ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của manh mún đất đai đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất lúa tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 31 - 34)

- Diện tích đất trồng lúa của thị xã Điện Bàn và diện tích đất trồng lúa của các hộ nông dân tại phường Điện An và phường Điện Nam Trung

- Các tài liệu và các loại văn bản, bản đồ liên quan đến sự manh mún đất đai và công tác dồn điền đổi thửa.

- Cán bộ quản lý, cán bộ nông nghiệp, cán địa chính và người dân tại hai phường Điện An và Điện Nam Trung.

2.2. Phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Phạm vi không gian

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại thị xã Điện Bàn và chọn 2 phường: Điện An và Điện Nam Trung để điều tra khảo sát, đây là hai phường giáp ranh nhau, có điều kiện tự nhiên về khí hậu, địa hình, nguồn nước tương đồng, nhưng phường Điện An là phường đã được dồn điền đổi thửa và phường Điện Nam Trung chưa được dồn điền đổi thửa.

2.2.2. Phạm vi thời gian

- Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 7/2015 đến tháng 4/2016 - Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2014 – 2015

- Số liệu sơ cấp được điều tra, thu thập trong năm 2015 2.2.3.Giới hạn phạm vi nội dung

Trong giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của manh mún đất đai đến chi phí sản xuất và năng suất lúa.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu - Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu

- Hiện trạng sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu

- Ảnh hưởng của manh mún đất đai đến năng xuất và các yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa của hộ

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa tại thị xã Điện Bàn

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

* Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp thông qua niên giám thống kê, các quy hoạch, báo cáo… có liên quan đến tình hình sản xuất lúa và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn, phường Điện An và phường Điện Nam Trung.

Các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân phường, thu thập qua sách báo, internet, tham khảo từ các công trình khoa học và các nghiên cứu liên quan đến vấn đề “manh mún đất đai”, “dồn điền đổi thửa”, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

* Thu thập số liệu tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các nông hộ có tham gia sản xuất lúa 2015 tại hai phường: Điện An và Điện Nam Trung trên cơ sở bảng hỏi thiết kế sẵn. Nội dung phỏng vấn tập trung các thông tin liên quan đến manh mún đất đai (quy mô đất trồng lúa, số thửa, diện tích mỗi thửa), chi phí sản xuất lúa và sản lượng lúa của nông hộ.

Vì số lượng tổng thể khá nhỏ và có thể biết được nên số hộ sẽ điều tra tại mỗi phường được tính theo công thức: n = [10]

Trong đó, - n: là cỡ mẫu hay số hộ điều tra tại mỗi phường - N: là số lượng tổng thể [10].

+ Tại phường Điện An, N = tổng số hộ đã dồn điền đổi thửa

+ Tại phường Điện Nam Trung, N = tổng số hộ sản xuất nông nghiệp - e là sai số tiêu chuẩn

Chọn độ chính xác là 92 % thì sai số tiêu chuẩn e = ± 8 %

Tại phường Điện An, có 127 hộ đã dồn điền đổi thửa đất lúa, theo công thức trên, số hộ tiến hành điều tra tại phường Điện An là:

n = = 70,05737 70 hộ

Tại phường Điện Nam Trung, số hộ sản xuất nông nghiệp năm 2015 là 545 hộ, số hộ được điều tra sẽ là:

n = = 121,43 121 hộ

2.4.2. Phương pháp thống kê, xử lý, kiểm định và phân tích số liệu - Thống kê, sắp xếp số liệu đã thu thập được theo từng phường;

- Sử dụng chỉ số đa dạng hóa ), trong đó, ai là diện tích của thửa thứ i, A là qui mô đất đai của hộ và A = ∑ai để đánh giá mức độ manh mún đất đai của các hộ.

- Để đánh giá ảnh hưởng của manh mún đất đai đến chi phí và kết quả sản xuất của các hộ trồng lúa, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích hệ số tương quan giữa các chỉ số đo lường mức độ manh mún đất đai với các chỉ tiêu về chi phí (phân bón, công lao động, lượng giống sử dụng) và chỉ tiêu về năng suất lúa. Giá trị của các hệ số tương quan sẽ phản chiếu sự ảnh hưởng của manh mún đất đai đối với sản xuất lúa.

- Kiểm định sự ảnh hưởng của manh mún đất đai đến chi phí và kết quả sản xuất của các hộ trồng lúa, bằng việc so sánh trung bình các chi phí và năng suất lúa giữa hai mẫu điều tra để xem xét có sự sai khác hay không về chi phí và năng suất giữa hai tổng thể có mức độ manh mún đất đai khác nhau.

- Việc xử lý số liệu và phân tích hệ số tương quan và kiểm định giả thuyết thống kê sẽ được thực hiện trên phần mềm Excel thông qua việc sử dụng bộ công cụ Data Analysis và các hàm thống kê phân tích dữ liệu.

2.4.3. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên gia về lĩnh vực đất đai và nông nghiệp để đề xuất các giải pháp về chính sách đất đai trong nông nghiệp nhằm giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất lúa.

2.4.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ địa chính và lập các biểu đồ đường, biểu đồ cột… để minh họa cho một số nội dung của luận văn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của manh mún đất đai đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất lúa tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)