CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Ảnh hưởng của manh mún đất đai đến sản xuất lúa của hộ
3.4.1. Ảnh hưởng của manh mún đất đai đến chi phí sản xuất và năng suất lúa
Các thước đo sự manh mún đã phản ánh được thực trạng manh mún đất đai tại vùng nghiên cứu; dựa vào kết quả điều tra về sản lượng và chi phí sản xuất lúa (gồm chi phí phân bón, chi phí lao động và chi phí giống) đề tài tiến hành phân tích mối tương quan giữa các yếu đó với các thước đo manh mún để xem xét sự ảnh hưởng của manh mún đất đai đến sản xuất lúa của hộ.
3.4.1.1. Ảnh hưởng đến lượng giống
Lượng giống gieo cấy tại các thửa ruộng nhiều hay ít phụ thuộc vào loại giống, đặc điểm ruộng, phương thức gieo (sạ hay cấy) và kinh nghiệm của mỗi hộ dân. Số liệu điều tra cho thấy lượng giống được sử dụng cho mỗi thửa ruộng trong hai vụ xấp xỉ nhau, có thể do các hộ dân sử dụng liều lượng theo công thức riêng của mình, công thức này được áp dụng từ vụ này đến vụ khác.
Từ kết quả điều tra, sử dụng phần mềm Excel để tính tổng lượng giống của hộ trong vụ và phân tích sự tương quan giữa tổng khối lượng giống với các thước đo manh mún đất đai, thu được kết quả như Bảng 3.11.
Bảng 3.11. Mối quan hệ giữa manh mún đất đai và lượng giống tại vùng nghiên cứu Chỉ tiêu
Phường Điện Nam Trung Phường Điện An Vụ đông xuân Vụ hè thu Vụ đông xuân Vụ hè thu
Chỉ số Simpson 0,761 0,681 - -
Số thửa 0,844 0,725 - -
Tổng diện tích đất 0,962 0,973 0,933 0,933
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016) - Chỉ số Simpson:
Tại phường Điện Nam Trung, hệ số tương quan ở cả hai vụ lúa đều có kết quả dương, hệ số tương quan vụ đông xuân bằng 0,761 và vụ hè thu bằng 0,681 thể hiện mối tương quan giữa chỉ số Simpson và chi phí giống là tương quan thuận chặt chẽ, nghĩa là chỉ số Simpson càng cao hay manh mún đất đai càng nhiều thì lượng giống gieo trồng càng lớn, ruộng đất càng manh mún, giống khi gieo càng bị hao hụt.
Tại phường Điện An, các hộ có chỉ số Simpson bằng nhau (bằng 0) nên không phân tích được sự tương quan giữa chỉ số Simpson và tổng lượng giống của phường.
- Số thửa ruộng:
Tương tự như chỉ số Simpson, kết quả phân tích hệ số tương quan giữa số thửa ruộng và chi phí giống cho thấy số thửa ruộng có mối quan hệ cùng chiều với tổng lượng phí giống, hộ càng nhiều thửa thì khối lượng giống gieo trồng càng cao.
Do phường Điện An mỗi hộ chỉ có một thửa ruộng nên không thể so sánh mối tương quan giữa số thửa và năng suất lúa của hộ.
- Tổng diện tích đất của hộ:
Tại hai phường, ở cả hai vụ lúa kết quả phân tích đều cho thấy mối tương quan thuận rất chặt giữa lượng giống gieo trồng với tổng diện tích đất của hộ, do diện tích đất càng lớn thì lượng giống gieo tương ứng cũng tăng lên.
3.4.1.2. Ảnh hưởng đến chi phí phân bón
Phân bón được các nông hộ sử dụng có các loại: urê, lân, kali, NPK, tùy thuộc vào đặc điểm, diện tích thửa ruộng, mùa vụ và kinh nghiệm của người trồng lúa mà khối lượng phân bón vào ruộng của mỗi hộ là khác nhau.
Sử dụng phần mềm Excel tính toán chi phí và phân tích mối tương quan giữa chi phí phân bón và các chỉ tiêu manh mún đất đai tại các hộ được điều tra, kết quả phân tích được thể hiện qua Bảng 3.12.
Bảng 3.12. Mối quan hệ giữa manh mún đất đai và chi phí phân bón tại vùng nghiên cứu
Chỉ tiêu
Phường Điện Nam Trung Phường Điện An Vụ đông xuân Vụ hè thu Vụ đông xuân Vụ hè thu
Chỉ số Simpson 0,748 0,685 - -
Số thửa 0,840 0,736 - -
Tổng diện tích đất 0,999 0,998 0,988 0,988 (Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016)
- Chỉ số Simpson:
Tại phường Điện Nam Trung, chỉ số Simpson và chi phí phân bón có mối tương quan thuận, kết quả hệ số tương quan vụ đông xuân là 0,748 và vụ hè thu là 0,685; như vậy, đất đai của hộ càng manh mún thì lượng phân bón càng nhiều.
Tại phường Điện An, chỉ số Simpson = 0 ở tất cả các hộ, không phân tích được mối quan hệ tương quan giữa chỉ số Simpson với chi phí phân bón.
- Số thửa ruộng:
Kết quả phân tích hệ số tương quan giữa số thửa ruộng và chi phí phân bón tại phường Điện Nam Trung cho thấy số thửa ruộng của hộ có mối tương quan thuận chặt chẽ với lượng phân bón vào ruộng, hộ có càng nhiều thửa thì khối lượng phân bón vào ruộng càng lớn, nghĩa là đất đai càng manh mún thì chi phí phân bón càng cao.
Phường Điện An, mỗi hộ điều tra chỉ có một thửa ruộng nên không so sánh mối tương quan giữa số thửa và chi phí phân bón của hộ.
- Tổng diện tích đất của hộ:
Kết quả Bảng 3.12 cho thấy, tổng diện tích đất và khối lượng phân bón có mối quan hệ cùng chiều với nhau trong hai vụ lúa, mối quan hệ này rất chặt chẽ ở cả hai phường vì hệ số tương quan tiến về bằng 1, nghĩa là khi diện tích gieo trồng càng lớn, hộ sản xuất càng nhiều thì khối lượng phân bón càng nhiều, nên chi phí cho phân bón càng cao.
3.4.1.3. Ảnh hưởng đến công lao động
Việc tính công lao động trong sản xuất lúa của các nông hộ tính cả lao động thuê mướn và lao động sẵn có trong hộ; tất các khâu làm đất, gieo sạ, bón phân, phun thuốc, tưới tiêu, thăm ruộng, thu hoạch và sau thu hoạch đều được tính công lao động. Hiện nay, một số công đoạn như làm đất, thu hoạch, chuyên chở… đã được hỗ trợ bằng máy móc nên giảm được nhiều công lao động cho nông dân, tuy nhiên vẫn tùy vào đặc điểm của thửa ruộng như chất đất, nền đất, diện tích, khoảng cách… mà việc tiêu tốn số công lao động mỗi thửa khác nhau.
Tương tự như lượng giống và chi phí phân bón, kết quả phân tích hệ số tương quan giữa công lao động với các chỉ tiêu về manh mún đất đai tại hai phường nghiên cho thấy công lao động có mối tương quan thuận với các chỉ tiêu đánh giá sự manh mún đất đai, kết quả cụ thể về mối tương quan giữa chi phí công lao động và các chỉ tiêu manh mún được thể hiện thông qua Bảng 3.13.
Bảng 3.13. Mối quan hệ giữa manh mún đất đai và công lao động tại vùng nghiên cứu
Chỉ tiêu
Phường Điện Nam Trung Phường Điện An Vụ đông xuân Vụ hè thu Vụ đông xuân Vụ hè thu
Chỉ số Simpson 0,757 0,700 - -
Số thửa 0,838 0,744 - -
Tổng diện tích đất 0,996 0,996 0,959 9,955
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016) - Chỉ số Simpson:
Hệ số tương quan giữa chỉ số Simpson và công lao động tại phường Điện Nam Trung vụ đông xuân là 0,757 và vụ hè thu là 0,700; hệ số tương quan dương chặt chẽ cho thấy rằng chỉ số Simpson càng cao hay đất đai càng manh mún thì số công lao động càng nhiều.
Tại phường Điện An, không phân tích được mối quan hệ tương quan giữa chỉ số Simpson với công lao động do chỉ số Simpson = 0 ở tất cả các hộ.
- Số thửa ruộng:
Kết quả phân tích tương quan tại phường Điện Nam Trung cho thất số thửa ruộng của hộ và công lao động có mối tương quan thuận với nhau, chi phí cho công lao động sẽ tăng tỷ lệ thuận với số mảnh ruộng của hộ. Kết quả này là phù hợp, bởi càng có nhiều thửa, người nông dân phải bỏ ra nhiều chi phí hơn cho đi lại giữa các thửa, gây tốn kém công lao động, các thửa ở cách xa nhau sẽ khó có thể tận dụng hiệu quả công lao động.
Phường Điện An, mỗi hộ điều tra chỉ có một thửa ruộng nên không thể so sánh mối tương quan giữa số thửa và chi phí phân bón của hộ.
- Tổng diện tích đất của hộ:
Tương tự như mối quan hệ giữa tổng diện tích đất với chi phí phân bón và lượng giống gieo trồng thì kết quả phân tích tương quan tại cả hai phường trong mỗi vụ lúa đều cho thấy số công lao động tăng khi quy mô đất đai tăng.
Theo lý thuyết thì khi diện tích đất đai của thửa càng lớn thì sẽ giảm một phần chi phí phân bón, lượng giống và công lao động, vậy mối tương quan thuận giữa tổng diện tích với chi phí đã nêu trên là đúng đắn không? Trên thực tế cho thấy diện tích đất đai càng tăng thì lượng giống, lượng phân bón và số công càng nhiều hay diện tích tỷ lệ thuận
với các chi phí vì vậy kết quả hệ số tương quan giữa tổng diện tích đất của hộ và các chi phí đã phân tích là tương quan thuận. Để lý giải điều này có thể xem xét thông qua ví dụ sau: làm thửa ruộng có diện tích 500 m2 cần 6 công, giả sử rằng khi sản xuất trên thửa ruộng diện tích 1.000 m2 tốn 11 công và tiết kiệm được 1 công so với việc sản xuất trên 2 thửa ruộng có diện tích 500 m2, nhưng nếu xét ra thì số công cho việc làm thửa ruộng 1.000 m2 vẫn lớn hơn số công tiêu tốn khi làm thửa ruộng 500 m2, do đó kết quả phân tích cho thấy mối tương quan thuận giữa tổng diện tích đất với các chi phí là đúng.
3.4.1.4. Ảnh hưởng của manh mún đất đai đến đến năng suất lúa
Năng suất lúa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thời tiết, khí hậu, địa hình, chất lượng đất và thủy lợi. Đề tài chỉ xem xét mối quan hệ giữa năng suất lúa và manh mún ruộng đất bằng cách xem xét sự ảnh hưởng của các thước đo về manh mún ruộng đất như chỉ số Simpson, số thửa và tổng diện tích đất của hộ đến năng suất lúa.
Sử dụng phần mềm Excel để tính năng suất lúa và phân tích sự tương quan giữa năng suất lúa với các thước đo manh mún đất đai, thu được kết quả như Bảng 3.14.
Bảng 3.14. Mối quan hệ giữa manh mún đất đai và năng suất lúa tại vùng nghiên cứu Chỉ tiêu Phường Điện Nam Trung Phường Điện An
Vụ đông xuân Vụ hè thu Vụ đông xuân Vụ hè thu
Chỉ số Simpson - 0,682 - 0,253 - -
Số thửa - 0,660 - 0,197 - -
Tổng diện tích đất - 0,452 0,059 0,583 0,203 (Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016)
- Chỉ số Simpson:
Theo kết quả xử lý số liệu, tại phường Điện Nam Trung ở cả hai vụ lúa thì năng suất lúa và chỉ số Simpson có mối quan hệ ngược chiều với nhau; trong vụ đông xuân, hệ số tương quan là - 0,682 cho thấy mối quan hệ tương quan ngược khá mạnh, do các hộ đã canh tác hết những mảnh ruộng của mình; vụ hè thu nhiều hộ bỏ hoang một số thửa, với năng xuất trung bình của hộ thu được ở những thửa ruộng canh tác nhưng lại so sánh tương quan với chỉ số Simpson tất cả các thửa đất trong hộ nên mối quan hệ ngược kém chặt chẽ. Nhìn nhận kết quả này càng cho thấy chỉ số Simpson càng cao, ruộng đất càng manh mún thì năng suất lúa càng giảm, điều này là hợp lý bởi chỉ số Simpson tăng chứng
tỏ mức độ manh mún càng nghiêm trọng, các thửa ruộng bị xé lẻ, phân tán trên các vùng khác nhau, diện tích của các thửa ruộng bị thu hẹp. Hậu quả là chi phí bỏ ra cao hơn, khó khăn để áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất, người nông dân mất nhiều công chăm bón hơn trong khi sản lượng hao hụt nhiều, cuối cùng năng suất lúa cũng giảm theo.
- Số thửa ruộng:
Cũng như hệ số Simpson, kết quả xử lý số liệu tại phường Điện Nam Trung cho thấy số thửa ruộng có mối quan hệ tương quan ngược với năng suất lúa, do số thửa ruộng sản xuất tại vụ hè thu ít hơn vụ đông xuân nên sự ảnh hưởng đến năng suất cũng thấp hơn, điều này thể hiện qua hệ số tương quan giữa số thửa và năng suất lúa vụ đông xuân là - 0,660 và vụ hè thu là - 0,197. Như vậy, hộ càng có nhiều thửa thì năng suất lúa thu hoạch càng thấp. Kết quả này là phù hợp bởi số mảnh ruộng càng nhiều, khó lòng áp dụng chuyên môn hóa sản xuất cũng như chủ động tưới tiêu, thủy lợi, mất đất do bờ thửa vì thế mà sản lượng thu được cũng thấp hơn.
- Tổng diện tích đất của hộ:
Về ảnh hưởng của tổng diện tích đất gieo trồng với năng suất lúa có sự khác nhau tại phường Điện Nam Trung giữa hai vụ; vụ đông xuân, tương quan giữa năng suất lúa với tổng diện tích đất của hộ là tương quan nghịch, nghĩa là tổng diện tích đất càng lớn thì năng suất lúa càng nhỏ, tuy nhiên hệ số tương quan này bằng - 0,452 thể hiện mối tương quan không quá chặt chẽ; ở vụ hè thu mối tương quan giữa năng suất và diện tích cùng chiều nhưng giá trị hệ số tương quan bằng 0,059 cho thấy hầu như không có mối tương quan giữa năng suất lúa với tổng diện tích đất của hộ.
Tại Điện An, kết quả tương quan giữa tổng diện tích đất đai của hộ và năng suất lúa trong 2 vụ đều là tương quan thuận; ở vụ đông xuân hệ số tương quan thuận tương đối chặt là 0,583 nên có thể kết luận rằng diện tích đất của hộ càng lớn thì năng suất lúa càng tăng; tại vụ hè thu kết quả tương quan là 0,209 cho thấy mối quan hệ cùng chiều tổng diện tích đất và năng suất lúa nhưng mối liên hệ này không chặt.
Như vậy, kết quả phân tích cho thấy có sự khác nhau về ảnh hưởng giữa tổng diện tích đất của hộ với năng suất lúa tại hai phường cũng như giữa các vụ trong cùng một phường, do đó khó có thể kết luận được sự ảnh hưởng của quy mô đất đai đến năng suất lúa của hộ.