ là lãi suất danh nghĩa, hông phản ánh hết chi phí và thu nhập của ngân hàng.

Trên đây là ết quả phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Xuân Mai. Trong phần sau sẽ tổng hợp đánh giá hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh dựa trên kết quả phân tích này.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh xuân mai (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)