Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Xuân Mai, thành phố Hà Nội
3.2.1. Các sản phẩm huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh Xuân Mai
Trong danh mục sản phẩm huy động vốn của Agribank từ năm 2015 đến nay, Agribank cung cấp 25 sản phẩm huy động vốn tới đối tƣợng khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng... với 3 nhóm sản phẩm chủ yếu: Tiền gửi, tiết kiệm và giấy tờ có giá. Tuy nhiên trong 3 năm hoạt động kinh doanh gần đây, một số sản phẩm không còn phù hợp, chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần qua các năm nhƣ sản phẩm tiết kiệm bảo đảm theo giá vàng, chứng chỉ có giá ngắn hạn. Thực hiện chỉ đạo của Agribank, Agribank chi nhánh Xuân Mai cũng cung cấp đến khách hàng những sản phẩm huy động vốn tương tự, tuy nhiên chỉ có một số sản phẩm tiêu biểu được phần đông hách hàng lựa chọn.
* Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà người gửi tiền vào NHTM với mục đích chủ yếu là để thanh toán, được hưởng lãi suất không kỳ hạn tùy theo từng thời kỳ. Chủ tài khoản có thể rút tiền hoặc thanh toán qua tài khoản cho bên thứ ba vào bất cứ lúc nào. Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại chi nhánh chiếm phần lớn là các tổ chức doanh nghiệp với nhu cầu thanh khoản diễn ra tương đối thường xuyên.
* Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là sản phẩm tiền gửi mà khách hàng gửi theo những kỳ hạn định trước. Cụ thể tại Agribank chi nhánh Xuân Mai đang huy động loại sản phẩm Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ với các kỳ hạn: 1, 2, 3, 6, 9, 12,13, 18 tháng và 24 tháng. Lãi suất tiền gửi cố định
từng kỳ hạn và thường gia tăng với kỳ hạn dài hơn. Khi đáo hạn, nếu khách hàng chƣa rút vốn, ngân hàng tự động chuyển toàn bộ số dƣ (lãi nhập gốc) sang kỳ hạn tương ứng và áp dụng lãi suất hiện hành cho kỳ hạn mới. Đây là nhóm sản phẩm đa dạng các loại kỳ hạn, phù hợp với tâm lý, nhu cầu thị hiếu của người gửi.
* Tiền gửi tiết kiệm bậc thang: Là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn mà lãi suất hách hàng được hưởng được xác định tương ứng với thời gian gửi thực tế, thời gian gửi càng dài, lãi suất càng cao. Khách hàng có thể rút vốn bất kỳ thời điểm nào với lãi suất tương ứng với các bậc niêm yết trên sổ. Do đó, đây là sản phẩm đƣợc ƣa chuộng nhất tại chi nhánh trong các năm qua. Tuy nhiên, theo quy định của Agriban , chi nhánh đã ngừng huy động sản phẩm này kể từ ngày 03/09/2013 và thay thế bằng sản phẩm Tiết kiệm linh hoạt.
* Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng: Tùy vào từng thời điểm cụ thể, ví dụ như các ngày lễ, Tết, kỷ niệm ngày thành lập ngân hàng... Agriban thường đưa ra chương trình huy động loại sản phẩm này với thời gian huy động khoảng từ 2-3 tháng. Vì là sản phẩm đi theo từng chương trình cụ thể nên sẽ có kỳ hạn, mức lãi suất huy động và các giải thưởng đi èm được Agribank quy định riêng. Với hình thức hấp dẫn và lợi ích của hách hàng đƣợc tăng cao nên sản phẩm này đã thu hút đƣợc sự quan tâm của đông đảo khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh.
* Tiền gửi tiết kiệm An Sinh: Đây là hình thức tiết kiệm gửi góp hướng tới mục tiêu tích lũy dài hạn cho nhu cầu học tập, mua sắm, du lịch của khách hàng hoặc người thân trong tương lai. Theo đó, hách hàng sẽ gửi một số tiền không cố định vào tài khoản để có một số tiền lơn hơn hi đáo hạn.
Kỳ hạn gửi của sản phẩm này tối thiểu 1 năm và tối đa là 2 năm. Sản phẩm này có kỳ hạn gửi dài và hình thức tính lãi chƣa linh hoạt nên số lƣợng khách hàng sử dụng nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ tại chi nhánh.
* Tiết kiệm linh hoạt: Là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn (kỳ hạn gửi tương tự tiết kiệm có kỳ hạn), theo đó trong thời gian gửi, khách hàng có thể rút một phần hoặc toàn bộ tiền gốc và được hưởng lãi suất không kỳ hạn tương ứng với số tiền và thời gian thực gửi. Số tiền còn lại tiếp tục được hưởng lãi suất đã cam ết khi khách hàng gửi tiền. Tuy đây là sản phẩm mới nhƣng nhờ tính linh hoạt và thay thế cho sản phẩm Tiết kiệm bậc thang nên đã nhận đƣợc sự quan tậm của nhiều khách hàng.
Bảng 3.4: Các sản phẩm huy động vốn
Đơn vị tính: triệu đồng
TT Loại Hình
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Thực
hiện
Tỷ trọng
(%)
Thực hiện
Tỷ trọng
(%)
Thực hiện
Tỷ trọng
(%) 1 Tiết kiệm không
kỳ hạn 29.036 8,35 25.103 6,77 23.006 5,71 2 Tiết kiệm linh
hoạt 264.976 76,17 287.313 77,39 317.444 78,78 3 Tiết kiệm dự
thưởng 50.423 14,5 55.137 14,85 57.852 14,36 4 Tiết kiệm an sinh 3.421 0,98 3.685 0,99 4.621 1,15
Tổng 347.856 100 371.238 100 402.923 100 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015-2017 của
NHNo&PTNT chi nhánh Xuân Mai)
Trên đây là các sản phẩm huy động vốn tiêu biểu tại Agribank chi nhánh Xuân Mai. Qua bảng 3.4 ta thấy đƣợc sản phẩm tiết kiệm linh hoạt chiếm tỷ trọng lớn chiếm trên 76% tổng nguồn vốn huy động và tăng dần qua các năm, sản phẩm tiết kiệm an sinh do mức lãi suất kém nên chỉ chiếm tỷ trọng dưới 1,2% trên tổng nguồn vốn huy động được, từ đó ta thấy được sản phẩm tiết kiệm linh hoạt là sản phẩm chủ chốt của chi nhánh.
3.2.2. Cơ cấu huy động theo đối tượng khách hàng
Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Thực
hiện
Tỷ trọng
(%)
Thực hiện
Tỷ trọng
(%)
Thực hiện
Tỷ trọng
(%) Vốn huy động phân theo
đối tƣợng khách hàng 347.856 100 371.238 100 402.923 100 - Tiền gửi dân cƣ 313.654 90,17 337.130 90,81 378.589 93,96 - Tiền gửi TCKT 20.135 5,79 25.134 6,77 21.657 5,37 - Tiền gửi TCTD, TCTC,
hác…. 14.067 4,04 8.974 2,42 2.677 0,67
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015-2017 của NHNo&PTNT chi nhánh Xuân Mai)
Nguồn vốn huy động từ dân cư: Năm 2015 tiền gửi huy động từ dân cƣ đạt 313.654 triệu đồng, chiếm 90,17% tổng nguồn, đến năm 2016 đạt 337.130 triệu đồng, tăng 7,48% so với năm 2015, chiếm 90,81% tổng nguồn. Năm 2017 tiền gửi dân cƣ đạt 378.589 triệu đồng, chiếm 93,96% tổng nguồn vốn, tăng 12,3% so với năm 2016. Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt của 8 tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn, Chi nhánh đã rất nỗ lực tăng trưởng nguồn vốn dân cƣ và tăng tỷ trọng vốn huy động từ dân cƣ trong tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế: Năm 2015, tiền gửi tổ chức kinh tế ở mức 20.135 triệu đồng chiếm 5,79% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2016, nguồn vốn này đạt 25.134 tỷ đồng, tăng 24,82% so với nguồn vốn huy động năm 2015, chiếm 6,77% tổng nguồn vốn huy động; đến năm 2017 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế giảm còn 21.657 triệu đồng, chiếm 5,37% so với tổng nguồn huy động.
Nguồn tiền gửi, tiền vay các Tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác:
Năm 2015, tiền gửi tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính là 14.067 triệu đồng, chiếm 4,04% so với tổng nguồn. Năm 2016, tiền gửi của tổ chức tín dụng, tài chính là 8.974 triệu đồng, chiếm 2,42% tổng nguồn huy động, giảm 36,2% so với năm 2015. Sang năm 2017, thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc ngân hàng trung ƣơng giảm toàn bộ tiền gửi của tổ chức tín dụng, Chi nhánh đã trả hầu hết nguồn tiền gửi đó. Cuối năm 2017, tiền gửi tổ chức tín dụng chỉ còn là 2.677 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,67% tổng nguồn vốn huy động.
3.2.3. Cơ cấu huy động theo thời gian huy động
Bảng 3.6: Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Thực hiện
Tỷ trọng
(%)
Thực hiện
Tỷ trọng
(%)
Thực hiện
Tỷ trọng
(%) Vốn huy động phân
theo thời gian 347.856 100 371.238 100 402.923 100 - Không ỳ hạn 29.036 8,34 25.103 6,76 23.006 5,71 - Có ỳ hạn dưới 12
tháng 125.352 36,04 140.563 37,86 161.563 40,10 - Có ỳ hạn từ 12
tháng đến dưới 24 tháng
121.213 34,85 126.321 34,03 153.247 38,03 - Có ỳ hạn trên 24
tháng 72.255 20,77 79.251 21,35 65.107 16,16
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015-2017 của NHNo&PTNT chi nhánh Xuân Mai)
Nguồn vốn không kỳ hạn: Năm 2015 đạt 29.036 triệu đồng chiếm 8,34% so với tổng nguồn vốn huy động, tuy nhiên đến 2016 nguồn vốn trên giảm còn 25.103 triệu đồng, giảm 13,79% so với năm 2015, chiếm 6,76% so
với tổng nguồn huy động. Năm 2017 nguồn vốn loại này tiếp tục giảm còn 23.006 triệu đồng, giảm 8% so với năm 2016, chiếm 5,71% so với tổng nguồn huy động (do lãi suất không kỳ hạn thấp và nền kinh tế đang phục hồi nên người dân đầu tư inh doanh…).
Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng: Đây là nguồn vốn có tính thanh khoản cao sau nguồn tiền gửi không kỳ hạn, lại có lãi suất hấp dẫn nên liên tục tăng trưởng qua các năm. Nếu như năm 2015, số dư của các tài khoản loại này đạt 125.352 triệu đồng, chiếm 36,07% so với tổng nguồn huy động, thì đến năm 2016 đạt là 140.563 triệu đồng, tăng 12,13% so với năm 2015, chiếm 37,86% so với tổng nguồn huy động; năm 2017 nguồn vốn này tăng lên 161.563 triệu đồng tương ứng 14,94% so với năm 2016, chiếm 40,1% so với tổng nguồn huy động.
Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: Cũng nhƣ nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng thì đây cũng là nguồn vốn tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2015 đạt 121.213 triệu đồng, chiếm 34,85% so với tổng nguồn huy động. Năm 2016 đạt 126.321 triệu đồng, tăng gần 5 tỷ đồng, chiếm 34,03% so với tổng nguồn; cuối năm 2017 chuẩn bị kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng trung ƣơng đã có chính sách gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng được thẻ dự thưởng khiến lƣợng vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng tăng xấp xỉ 27 tỷ đồng, đạt 153.247 triệu đồng, chiếm 38,03% so với tổng nguồn huy động.
Nguồn vốn có kỳ hạn trên 24 tháng: Năm 2015 đạt 72.255 triệu đồng, chiếm 20,77% so với tổng nguồn huy động, năm 2016 đạt 79.251 triệu đồng, tăng gần 7 tỷ đồng, chiếm 21,35% so với tổng nguồn huy động. Do thời gian để quá dài nên loại hình có kỳ hạn trên 12 tháng đến 24 tháng làm giảm nguồn vốn huy động từ sản phẩm tiền gửi tiết kiệm linh hoạt 24 tháng của
năm 2017 xấp xỉ 14 tỷ đồng còn 65.107 triệu đồng so với năm 2016, chiếm 16,16% so với tổng nguồn huy động.