Tình hình sản xuất lúa của thị xã Điện Bàn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của manh mún đất đai đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất lúa tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình sản xuất lúa tại thị xã Điện Bàn

3.2.2. Tình hình sản xuất lúa của thị xã Điện Bàn

Điện Bàn là một thị xã đồng bằng ven biển, có trên 5.800 ha đất canh tác lúa nước và là địa phương có diện tích trồng lúa cao nhất tỉnh Quảng Nam. Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2014, mặc dù chỉ chiếm 2,06 % tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh nhưng Điện Bàn lại chiếm đến 44,15 % diện tích đất trồng lúa.

Có điều kiện thuận lợi về thời tiết, thổ nhưỡng, thủy lợi, tập quán canh tác, tiếp cận khoa học kỹ thuật nên Điện Bàn là một vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, do vị trí địa lý nằm ở hạ lưu các sông Thu Bồn, Bình Phước, sông Yên... nên hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa khá lớn, nằm phía nam đèo Hải Vân có nền nhiệt độ ổn định (nhiệt độ thấp nhất không dưới 15oC), tổng tích ôn trong năm trung bình 1.718 giờ, rất thích hợp cho việc sản xuất, chọn lọc và phục tráng giống lúa các loại [9].

Tại Điện Bàn có hai vụ lúa chính là đông xuân và hè thu. Vụ đông xuân sạ vào đầu đến cuối tháng tháng 12 và thu hoạch từ giữa đến cuối tháng 4 năm sau, đây là vụ lúa thường cho năng suất cao vì hội tụ được nhiều điều kiện tự nhiên tối ưu thích hợp cho việc sinh trưởng, phát triển của cây lúa; vụ hè thu sạ vào giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống lúa mà bố trí thu hoạch vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 và không được trễ hơn vì sau thời gian này hay xảy ra bão lụt.

Bảng 3.6. Tình hình sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu năm 2014

Vụ đông xuân Vụ hè thu Cả năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn) Toàn thị xã 5.711,3 61,50 35.124,8 5.700,5 47,28 26.952,1 11.411,8 54,40 62.076,5

Điện An 570,3 63,9 3.644,2 570,3 53,1 3.028,3 1.140,6 58,5 6.672,5

Điện Nam Trung 147,6 56,0 826,6 144,2 28,0 403,8 291,8 42,2 1.231,4

(Nguồn: Tổng hợp từ [5])

Bảng 3.7. Tình hình sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu sơ bộ năm 2015

Vụ đông xuân Vụ hè thu Cả năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn) Toàn thị xã 5.707,2 63,47 36.224,8 5.705,6 55,82 31.849,8 11.412,8 59,65 68.074,6

Điện An 568,1 66,5 3.777,9 568,8 55,0 3.128,4 1.136,9 60,8 6.906,7

Điện Nam Trung 147,7 60,2 877,1 143,6 50,6 726,6 289,3 55,4 1603,6

(Nguồn: Tổng hợp từ [18])

38

Năm 2015, diện tích gieo trồng lúa toàn thị xã là 11.412,8 ha không có sự chênh lệnh nhiều so với diện tích năm 2014 (11.411,8 ha) nhưng sản lượng lúa năm 2015 là 68.074,6 tấn, tăng 5.998,1 tấn so với năm 2014.

Vụ Đông xuân 2014 – 2015, diện tích gieo trồng toàn thị xã là 5.707,2 ha, với các giống chủ lực như HT1, PV6, OM4900, XI23, Q5… trong đó, diện tích sản xuất lúa giống chiếm hơn 10 %. Mặc dù đầu vụ thời tiết diễn biến khá bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, thế nhưng nhờ sự chủ động của ngành nông nghiệp và sự quan tâm của lãnh đạo các cấp nên nông dân không những không bị mất mùa mà lại còn đạt một mùa vụ bội thu. Đầu mùa, thị xã đã trích nguồn kinh phí 100 triệu đồng mua thuốc diệt chuột sinh học cấp phát cho các địa phương, đồng thời phát động nhân dân ra quân diệt chuột bằng phương pháp thủ công nên đã hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng chuột cắn phá. Cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam còn đầu tư trên 1,2 tỷ đồng để chủ động xây dựng đập thời vụ ngăn mặn giữ ngọt trên tuyến sông Vĩnh Điện trước khi xuống giống. Do vậy, năm nay mặc dù tình trạng xâm nhập mặn có xuất hiện sớm hơn so với những mùa vụ năm trước nhưng 1.700 ha diện tích lúa Đông xuân ở khu vực vùng cát và các địa phương lân cận của thị xã vẫn đảm bảo được nguồn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân ở khu vực này tập trung sản xuất hết diện tích, tránh tình trạng bỏ hoang như mọi năm. 100

% diện tích lúa Đông Xuân năm 2015 của Điện Bàn phát triển tốt, độ đồng đều mặt ruộng khá cao, vụ mùa bội thu. Mặc dù trước đó, đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày vào cuối tháng 3 đúng lúc các trà lúa đang trong giai đoạn trổ bông, thế nhưng theo đánh giá của ngành nông nghiệp thị xã, hầu hết các trà lúa vụ Đông xuân năm nay ở Điện Bàn đều được mùa.

Ước tính năng suất lúa đạt từ 60 đến 62 tạ/ha, riêng đối với diện tích sản xuất giống năng suất đạt rất cao, ước đạt từ 70 đến75 ta/ha [15].

Là một phường đồng bằng vùng giữa, diện tích gieo trồng lúa của Điện An khá lớn, năm 2014 diện tích gieo trồng lúa tại Điện An là 1.140,6, chiếm 9,99 % diện tích gieo trồng lúa toàn thị xã, gấp gần bốn lần so với Điện Nam Trung (chỉ chiếm 2,56 %), do Điện Nam Trung là phường đồng bằng ven biển, đất cát là phần lớn, các loại cây nông nghiệp chỉ được trồng ở vùng đất phù sa bồi đắp hàng năm (khoảng 27 % diện tích) phía tây của phường, vì vậy diện tích lúa tại Điện Nam Trung rất nhỏ. Tương tự, diện tích gieo trồng năm 2015 của Điện An là 1.136,9 ha (9,96 %), Điện Nam Trung là 291,8 ha (2,53

%), theo lý thuyết, quy mô đất đai là một yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng và năng suất lúa, quy mô đất đai càng lớn thì năng suất lúa càng tăng. Năng suất lúa của Điện An vụ đông xuân và hè thu của cả hai năm 2014 và 2015 đều vượt mức trung bình chung toàn thị xã và cao hơn nhiều so với Điện Nam Trung. Cụ thể, năm 2014, năng suất lúa của

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của manh mún đất đai đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất lúa tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)