Giải pháp về xử lý đất đai và giải quyết tranh chấp, lấn chiếm đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại công ty tnhh lâm nghiệp sông kôn, tỉnh bình định (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ĐỂ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI CÔNG TY TNHH LÂM NGHIỆP SÔNG KÔN

3.4.1. Giải pháp về xử lý đất đai và giải quyết tranh chấp, lấn chiếm đất

Xác định ranh giới, cắm mốc và đo đạc diện tích trên cơ sở đó cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà Công ty giữ lại để quản lý bảo vệ, sản xuất kinh doanh được thực hiện theo Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT ngày 26/2/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.4.1.2. Chi tiết phân bổ quỹ đất cho các mục đích sử dụng Tổng diện tích Công ty quản lý: 14.518,52 ha, trong đó:

a. Đối với diện tích Công ty tiếp tục quản lý sử dụng

*) Điều kiện:

- Diện tích công ty đã được UBND tỉnh Bình Định giao hoặc cho thuê ổn định lâu dài(50 năm) theo đúng qui định pháp luật.

- Diện tích Công ty đang quản lý sử dụng ổn định, không chồng lấn hoặc xen kẽ với diện tích của dân đang quản lý sử dụng.

- Diện tích thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp, có độ dốc > 15o

*) Phân bổ quỹ đất cho các mục đích sử dụng theo đơn vị hành chính

Tổng diện tích Công ty quản lý, sử dụng là 12.872,35 ha. Cụ thể tại các huyện, thị trấn và xã như sau:

Bảng 3.10. Biểu phân bổ quỹ đất cho các mục đích sử dụng theo đơn vị hành chính

TT Hạng mục Diện tích

(ha)

Ghi chú

Tổng 14.518,52

1. Huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định 11.129,08

a. Đất có rừng sản xuất 9.701,84

- Đất có rừng tự nhiên 9.186,45

- Đất có rừng trồng 220,30

- Đất chưa có rừng 295,09

b. Đất rừng phòng hộ 1.423,36

- Đất có rừng tự nhiên 1.370,65

- Đất chưa có rừng 52,71

c. Đất nông nghiệp khác( đất 2 vườn ươm) 2,38 d. Đất phi nông nghiệp(đất trụ sở Công ty). 1,50

2. Huyện Tây Sơn, Bình Định 723,43

TT Hạng mục Diện tích (ha)

Ghi chú

a. Đất rừng sản xuất 219,77

- Đất có rừng trồng 630,41

- Đất chưa có rừng 90,28

b. Đất phi nông nghiệp(đất Trạm QLBVR và công trình hạ

tầng) 2,74

3. Huyện Hoài Ân, Bình Định 829,18

a. Đất rừng sản xuất 819,00

- Đất có rừng tự nhiên 112,58

- Đất có rừng trồng 655,43

- Đất chưa có rừng 50,99

b. Đất phi nông nghiệp (đất Trạm QLBVR và công trình hạ

tầng) 10,18

4. Huyện K.bang, Gia lai(TK 152, xã Nghĩa An) 190,66

a. Đất rừng sản xuất 164,91

- Đất có rừng tự nhiên 123,37

- Đất có rừng trồng 35,90

- Đất chưa có rừng 5,64

b. Đất trồng cây lâu năm 25,70

c. Đất phi nông nghiệp (Trạm quản lý Bảo vệ rừng Tú Thủy) 0,05

*) Phương án thu hồi đất bị lấn, bị chiếm

Đối với diện tích 213,8 ha đất rừng trồng bị lấn chiếm tại vùng giáp ranh giữa huyện Vĩnh Thạnh với thị xã An Khê và xã Tây Giang, huyện Tây Sơn Công ty sẽ tiến hành làm việc với địa phương và các ngành chức năng có liên quan để thu hồi lại diện tích nêu trên theo đúng quy định của pháp luật và triển khai trồng lại rừng theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.

b. Đối với diện tích Công ty giao lại cho địa phương để giao cho dân quản lý, sử dụng

*) Điều kiện:

- Diện tích trước đây dân có khai hoang, Nhà nước thu hồi giao cho công ty trồng rừng, nay hộ dân có nhu cầu đất sản xuất.

- Diện tích công ty manh mún nằm xen kẽ và liền vùng với diện tích của hộ dân đang quản lý sử dụng.

- Diện tích có độ dốc <15o, đất sản xuất nông nghiệp, đất vùng đệm bờ đập, hồ thuỷ lợi.

*) Phân bổ quỹ đất cho các mục đích sử dụng cho dân địa phương

Tổng diện tích đất bàn giao cho địa phương là 1.646,17 ha; cụ thể như sau:

- Đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch chức năng sản xuất là 1.539,07 ha, bao gồm:

Đất có rừng trồng sản xuất 24,52 ha và đất nương rẫy 1.514,55 ha.

- Đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch chức năng phòng hộ là 102,33 ha, bao gồm:

Đất có rừng trồng phòng hộ 37,77 ha và đất nương rẫy 64,51 ha.

- Đất theo quy hoạch của địa phương đã được phê duyệt là 4,77 ha, dùng vào mục đích đất ở tại nông thôn và đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo.

3.4.1.3. Đánh giá tác động của phương án sử dụng đất đến kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh

a. Hiệu quả kinh tế

- Quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên Nhà nước giao và diện tích rừng trồng sản xuất ngoài việc tăng trữ lượng, còn là nguồn thu nhập của Công ty hàng năm thông qua tiền trả dịch vụ môi trường rừng;

- Với sản lượng khai thác gỗ rừng trồng hàng năm trên 20.000 tấn/năm, hai triệu cây giống lâm nghiệp/năm và cung ứng dịch vụ môi trường rừng... sẽ tạo doanh thu hàng năm của Công ty đạt trên 30 tỷ đồng.

- Tạo việc làm ổn định cho cán bộ, công nhân viên của Công ty, với thu nhập ổn định từ 8 triệu đồng/người/tháng trở lên.

- Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mỗi năm trên 3 tỷ đồng.

b. Hiệu quả về xã hội

- Thông qua giao khoán quản lý bảo vệ rừng tự nhiên, các hoạt động tập huấn hướng dẫn người dân thu hái, gây trồng lâm sản ngoài gỗ, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Thông qua các hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng trồng của Công ty hàng năm thu hút trên 500 lao động có việc làm thường xuyên, giải quyết đáng kể lao động phổ thông nhàn rỗi tại địa phương, tăng thêm thu nhập cho hộ dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn miền núi.

- Hàng năm, trích từ nguồn vốn đầu tư để duy tu bảo dưỡng đường lâm nghiệp, kết hợp phục vụ dân sinh và lưu thông hàng hóa, hỗ trợ công tác xã hội cho các địa phương.

c. Về môi trường

- Công tác bảo vệ rừng được chú trọng, diễn thế trạng thái rừng tự nhiên theo chiều hướng tích cực, phát triển rừng trồng theo hướng kinh doanh gỗ lớn, với chu kỳ kinh doanh dài sẽ có tác dụng giữ nước tạo nguồn sinh thủy cho các sông, suối, làm giảm xói mòn, rửa trôi đất.

- Rừng nói chung và diện tích rừng của Công ty nói riêng có khả năng hấp thụ cacbon, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và điều hòa khí hậu.

- Góp phần tăng độ che phủ rừng nhằm đảm bảo an ninh môi trường góp phần chống biến đổi khí hậu; rừng tự nhiên được quản lý bảo vệ tốt, đảm bảo cung ứng dịch vụ môi trường cho các lưu vực hồ đập; rừng trồng góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc và hiệu quả về kinh tế, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn.

- Bảo vệ nghiêm ngặt các khu rừng chứa đựng các giá trị đa dạng sinh học cao, các hệ sinh thái quý hiếm, và các vùng quy hoạch cho bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt của người dân.

- Duy trì và tăng cường được chức năng phòng hộ đầu nguồn sông, suối trong khu vực, hạn chế xói mòn đất, chống suy thoái tài nguyên nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại công ty tnhh lâm nghiệp sông kôn, tỉnh bình định (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)