CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Diện tích đất lâm nghiệp của Công ty nằm trên địa phận tỉnh Bình Định gồm các xã: Vĩnh Sơn, Vĩnh Hảo, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Thuận, Vĩnh Quang, Vĩnh Hoà, thị trấn Vĩnh Thạnh - huyện Vĩnh Thạnh; xã Tây Giang, Tây Thuận, Bình Tân, Bình Thuận - huyện Tây Sơn; xã Đak Mang, Bok Tới - huyện Hoài Ân; và tỉnh Gia Lai tại xã Nghĩa An - huyện K.Bang.
*) Tọa độ địa lý:
- Từ 13059’22” đến 14024’05” Vĩ độ bắc.
- Từ 108037’30” đến 108058’04” Kinh độ đông.
*) Giới cận:
- Huyện Vĩnh Thạnh( khu vực Công ty được giao quyền sử dụng đất) + Phía Bắc giáp ranh giới BQL rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh.
+ Phía Nam giáp huyện Tây Sơn.
+ Phía Đông giáp ranh giới BQL rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh và phần còn lại khoảnh 4, 5, 6 - tiểu khu 236, xã Vĩnh Hoà.
+ Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai
- Huyện Hoài Ân(khu vực Công ty thuê đất):
+ Phía Bắc giáp khoảnh 2 và phần còn lại khoảnh 5 - tiểu khu 92, xã Đak Mang.
+ Phía Nam giáp phần còn lại khoảnh 4 - tiểu khu 117B, xã Bok Tới, huyện Hoài Ân.
+ Phía Đông giáp tiểu khu 93, xã Đak Mang và khoảnh 2 - tiểu khu 117B xã Bok Tới.
+ Phía Tây giáp huyện Phù Cát.
- Huyện Tây Sơn (khu vực Công ty thuê đất):
+ Phía Bắc giáp khoảnh 2 - tiểu khu 242, xã Bình Tân và phần còn lại khoảnh 1- tiểu khu 250A, xã Tây Thuận.
+ Phía Nam giáp khoảnh 7 - tiểu khu 274, xã Tây Giang và phần còn lại khoảnh 2 - tiểu khu 252a, xã Bình Tân.
+ Phía Đông giáp phần còn lại khoảnh 2, 4 - tiểu khu 252b, xã Bình Thuận.
+ Phía Tây giáp phần còn lại khoảnh 2 - tiểu khu 258, xã Tây Thuận.
- Văn phòng của Công ty nằm ở trung tâm thị trấn Vĩnh Thạnh, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn và cảng biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 70 km.
3.1.1.2. Địa hình
- Đối với khu vực Công ty quản lý được giao quyền sử dụng đất (huyện Vĩnh Thạnh): Nhìn chung địa hình tự nhiên thấp dần từ Tây sang Đông, địa hình bị chia cắt mạnh bởi các khe suối; độ dốc trung bình 150, cục bộ có nơi trên 350. Độ cao cao nhất:
900 m, độ cao thấp nhất: 50m.
- Đối với khu vực Công ty thuê đất:
+ Tại huyện Tây Sơn: Địa hình bị chia cắt bởi các khe suối; độ dốc trung bình 180, cục bộ có nơi trên 250; độ cao cao nhất 220m, độ cao thấp nhất 30m;
+ Tại huyện Hoài Ân: Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các khe suối; độ dốc trung bình 190, cục bộ có nơi trên 350; độ cao cao nhất 750m, độ cao thấp nhất 300m.
3.1.1.3. Khí hậu
Đặc điểm khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới gió mùa.
a. Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ bình quân năm : 26,70C.
- Nhiệt độ cao nhất : 39,10C.
- Nhiệt độ thấp nhất : 12,10C.
Tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1. Tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 7 – 80C.
b. Chế độ mưa:
Tổng lượng mưa trung bình năm 1.800 - 2.100mm; có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm tới 60-65% tổng lượng mưa cả năm.
- Mùa khô từ tháng 12 dến tháng 8 năm sau, chiếm 35-40% tổng lương mưa năm.
Bão thưòng xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12, nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 10 và tháng 11; trung bình hằng năm có từ 1 - 3 trận bão đổ bộ vào đất liền ảnh hưởng đến sản xuất của Công ty.
c. Chế độ ẩm và bốc hơi:
- Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm: 80 – 85%.
- Lương bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm: 1.000mm.
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Bình Định) 3.1.1.4. Thủy văn
- Khu vực có Sông Kôn là sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi của tỉnh Bình Định. Sông bắt nguồn từ vùng rừng núi phía Tây huyện Hoài Ân và An Lão có độ cao từ 600 – 1.000 m, chảy theo hướng Tây bắc - Đông nam. Qua các vùng Hoài Ân, An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và có rất nhiều phụ lưu. Chiều dài của Sông Kôn là 171km và diện tích lưu vực khoảng 2.594km2, lưu lượng dòng chảy trung bình 58,8m3/s (trạm Cây Muồng). Sông Kôn chảy qua địa bàn huyện Vĩnh Thạnh có chiều dài trên 70 km. Ngoài ra, trong vùng có nhiều suối như: suối Sơn Lang, suối Quyên, suối ĐaK Lót, suối ĐaK Trú, suối Xem... Hầu hết các nhánh suối ngắn và dốc, tất cả đều đổ về Sông Kôn. Các sông, suối này có ảnh hưởng lớn tới thủy lợi và tưới tiêu cho vùng hạ lưu. Tuy nhiên, về mùa mưa thường gây ra lũ lụt cục bộ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.1.1.5. Địa chất và thổ nhưỡng
Theo Kết quả điều tra, bổ sung chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Bình Định tỷ lệ 1/10.000 do Phân viện Quy hoạch thiết kế Nông nghiệp miền Trung xây dựng năm 2006 thì lâm phận của Công ty có nền địa chất và các nhóm đất chính như sau:
- Đối với khu vực Công ty quản lý được giao quyền sử dụng đất (huyện Vĩnh Thạnh) có 2 nhóm đất chính đó là:
+ Nhóm đất đỏ (F): Đất đỏ hình thành trong điều kiện địa hình cao, chia cắt, dốc nhiều chịu tác động rửa trôi, xói mòn mạnh, chủ yếu phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá mẹ bazan. Nhóm đất này phân bố phía tây lâm phận. Chia làm 2 đơn vị:
+ Đất nâu đỏ (Fr) Rhodic Ferralsols (FRs). Đất nâu đỏ có thành phần cơ giới nặng , cấu trúc tốt, tơi xốp. Đất chua. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số khá (tương ứng từ 2,68 % và 0,15%). Lân tổng số khá (0,12%). Kali tổng số nghèo (0,25 - 0,40%), mức độ phân giải chất hữu cơ mạnh. Lân và kali dễ tiêu đều nghèo (P2O5 = 4,4 - 6,1 mg / 100g đất); K2O = 1,0 - 2,0 mg / 100g đất. Dung tích hấp thu thấp. Tổng cation kiềm trao đổi trong đất thấp (Ca++ + Mg++ = 0,98 - 1,06 me/ 100g đất).
+ Đất nâu vàng (Fx) Xạnthic Ferralsols (Frx). Đất nâu vàng có phản ứng chua (pHKCl = 4,01 - 4,34). Đất giảm mùn và đạm tổng số (tương ứng là 5.738% và 0,218%).
Lân tổng số trung bình (0,09 - 0,21%). Kali tổng số nghèo (0,02 - 0,04%). Các chất dễ tiêu đều nghèo (P2O5 = 5- 7mg/ 100g đất); K2O = 4- 9 mg / 100g đất). Hàm lượng các cation kiềm trao đổi trong đất thấp (Ca++ + Mg++ = 0, 6 - 1,4 me/ 100g đất). Phẫu diện đất có sự
phân dị rõ về thành phần cơ giới (tầng đất mặt nghèo cấp hạt sét hơn nhiều so với các tầng đất sâu).
+ Nhóm đất xám (X), chủ yếu là đất xám Feralit (Xf) Ferralic Acrisols (ACf) : Đất hình thành trong điều kiện địa hình chia cắt, dốc nhiều, trên sản phẩm phong hóa của đá mẹ giàu secqui oxyt. Tính chất lý hóa học: Đất xám feralit có phản ứng rất chua, đa số đất có pHKCl < 4,0. Hàm lượng mùn từ nghèo đến khá (0,75 - 6,20%). Đa số đất có hàm lượng mùn trung bình (2,0 - 3,5%). Đạm tổng số từ nghèo đến khá (0,05 - 0,23%). Lân tổng số dao động từ 0,02 - 0,12%, đa số trong khoảng 0,05 - 0,08%. Kali tổng số nghèo. Lân và kali dễ tiêu đều nghèo. Tổng số cation kiềm trao đổi rất thấp. Dung tích hấp thu thấp Chủ yều phân bố phía đông lâm phận.
- Đối với đất thuê ở huyện Hoài Ân và huyện Tây Sơn để trồng rừng nguyên liệu giấy, chủ yếu là loại đất feralit phát triển trên đá mẹ granít; thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, tỷ lệ đá lẫn nhiều, độ sâu tầng đất trên 70cm. Thực vật chỉ thị trên loại đất này là mua, sim, chành rành ...
3.1.1.6. Đa dạng sinh học a. Đa dạng thực vật rừng
Kết quả điều tra cho thấy, hệ thực vật có trên lâm phận của Công ty TNHH lâm nghiệp Sông Kôn khá đa dạng và phong phú bao gồm các loài như sau:
- Họ Giẻ (Fagaceae) như Giẻ gai (Castanopsis indica), Giẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Giẻ bộp (Castanopsis cerebrina), Giẻ trắng (Lithocarpus vestitus )...,
- Họ Re (Lauracea) như Re gừng (Cinnamomun obtusitilium), Re hương (Cinnamomum parthenoxylum) , Re bầu (Cinnamomun bejolghota)...,
- Họ óc chó (Juglandaceae) như Xoan đào (Prunus arborea), Xoan mộc (Toona suereni)...,
- Họ Kim giao (Podocarpaceae) như Kim giao (Podocarpus tleueyi hickel), Thông nàng (Podocarpus imbricatus), Thông tre (Podocarpus neriifolius)...;
- Họ Xoan (Meliaceae) như Gội tía (nếp) (Amoora gigantea), Gội trắng (Aglaia elaeagnoidea)...,
- Họ Ngọc Lan (Mangnoliaceae) như Giổi lông hung (giổi nhung): (Michelia braianensis), Giổi Xanh (Michelia mediocris)
- Trong ngành hạt trần bao gồm các loài cây tiêu biểu (Gynospermea) như Thông nàng (Podocarpus imbricatus) ... Thông tre (Podocarpus neriifolius)...
- Họ Dầu (Diterocarpaceae) như Chò chỉ (Parasohrea stelata); Dầu nước(Dipterocarpus alatus), Sến mủ (Shorea roxburghii)...;
- Họ Cồng (Calophyllum) như Cồng vàng (Calophyllum poilanei), Cồng trắng (Calophyllum dongnaiense)...,
- Họ Sim (Syzygium) như Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum), Trâm trắng (Syzygium wightianum),...;
- Họ Nguyệt quế (Litsea) như Bời lời vàng (Litsea pierrei), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa)...;
- Họ đậu (Dialium) như Xoay (Dialium cochinchinense)...
b. Đa dạng động vật rừng
Kết quả điều tra khu hệ động vật rừng bằng các phương pháp phỏng vấn các thợ săn chuyên săn bắn, bẫy bắt động vật rừng tại các làng lân cận trong lâm phận của Công ty; phương pháp điều tra theo tuyến xác định loài bằng ống nhòm, tiếng kêu, dấu vết của các loài động vật để lại trong quá trình hoạt động như: dấu chân, vết ủi, vết ăn, phân, thức ăn thừa, hang ở cũng như tổ của chúng; phương pháp thu thập các mẫu vật như mẫu sọ, xương, da, lông, đuôi, chân động vật còn lưu lại trong nhà các thợ săn địa phương, trong các nhà Rông... Xác định nơi đây có mặt các loài Động vật hoang dã như:
- Sinh cảnh rừng nguyên sinh: Sinh cảnh này ứng với trạng thái rừng giàu và rừng trung bình. Nơi đây còn tồn tại các loại thú thuộc bộ Linh trưởng (Primates) như các loài Khỉ và một số loài thú ăn thịt sống trên cây như sóc các loại (Rhizomys, Menetes, Dremomys…), rắn lục (Trimeresurus), rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah)...
- Sinh cảnh rừng thứ sinh: Rừng đã bị khai thác chọn hoặc hình thành do nương rẫy từ xa xưa và tương ứng với trạng thái rừng nghèo. Khu hệ động vật rừng ở đây có các loài thuộc bộ Guốc chẵn (Artiodactyla) như Mang rừng, các loài cầy (Paguma, Viverra, Viverricula), các loài trăn (Python), rắn các loài (Ptyas, Boiga, Dendrelaphis).
- Sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi: Trong sinh cảnh này, phần lớn là động vật rừng nhỏ và ở các khu vực xa dân cũng có các loài thú lớn đến kiếm ăn như Mang (Cervus unicolor), lợn rừng (Sus scrofa), cầy giông (Viverra zibetha)...
c. Các loài quý, hiếm
Trên cơ sở kết quả điều tra thực địa, căn cứ Nghị định 32/2006/NĐ-CP và sách đỏ Việt Nam xuất bản năm 2007. Nơi đây có mặt các loài động thực vật quý hiếm sau đây:
- Về Động vật: Đó là mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), rắn hổ chúa (Ophiophagus hannal.), Trăn (Python sp.).
- Về Thực vật: Đó là Kim giao (Podocarpaceae), Thông tre (Podocarpus neriifolius) phân bố rải rác trong lâm phận Công ty thuộc xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Hảo.