CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH LÂM NGHIỆP SÔNG KÔN
3.2.2. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty: Diện tích đất lâm nghiệp của Công ty quản lý là 14.518,52 ha thuộc quy hoạch sản xuất, gồm huyện Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Tây Sơn, tỉnh Bình Định với 33 tiểu khu, cụ thể biểu 3.1.
Bảng 3.2. Tổng hợp hiện trạng rừng và sử dụng rừng
TT Hạng mục Diện tích
(ha) (%)
Tổng 14.518,52 100
1. Diện tích có rừng 12.474,03 85,9
a. Đất có rừng tự nhiên 10.834,44 74,6
- Rừng giàu 5.459,65 37,6
- Rừng trung bình 3.262,12 22,5
- Rừng nghèo 2.112,67 14,6
b. Đất có rừng trồng 1.639,59 11,3
- Rừng trồng nguyên liệu giấy - gỗ 1.613,89 11,1
- Cà phê 25,70 0,2
2. Đất chưa có rừng 188,47 1,3
a. Đất trống có trạng thái Ia 11,78 0,1 b. Đất trống có trạng thái Ib 118,06 0,8 c. Đất trống có trạng thái Ic 58,63 0,2
3. Đất sử dụng khác 1.856,02 12,8
a. Đất lấn chiếm 1.038,12 7,2
b. Đất nương rẫy 793,27 5,5
c. Đất trường học, đất ở 4,77
d. Đất cấp trùng 13,99 0,1
e. Đất khác 5,87
(Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2013) 3.2.2.2. Trữ lượng các loại rừng
a. Rừng tự nhiên:
Căn cứ vào kết quả điều tra rừng (Sử dụng hệ thống 90 ô tiêu chuẩn) quy định phân loại rừng theo Thông tư số 34/2009/TT-BNN ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, bao gồm các loại rừng như sau
- Rừng giàu (IIIA3): Diện tích 5.459,65 ha, với tổng trữ lượng 1.476.835,2m3, chiếm 62,4% tổng trữ lượng lâm phần, trữ lượng bình quân của rừng 270,5 m3/ha. Tổ thành loài cây chủ yếu là Cóc đá, Trâm, Giẻ, Bời lời, Re, Giổi, Xoay, Sến, Cồng vàng...
- Rừng trung bình (IIIA2): Diện tích 3.262,12 ha, với tổng trữ lượng 624.369,8 ha, chiếm 26,4% tổng trữ lượng lâm phần, trữ lượng bình quân của rừng 191,4 m3/ha. Tổ thành loài cây chủ yếu là Trâm, Giẻ, Cóc đá, Xoay, Sến, Re, Cồng vàng, Bời lời, Giổi...
- Rừng nghèo: Diện tích 2.112,67 ha, với tổng trữ lượng 159.966,2m3, chiếm 6,8% tổng trữ lượng lâm phần; trong đó:
+ Rừng nghèo (IIIA1): Diện tích 351,54 ha, với tổng trữ lượng 33.572,1 m3, chiếm 1,4% tổng trữ lượng lâm phần, trữ lượng bình quân của rừng 95,5 m3/ha. Tổ thành loài cây chủ yếu là Giẻ, Trâm, Cóc đá, bời lời, Sến, Cồng vàng...
+ Rừng nghèo (IIB): Diện tích 1.193,08 ha, với tổng trữ lượng 97.593,9m3, chiếm 4,1% tổng trữ lượng lâm phần, trữ lượng bình quân của rừng 81,8 m3/ha. Tổ thành loài cây chủ yếu là Trâm, Giẻ, Bời lời, Cóc đá, Sến, Cồng vàng, Giổi...
+ Rừng nghèo (IIA): Diện tích 568,05 ha, với tổng trữ lượng 28.800,1 m3, chiếm 1,3% tổng trữ lượng lâm phần, trữ lượng bình quân của rừng 50,7 m3/ha. Tổ thành loài cây chủ yếu là Trâm, Giể, bời lời Xoay, Sến...
b. Rừng trồng: Diện tích 1.613,89 ha, với tổng trữ lượng 104.903,1m3, chiếm 4,3% tổng trữ lượng lâm phần. Loài cây trồng chủ yếu là Keo lai, Bạch đàn.
Bảng 3.2. Tổng hợp diện tích, trữ lượng rừng
TT Hạng mục
Diện tích (ha) Trữ lượng (m3)
ha % m3 %
Tổng diện tích tự nhiên 14.518,52 100,0 2.366.074,3 100,0 I Diện tích có rừng 12.474,03 85,9 2.366.074,3 100,0
1 Rừng tự nhiên 10.834,44 74,6 2.261.171,2 95,6
1.1 Rừng gỗ 10.834,44 74,6 2.261.171,2 95,6
1.1.1 Rừng lá rộng thường xanh 10.834,44 74,6 2.261.171,2 95,6 - Rất giàu
- Giàu 5.459,65 37,6 1.476.835,2 62,4
TT Hạng mục
Diện tích (ha) Trữ lượng (m3)
ha % m3 %
- Trung bình 3.262,12 22,5 624.369,8 26,4
- Nghèo 2.112,67 14,6 159.966,2 6,8
2 Rừng trồng 1.639,59 11,3 104.903,1 4,4
2.1 Rừng gỗ 1.613,89 11,1 104.903,1 4,4
2.2 Rừng tre nứa 2.3 Rừng đặc sản
2.4 Loại khác (cà phê) 25,70 0,2
II Đất chưa có rừng 188,47 1,3
1 Ia 11,78 0,1
2 Ib 118,06 0,8
3 Ic 58,63 0,4
III Đất sử dụng khác 1.856,02 12,8
1 Đất lấn chiếm 1.038,12 7,2
2 Đất nương rẫy 793,27 5,5
3 Đất trường học+đất ở nông thôn 4,77
4 Đất cấp trùng 13,99 0,1
5 Đất khác 5,87
(Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2013)
3.2.2.3. Công tác quản lý tổ chức sản xuất a. Rừng tự nhiên
- Công ty TNHH LN Sông Kôn quản lý 10.834,44 ha, rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, chiếm 74,6% diện tích tự nhiên với 80,5 % là rừng giàu và rừng trung bình.
- Phương thức quản lý: Công ty trực tiếp quản lý bằng lực lượng chuyên trách được tổ chức thành các đội Quản lý kinh doanh rừng: đội I, đội II, đội III và 3 trạm Quản lý bảo vệ rừng: trạm Lò Than, trạm Suối Cát, trạm Vĩnh Sơn..
- Những diện tích rừng tự nhiên này được Công ty quản lý, bảo vệ một cách chặt chẽ theo phương án điều chế rừng đã được phê duyệt. Các hoạt động lâm sinh như khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng được tiến hành hằng năm theo phương án.
- Trước năm 2013, bình quân hàng năm khai thác khoảng 2.000m3 gỗ tròn với diện tích rừng đưa vào khai thác khoảng 40ha/năm. Để quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, Sản lượng khai thác hàng năm được Công ty thực hiện khai thác theo hồ sơ thiết kế hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc khai thác theo đúng quy định về khai thác gỗ và lâm sản khác. Rừng sau khai thác có độ tàn che > 0,6, trữ lượng còn lại 180,0 – 200,0m3/ha. Việc tiêu thụ gỗ tròn tổ chức bán qua hình thức đấu giá công khai theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh. Tiền thu được nộp cho Nhà nước theo quy định phần còn lại Công ty chủ yếu dùng để quản lý bảo vệ rừng và đầu tư tái tạo vốn rừng. Trong quá trình tổ chức khai thác có sự giám sát và chỉ đạo chặt chẽ của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, do đó đã không để xảy ra sai phạm đáng kể nào. Việc khai thác này vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa thúc đẩy được quá trình tái tạo của tài nguyên rừng.
Bảng 3.3. Kết quả khai thác gỗ rừng tự nhiên từ năm 2008-2013
STT Năm Diện tích
(ha)
Sản lượng khai thác gỗ lớn (m3)
1 2008 40,5 2.358,4
2 2009 47,6 2.798,2
3 2010 71,1 3.660,3
4 2011 41,1 2.047,1
5 2012 41,6 2.085,6
6 2013 46,4 2.244,3
Tổng 288,3 14.949,6
(Nguồn: Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn cung cấp)
- Từ năm 2014 đến nay, thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên trên toàn quốc, Công ty quản lý bảo vệ rừng tự nhiên theo đặt hàng của Nhà nước.
b. Quản lý rừng trồng:
- Từ năm 2001 Công ty đã xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư trồng rừng như: Dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy công nghệ thâm canh cao giai đoạn 2001 – 2010 với quy mô dự án: 3.440 ha; Dự án trồng, chăm sóc và kinh doanh rừng trồng nguyên liệu, huyện Hoài Ân với quy mô 655,0ha.
- Rừng trồng của Công ty chủ yếu là rừng nguyên liệu giấy và gỗ gia dụng với diện tích 1.613,89 ha, chiếm tỷ lệ 11,1% diện tích tự nhiên. Loài cây trồng chủ yếu là Bạch đàn và Keo các loại.
- Tuy nhiên, hiện nay việc mở rộng quy mô diện tích trồng rừng là rất khó khăn do quỹ đất rất hạn chế và hiện tượng hộ dân lấn chiếm đất diễn ra trong những năm qua vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
- Phương thức quản lý: Cũng giống như rừng tự nhiên, Công ty trực tiếp quản lý bằng lực lượng chuyên trách được tổ chức thành các đội Quản lý kinh doanh rừng: đội I, đội II, đội III và 3 trạm Quản lý bảo vệ rừng: trạm Lò Than, trạm Suối Cát, trạm Vĩnh Sơn.
- Sử dụng rừng: Bình quân hàng năm khai thác khoảng 300 ha rừng trồng với sản lượng bình quân khoảng 100 tấn/ha, tương ứng với sản lượng khoảng trên 42.000 m3/năm.
- Khi rừng trồng sản xuất đạt tuổi thành thục công nghệ hoặc thành thục tài chính (Bạch đàn, Keo lai tuổi trên 5 năm đối với kinh doanh gỗ nguyên liệu giấy hoặc 8 - 10 năm đối với kinh doanh gỗ gia dụng) thì tiến hành khai thác trắng và trồng lại rừng ngay trong mùa mưa liền kề.
- Việc khai thác được giao khoán chi phí cho các đơn vị, cá nhân có đủ chức năng và năng lực để thực hiện dưới sự giám sát, theo dõi và quản lý sản phẩm của Công ty. Sản phẩm khai thác được tiêu thụ tại nhà máy chế biến gỗ dăm xuất khẩu có cổ phần của Công ty tham gia.
3.2.2.4. Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và sâu bệnh hại rừng a. Đối với rừng tự nhiên
- Trong 5 năm gần đây, thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, từng bước Công ty đã thực hiện chính sách gắn đời sống của những hộ dân sinh sống gần rừng vào nghề rừng thông qua công tác Khoán bảo vệ rừng. Tại thời điểm hiện tại đang khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích là 4.279,5 ha cho 384 hộ gia đình và 2 tập thể theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Trong công tác khoán bảo vệ rừng, đã hướng dẫn, tham mưu cho chính quyền địa phương thành lập Ban điều hành cấp xã với Trưởng
ban là Bí thư đảng ủy, phó ban là Chủ tịch UBND và các ban ngành đoàn thể xã làm thành viên; các Ban điều hành cấp thôn: thành phần Bí thư thôn, thôn trưởng và các đoàn thể cấp thôn để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng.
- Diện tích còn lại 6.554,94 ha, Công ty tự tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng chốt ở các Trạm cửa rừng, thường xuyên phối hợp ban điều hành xã, thôn và cơ quan chức năng tổ chức tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại rừng theo đúng pháp luật nên rừng được bảo vệ tốt, chất lượng rừng được nâng lên đáng kể.
b. Đối với rừng trồng
- Tổ chức lực lượng thường xuyên túc trực tại địa bàn nên tình trạng chặt phá cây rừng không có xảy ra; công tác phòng cháy chữa cháy rừng luôn được Công ty quan tâm như: Hằng năm Công ty xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cụ thể; tổ chức tuyên truyền cho các hộ gia đình sống gần rừng có ý thức phòng cháy, chữa cháy rừng; chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy rừng… nên các vụ cháy rừng đều được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, không gây thiệt hại về tài sản rừng trồng.
- Diện tích rừng trồng sau khai thác bị các hộ dân lấn, chiếm diễn ra hết sức phức tạp, nhất là tại vùng giáp ranh với thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai; Công ty đã phối hợp với các ngành chức năng giải quyết nhiều năm nhưng chưa có kết quả.
- Triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR): Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và nghiệm thu các dự án, công trình phòng cháy, chữa cháy; dự báo và phòng trừ sâu bệnh hại rừng; đầu tư xây dựng 11.350m đường băng ngăn lửa và mua sắm, sửa chữa các thiết bị, công cụ chữa cháy; tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn PCCCR.
- Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác bảo vệ rừng, đã hạn chế thấp nhất các hành vi xâm hại rừng. Các hành vi xâm hại rừng được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời; nhất là tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ tại vùng giáp ranh với huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã được khống chế, ngăn chặn triệt để.
3.2.2.5. Quản lý lâm sản ngoài gỗ
Sự đa dạng, phong phú của khu hệ động thực vật rừng trong lâm phận của Công ty được thể hiện thông qua sự có mặt của nhiều loại lâm sản ngoài gỗ. Nhóm sản phẩm có sợi bao gồm: Tre nứa, song mây, các loại vỏ cây, cây cỏ có sợi vv...Nhóm sản phẩm làm thực phẩm từ thực vật như: Các loại nấm ăn được, các loại quả ăn được như bứa, trám, hạt ươi...Các sản phẩm từ động vật như: Mật ong, thịt thú rừng, tôm cá, cua, ốc...Nhóm sản phẩm dược phẩm như Lan kim tuyến, sa nhân vv...Nhóm sản phẩm dầu nhựa như: chò chai...và một số sản phẩm khác như cây cảnh, lá dong, lá nón vv...Tuy
nhiên trong thời gian qua việc tổ chức quản lý và khai thác nguồn lợi này của Công ty chưa thực hiện được.
3.2.2.6. Quản lý công nghiệp chế biến a. Chế biến từ sản phẩm gỗ rừng tự nhiên
- Trong vấn đề khai thác và sử dụng rừng tự nhiên, Công ty chỉ tổ chức khai thác và vận chuyển lâm sản. Sản phẩm cuối cùng là gỗ tròn tại bãi giao. Gỗ tròn được tổ chức bán đấu giá;
- Hiện Công ty lâm nghiệp Sông Kôn có 1 xưởng chế biến gỗ tận dụng đóng tại địa bàn xã Vĩnh Sơn chủ yếu chế biến từ gỗ tận dụng của khai thác từ gỗ rừng tự nhiên.
b. Chế biến từ sản phẩm gỗ rừng trồng
Hiện Công ty lâm nghiệp Sông Kôn có 1 nhà máy sản xuất dăm gỗ với công suất 120.000 tấn/năm. Vùng nguyên liệu chủ động của Công ty ổn định vào khoảng 1.500ha cùng với vùng nguyên liệu khá lớn trên địa bàn các huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Hoài Ân giúp Công ty chủ động nguồn nguyên liệu.
3.2.2.7. Các hoạt động sản xuất khác
- Sản xuất cây giống: Công ty có 3 vườn ươm với quy mô diện tích khoảng: 2,0 ha, năng lực sản xuất bình quân hằng năm: 2.000.000 cây/năm. Chủ yếu phục vụ cho công tác trồng rừng của Công ty và cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu về cây giống lâm nghiệp.
- Sản xuất cà phê: diện tích 25,7 ha, sản lượng hàng năm bình quân khoảng 115 tấn.
- Đầu tư tài chính dài hạn: Công ty đã đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp với hình thức góp vốn để thành lập các Công ty cổ phần với tổng giá trị trên 10 tỷ đồng:
Đầu tư vào Công ty TNHH Sông Kôn trên 4 tỷ đổng; Công ty Cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định trên 5,6 tỷ đồng. Lợi nhuận hàng năm Công ty thu về từ hoạt động đầu tư tài chính dài hạn khoảng 3 - 4 tỷ đồng.
*). Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm vừa qua của Công ty cụ thể:
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2012-2014
Đơn vị: Tr. đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
KH (Tr.đ)
TH (Tr.đ)
tỷ lệ (%)
KH (Tr.đ)
TH (Tr.đ)
tỷ lệ (%)
KH (Tr.đ)
TH (Tr.đ)
tỷ lệ (%) - Vốn chủ sở hữu
(VĐL)
36.727 36.727 100 36.727 36.72
7 100 36.727 36.727 100 - Doanh thu
và thu nhập
44.780 45.702 102 32.116 35.11
9 109 33.550 29.515 88 - Nộp ngân sách NN 5.300 5.374 101 4.200 4.080 97 4.102 4.126 101 - Lợi nhuận 7.500 8.470 113 6.500 7.326 113 4.500 2.295 51 - Tỷ suất lợi nhuận
/vốn nhà nước % 20,42 23,06 113 17,7 19,95 113 12,25 6,25 51 - Thu nhập B.Quân
CBCNV/tháng/người 7,2 8,489 118 6,6 7,6 115 7,0 6,8 97 (Nguồn: Công ty TNHH lâm nghiệp Sông Kôn cung cấp, 2014)
*). Đánh giá công tác quản lý tổ chức sản xuất
- Những năm qua, Công ty TNHH lâm nghiệp Sông Kôn đã đạt được những kết quả nhất định như:
+ Bảo vệ tốt diện tích rừng được giao, không để xảy ra vi phạm lớn về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, đã có những đóng góp nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Hảo, Vĩnh Thuận cũng như huyện Vĩnh Thạnh, đời sống cán bộ công nhân viên khá ổn định... Đã có những đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại địa phương góp phần ổn định định canh, định cư cho đồng bào người Ba Na tại chỗ, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn, sản xuất của nhân dân có nhiều chuyển biến, trật tự xã hội ổn định.Hàng năm Công ty trích từ nguồn vốn đầu tư để duy tu, bảo dưỡng khoảng 40 km đường phục vụ dân sinh và lưu thông hàng hóa trên địa bàn; đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 4,8 tỷ đồng mỗi năm; thu hút khoảng 250 lao động địa phương tham gia vào công tác trồng rừng, chăm sóc rừng và khai thác rừng vv...
+ Cơ cấu tổ chức quản lý, sản xuất đã phát huy tác dụng và hiệu quả. Đã phân định được phạm vi ranh giới quản lý cho các Trạm quản lý đồng thời xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp giữa các đơn vị đó và giữa các, Đội, Trạm quản lý với chính quyền địa phương, từ đó trách nhiệm được phân định rõ ràng.
+ Công tác tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng được làm tốt. Diện tích rừng được bảo vệ tốt, không để xảy ra vi phạm lớn về Luật Bảo vệ, phát triển rừng.
+ Hiệu quả của công tác sử dụng rừng đã từng bước được nâng lên. Trong quá trình khai thác lợi dụng rừng đã được các cơ quan chức năng và Công ty giám sát hết sức chặt chẽ, từ việc lập kế hoạch đến tổ chức khai thác. Đảm bảo khai thác không lạm vào vốn rừng, khai thác đúng địa danh, đúng sản lượng cho phép và đúng kỹ thuật hiện hành. Hiệu quả đem lại từ khai thác lợi dụng rừng có ý nghĩa thiết thực tới quá trình hoạt động của Công ty: Đời sống của CBNV Công ty ổn định và có thu nhập tương đối khá (khoảng 7,0 triệu đồng/tháng). Mặt khác việc khai thác lợi dụng rừng phát huy mối quan hệ với quản lý bảo vệ rừng. Khai thác rừng tạo điều kiện đầu tư đáng kể cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng và ngược lại công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng được làm tốt là cơ sở để khai thác rừng, vấn đề này được thể hiện rất rõ trong lâm phận của Công ty, các vụ vi phạm lâm luật rất ít xảy ra so với các địa bàn khác trong huyện.
- Những hạn chế
+ Cho đến nay, trong lâm phận của Công ty chưa có công trình, dự án điều tra, nghiên cứu đánh giá chuyên sâu về tài nguyên rừng. Do đó, về bản chất tài nguyên rừng chưa được đánh giá đúng mức, ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho đơn vị.
+ Do cuộc sống mưu sinh của cộng đồng, rừng và đa dạng sinh học hiện vẫn có chiều hướng suy giảm mà nguyên nhân chủ yếu là do sự săn bắt và buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã, do khai thác gỗ nhất là gỗ rừng tự nhiên có giá trị cao vẫn chưa được ngăn chặn triệt để; sự phối hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật có lúc có nơi chưa đồng bộ; công tác quản lý và khai thác lâm sản ngoài gỗ chưa tốt.
+ Khai thác rừng trồng tại xã Vĩnh Thuận giáp ranh với huyện Kbang, tỉnh Gia Lai và xã Tây Giang, Tây Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định thì vừa khai thác, vừa bị dân lấn chiếm dẫn đến không trồng lại được rừng từ năm 2008 đến nay, nhưng vẫn chưa xử lý được dẫn đến đất đai trồng rừng sản xuất bị thu hẹp.
+ Rừng trồng của Công ty tuy có diện tích tương đối lớn nhưng chủ yếu chỉ trồng các loài cây mọc nhanh như các loại Keo, Bạch đàn với chu kỳ kinh doanh ngắn (5 – 7 năm) nhằm cung cấp nguyên liệu giấy nên chưa mang lại hiệu quả cao.