PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại công ty tnhh lâm nghiệp sông kôn, tỉnh bình định (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quản lý rừng bền vững là một phương thức quản lý rừng tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu mới về quản lý rừng trên thế giới. Chứng chỉ rừng là kết quả của các hoạt động quản lý rừng bền vững đã đạt chuẩn. Nó được coi như là giấy thông hành cho các sản phẩm gỗ đạt chứng chỉ để thâm nhập các thị trường gỗ quốc tế. Vì vậy quản lý rừng nhằm đạt được chứng chỉ rừng không chỉ là yêu cầu, mà còn là mục đích và điều kiện quan trọng của các cơ sở sản xuất kinh doanh gỗ. Việc đánh giá quản lý rừng bền vững cần căn cứ và dựa theo các bộ tiêu chuẩn FSC. Trong quá trình quản lý rừng phải xác định được những khiếm khuyết, lỗi tiềm ẩn, từ đó lập kế hoạch và đề xuất giải pháp quản lý rừng một cách bền vững.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu:

2.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Sử dụng kế thừa và tham khảo kết quả nghiên cứu đã được công bố của các nhà khoa học, các tổ chức có các công trình nghiên cứu về công tác quản lý rừng bền vững trong và ngoài nước.

- Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Hoài Ân - tỉnh Bình Định; Thị xã An Khê, tỉnh Gia lai.

- Các số liệu, tài liệu liên quan đến tình hình quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên rừng, sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn. Phương án quy hoạch tổng thể, quy hoạch lâm nông nghiệp của địa phương, Công ty.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên rừng…

2.3.2.2. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích SWOT (Streng, Weaknesses, Opportunities, Threats) thông qua các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để phân tích những thuận lợi, khó khăn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp theo hướng bền vững.

2.3.2.3. Khảo sát đánh giá theo tiêu chuẩn FSC:

Gồm 3 hoạt động: khảo sát tài liệu liên quan, khảo sát sơ bộ ở hiện trường và trao đổi phỏng vấn các bên liên quan.

- Khảo sát tài liệu

+ Đề nghị chủ rừng cho xem những tài liệu, sổ sách liên quan đến quản lý rừng + Mục đích: khảo sát tài liệu là để xem nội dung các tài liệu có phù hợp với FSC (từ tiêu chuẩn 1 – 5) hay không và kiểm tra các số liệu thống kê về đất đai, sử dụng lao động địa phương, nộp thuế, khai thác, chế biến…

- Đi khảo sát hiện trường: Hoạt động này là để đánh giá kiểm tra xem những việc làm ngoài hiện trường có phù hợp với kế hoạch, quy trình hay hướng dẫn.. đã ban hành không. Các địa điểm chọn thường ngẫu nhiên và liên quan đến tiêu chuẩn FSC, nhất là liên quan các vấn đề vướn mắc và phản ánh được đầy đủ nhất về các hoạt động của chủ rừng ngoài hiện trường.

- Trao đổi phỏng vấn: Phỏng vấn các liên quan. Công việc này diễn ra thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện đề tài nhất là khi đi khảo sát hiện trường.

- Bảng đánh giá theo bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Woodmark (Đánh giá từ nguyên tắc 1 đến 5, gồm 24 tiêu chí:

Bảng 2.1. Các nguyên tắc và tiêu chí FSC Các nguyên tắc và tiêu chí FSC

Nguyên tắc 1: Chủ rừng phải tuân thủ tất cả các luật hiện hành của Nhà nước đồng thời tuân thủ tất cả các nguyên tắc và tiêu chí FSC

1.1. Chủ rừng tuân theo pháp luật hiện hành của Nhà nước và địa phương.

1.2. Nộp đầy đủ các khoản phí, thuế, tiền thuê đất và các khoản phải nộp hợp pháp khác.

1.3. Chủ rừng tuân thủ tất cả những điều khoản của các thoã thuận quốc tế mà Nhà nước đã ký kết như công ước về buôn bán các loài quý hiếm(cites), công ước về lao động(ILO), thoã thuận quốc tế về thương mại gỗ nhiệt đới(itta) và công ước về đa dạng sinh học

1.4. Những mâu thuẫn giữa luật pháp, quy chế, hướng dẫn …và các nguyên tắc và tiêu chí FSC sẽ được các tổ chức cấp chứng chỉ và các bên liên quan hoặc bị tác động xem xét co từng trường hợp vì mục đích chứng chỉ.

1.5. Diện tích rừng được bảo vệ tốt chống khai thác không hợp pháp, lấn chiếm và những hoạt động trái phép khác.

1.6. Chủ rừng cam kết thực hiện lâu dài các nguyên tắc và tiêu chí FSC.

Nguyên tắc 2: Quyền sở hữu và sử dụng lâu dài đất và tài nguyên rừng được xác lập rõ ràng, tài liệu hoá và hợp pháp hoá.

2.1. Có bằng chứng rõ ràng về quyền sử dụng lâu dài đối với đất(như tên thửa đất, những quyền theo phong tục, hoặc các hợp đồng thuê đất).

2.2. Các cộng đồng địa phương có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp hoặc theo phong tục phải duy trì việc quản lý các hoạt động lâm nghiệp ở mức độ cần thiết để bảo vệ các quyền lợi hoặc tài nguyên của minh, trừ khi họ uỷ quyền cho nhưng tổ

chức khác một cách tự nguyện.

2.3. Áp dụng các cơ chế thích hợp để giải quyết những mâu thuẫn về quyền sở hữu và sử dụng. Mọi tình huống nảy sinh và các mâu thuẫn chưa được giải quyết sẽ được xem xét cẩn thận trong quá trình đánh giá để cấp chứng chỉ. Những mâu thuẫn lớn liên quan đến lợi ích của nhiều người thông thường được xem là không đạt yêu cầu cấp chứng chỉ.

Nguyên tắc 3: Quyền hợp pháp và theo phong tục của nhân dân sở tại về sở hữu, sử dụng và quản lý đất đai, lãnh thổ và các nguồn lực của họ phải được thừa nhận và tôn trọng.

3.1. Người dân sở tại sẽ thực hiện quản lý rừng trên những diện tích đất và lãnh thổ của họ trừ khi họ tự nguyện uỷ quyền cho những tổ chức khác.

3.2. Công tác quản lý rừng phải không tác động xấu hoặc làm giảm, trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền sử dụng đất và sở hữu tài nguyên của người dân sở tại.

3.3. Những nơi có ý nghĩa đặc biệt về văn hoá, sinh thái, kinh tế hoặc tôn giáo đối với dân sở tại sẽ được xác định rõ ràng với sự hợp tác của họ v, có biển hiệu và quy ước bảo vệ được người dân sở tại nhất trí. Công ty và được công nhận, bảo vệ bỡi những người quản lý rừng.

3.4. Người dân sở tại được chi trả nếu những kiến thức truyền thống của họ được ứng dụng trong việc sử dụng các loài cây rừng hoặc các hệ thống quản lý rừng. Sự chi trả này phải được dân sở tại tự nguyện nhất trí chính thức trước khi những hoạt động lâm nghiệp bắt đầu.

Nguyên tắc 4: Những hoạt động quản lý kinh doanh rừng có tác dụng duy trì hoặc tăng cường phúc lợi kinh tế xã hội lâu dài của người lao động lâm nghiệp và các cộng đồng địa phương.

4.1. Những cộng đồng sinh sống ở trong hoặc gần diện tích rừng quản lý được tạo cơ hội về việc làm, đào tạo và những dịch vụ khác.

4.2. Chủ rừng phải đạt hoặc vượt những tiêu chuẩn hiện hành của luật pháp về bảo vệ sức khoẻ, an toàn lao động cho công nhân và gia đình họ.

4.3. Công nhân được đảm bảo quyền đề đạt ý kiến và thương thảo tự nguyện với người sử dụng lao động như đã ghi trong công ước 87, 98 của Tổ chức lao động quốc tế(ILO).

4.4. Việc lập và thực hiện kế hoạch quản lý phải bao gồm những kết quả đánh giá về mặt tác động xã hội. Việc tham khảo ý kiến của người dân và những nhóm người chịu tác động trực tiếp của hoạt động quản lý rừng phải được duy trì.

4.5. có cơ chế phù hợp để giải quyết những khiếu nại và thực hiện đền bù công bằng trong trường hợp làm mất hoặc gây thiệt hại đến những quyền lợi hợp pháp hoặc phong tục, đến tài sản, tài nguyên của người dân sở tại được xây dựng và thống nhất bởi các bên liên quan. Những thiệt hại hoặc cuộc sống của người dân sở tại. Phải có những biện pháp phòng ngừa những mất mát hoặc thiệt hại như vậy.

Nguyên tắc 5: Những hoạt động quản lý rừng có tác dụng khuyến khích sử dụng có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ từ rừng để đảm bảo tính bền vững kinh tế và tính đa dạng của những lợi ích môi trường và xã hội.

5.1. Chủ rừng phấn đấu tới mục tiêu bền vững kinh tế trong khi vẫn quan tâm đầy đủ đến những vấn đề về môi trường và xã hội, giá thành sản xuất và đảm bảo dành những đầu tư cần thiết để duy trì năng suất sinh thái của rừng.

5.2. Các hoạt động quản lý rừng và hoạt động tiếp thị có tác dụng khuyến khích sử dụng và chế biến tối ưu tại chỗ những sản phẩm đa dạng của rừng.

5.3. Chủ rừng hạn chế đến mức thấp nhất lượng phế thải trong quá trình khai thác, chế biến tại chỗ và tránh gây tổn hại cho những nguồn tài nguyên khác của rừng.

5.4 Chủ rừng luôn tìm cách tăng cường và đa dạng hoá kinh tế địa phương, tránh phụ thuộc vào một loại sản phẩm duy nhất.

5.5. Các hoạt động QLR phải nhận ra, duy trì và tăng cường nếu thích hợp, các giá trị của chức năng phục vụ của rừng và những tài nguyên như phòng hộ đầu nguồn và thuỷ sản.

5.6. Mức độ khai thác lâm sản không được vượt quá mức có thể để duy trì tài nguyên rừng được ổn định lâu dài.

2.3.2.4. Phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng - Quy hoạch sử dụng đất.

- Qui hoạch về quản lý, sản xuất, kinh doanh gỗ lớn.

- Kế hoạch về quản lý rừng cộng đồng.

- Kế hoạch về phát triển lâm sản ngoài gỗ.

2.3.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường

- Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong 1 chu kỳ kinh doanh đối với rừng trồng:

Coi các yếu tố về chi phí và kết quả là mối quan hệ đồng mục tiêu đầu tư, thời gian và giá trị đồng tiền.

Trong đó:

+ là giá trị thu nhập hiện tại dòng.

+ Bt là giá trị thu nhập tại thời điểm t bao gồm toàn bộ những gì mà doanh nghiệp thu được.

+ Ct là giá trị chi phí tại thời điểm t bao gồm những gì mà dự án bỏ ra.

+ t là thời gian (t=1,2,3,,).

+ r là tỷ lệ lãi của tiền vay ngân hàng hay là tỷ lệ chiết khấu + i là số năm hoạt động trong kỳ dự án.

+ IRR= r1+(r2-r1)x là tỷ lệ thu hồi nội tại là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu.

Khi NPV=0 thì i=IRR, chương trình đầu tư hòa vốn.

+ BCR là tỷ lệ thu nhập so với chi phí là hệ số sinh lãi thực tế phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên đơn vị chi phí sản xuất.

- Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội:

Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chỉ đánh giá hiệu quả xã hội thông qua:

+ Thu thập số liệu về số lượng lao động từ các hoạt động: sản xuất cây giống, trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ, khai thác qua các năm.

+ Số liệu về cây giống hỗ trợ qua các năm và tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho người dân.

+ Số liệu về số tiền người dân hưởng được từ sản phẩm vượt khoán theo hợp đồng ăn chia sản phẩm.

+ Thu thập số liệu về số tiền hỗ trợ các xã miền núi khó khăn.

2.3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu

- Dùng phần mềm MS. Excel để xử lý và tính toán số liệu.

- Dùng phần mềm bản đồ Mapinfor và Microstaion để lập bản đồ hiện trạng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại công ty tnhh lâm nghiệp sông kôn, tỉnh bình định (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)