Giải pháp về đầu tư phát triển kinh doanh gỗ lớn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại công ty tnhh lâm nghiệp sông kôn, tỉnh bình định (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ĐỂ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI CÔNG TY TNHH LÂM NGHIỆP SÔNG KÔN

3.4.4. Giải pháp về đầu tư phát triển kinh doanh gỗ lớn

- Căn cứ Nghị định số 118/2014/NĐ –CP ngày 17 tháng 1 năm 2014 của Chính phủ về Sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông lâm nghiệp;

- Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020;

- Căn cứ Quyết định 2046/QĐ-SNN ngày 01/7/2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy trình kỹ thuật trồng rừng sản xuất gỗ lớn bằng cây Keo lai và cây Keo lá tràm; Quyết định số 2045/QĐ-SNN ngày 01/7/2015 về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn;

3.4.4.2. Bố trí đất đai

- Tổng diện tích đất công ty tiếp tục quản lý sử dụng theo Đề án sắp xếp, đổi mới (theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ) là 12.841,8 ha (đất thuê 1.848,7 ha, đất giao 10.993,1 ha), trong đó: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: 10.770,1 ha (rừng giàu: 5.186,3 ha; rừng trung bình: 3.261,7 ha và rừng nghèo: 2.322,1 ha). Đối với rừng tự nhiên nhà nước đã đóng cửa rừng công ty chỉ thực hiện việc quản lý bảo vệ rừng. Diện tích đất thuê trồng rừng là 1.807,1 ha. Toàn bộ diện tích thuê để trồng rừng là đất quy hoạch lâm nghiệp, là nơi dự trữ nguồn nước, điều hòa khí hậu, có tầm quan trọng chiến lược cho phát triển sản xuất Nông – Công nghiệp. Năm 2009 công ty đã đầu tư nhà máy băm dăm, chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu của công ty, trong những năm qua rừng trồng của công ty cung cấp 30% nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy chủ yếu là nguyên liệu băm dăm. Theo chủ trương của nhà nước hạn chế xuất dăm, công ty đang chuyển dần sang chế biến ván lạng, hàng nội thất nên cần phải có nguồn gỗ lớn để ổn định sản xuất. Theo định hướng của nhà nước việc trồng rừng gắn với chế biến để nâng cao chuỗi giá trị trong đề án của Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn đã xác định diện tích đất trồng rừng sản xuất gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn là 716,6ha.

Bảng 3.11. Bố trí đất đai trồng rừng gỗ lớn Năm

trồng Địa điểm

Diện tích (ha)

Ghi Tổng cộng Trồng Ranh chú

cản lửa 2015 Tiểu khu 102, 103, xã ĐắkMang,

117B, xã BokToi, Hoài Ân. 408,0 400,0 8,0

2016

Tiểu khu 102, 92, xã ĐắkMang;

tiểu khu 117B, xã BókTới, huyện Hoài Ân.

308,6 298,6 10,0

Tổng cộng 716,6 698,6 18,0

3.4.4.3. Giải pháp kỹ thuật

- Chọn đất trồng rừng: đất cát pha thịt trên đá mẹ granít, hàm lượng mùn từ 3%

trở lên độ PH từ 2,0-7,5, độ dày tầng đất hữu hiệu từ 50 cm trở lên, cụ thể từng khu vực:

+ Khu vực 1 – tiểu khu 92, 102, 103, xã Đak Mang, tiểu khu 117B, xã Bok Tới huyện Hoài Ân: có địa hình phức tạp, chia cắt bởi nhiều khe suối nhỏ, có độ cao tương đối bình quân 40m, độ cao tuyệt đối bình quân 550m. Đất đai chủ yếu là đất Feralit có màu xám đen, phát triển trên đá mẹ Granit. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, tỷ lệ đá lẫn từ 10- 15%, hàm lượng mùn trung bình, tầng đất mặt dày từ 0,3 - 0,4 m, xếp nhóm đất cấp II.

+ Khu vực 2 – tiểu khu 250A, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn: có địa hình trải dài từ Bắc xuống Nam và thấp dần theo hướng Tây Bắc, độ cao tuyệt đối bình quân 140m.

Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi nhiều khe suối nhỏ. Đất đai chủ yếu là đất Feralit màu vàng nhạt, phát triển trên đá mẹ Granít. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, tỉ lệ đá lẫn từ 7 – 10%, đá nổi ít, hàm lượng mùn trung bình, tầng đất mặt dày từ 0,3 - 0,4 m, xếp nhóm đất cấp II.

+ Khu vực 3 – tiểu khu 226, 210B, 217, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh: có địa hình trải dài từ Bắc xuống Nam và thấp dần theo hướng Tây Bắc, độ cao tuyệt đối bình quân 140m. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi nhiều khe suối nhỏ. Đất đai chủ yếu là đất Feralit màu xám trắng chủ yếu loại đất xám , phát triển trên đá mẹ Granít.Thành phần cơ giới thịt nhẹ, tỉ lệ đá lẫn từ 20 – 28%, đá nổi từ 8-15%, hàm lượng mùn trung bình, tầng đất mặt dày từ 0,3 - 0,4 m, xếp nhóm đất cấp II.

- Lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, mục đích kinh doanh, chú trọng các loài cây mọc nhanh cho năng suất cao có giá trị kinh tế và đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Sau khi trồng phải tiến hành tỉa thưa khi cây sinh trưởng mạnh, khép tán để tạo ra các sản phẩm gỗ có chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường; mở tán tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển tốt về đường kính và chiều cao, thân thẳng, ít mắt, vệ sinh rừng, giảm nguy cơ sâu bệnh, cháy rừng.

- Quản lý bảo vệ rừng trồng, thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển cây trồng.

3.4.4.4. Dự toán đầu tư, nguồn vốn đâu tư

- Đầu tư trồng rừng cho 1 ha: 47.323.030 đồng

- Tổng giá trị đầu tư (Quy tròn): 62.089.449.344 đồng, trong đó:

+ Chi phí trồng, chăm sóc, QLBVR: 42.054.979.179 đồng;

+ Chi phí lãi vay cả chu kỳ kinh doanh: 20.035.470.165 đồng.

Nguồn vốn đầu tư: Vốn vay ưu đãi 70% chi phí đầu tư (lãi suất 7,2% năm theo chính sách hỗ trợ đầu tư trồng rừng gỗ lớn tại Quyết định số 774/QĐ –BNN –TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vốn sản xuất kinh doanh của công ty 30%.

3.4.4.5. Phân tích tài chính

a. Giá trị hiện tại ròng NPV (Với hệ số chiết khấu 7,2% năm) NPV = 48.045.434.167 > 0

b. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR = 18,88 % (xem biểu 13)

Qua kết quả phân tích tài chính trên ta thấy NPV > 0 và IRR > Rmin xác định ban đầu là 7,2%. Kết luận: Dự án có hiệu quả và có tính khả thi cao.

3.4.4.6. Hiệu quả đầu tư a. Hiệu quả kinh tế

*) Tổng giá trị đầu tư (Quy tròn): 70.150.615.000 đồng, trong đó:

*) Chi phí khai thác vận chuyển: 159.507.962.000 đồng

*) Doanh thu, sản lượng - Sản lượng bình quân

+ Rừng trồng 10 năm: Trữ lượng bình quân là 200 m3/ha; sản lượng bình quân:

134,4 tấn/ha (gỗ lớn chiếm 40%, gỗ NLG chiếm 60%)

+ Rừng trồng 11 năm: Trữ lượng bình quân là 210 m3/ha; Sản lượng bình quân:

141,1 tấn/ha (gỗ lớn chiếm 40%, gỗ NLG chiếm 60%)

- Giá bán dự kiến tại nhà máy khu công nghiệp Phú Tài - Bình Định.

+ Gỗ có đường kính ≥15cm dùng cho chế biến xuất khẩu 2.200.000 đồng/tấn;

+ Gỗ có đường kính <15cm dùng làm nguyên liệu giấy 1.450.000 đồng/tấn.

- Tổng doanh thu: 121.010.227.404 đồng

*) Lợi nhuận:

- Lợi nhuận trước thuế: 17.310.925.652 đồng;

- Lợi nhuận sau thuế: 15.579.833.087 đồng.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn: 8,51%.

(có phụ biểu kèm theo)

b. Hiệu quả xã hội

- Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân của công ty.

- Giải quyết việc làm cho nhân công nhàn rỗi địa phương, giảm bớt tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, góp phần ổn định dân cư.

c. Hiệu quả môi trường

Nâng cao độ che phủ của rừng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa, sinh thủy mùa nắng, chống xói mòn, sa bồi thủy phá đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại công ty tnhh lâm nghiệp sông kôn, tỉnh bình định (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)