CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Ảnh hưởng của manh mún đất đai đến sản xuất lúa của hộ
3.4.2. Sự khác biệt giữa chi phí sản xuất và năng suất lúa giữa hai phường
Kết quả xử lý số liệu cho thấy ruộng đất tại phường Điện Nam Trung manh mún hơn so với phường Điện An, ruộng đất tại các hộ được nghiên cứu tại phường Điện An tập trung hoàn toàn. Để xem xét những ảnh hưởng của manh mún đất đai đến chi phí và năng suất lúa, ở phần trên đề tài đã phân tích mối tương quan giữa các chỉ tiêu đánh giá sự manh mún với chi phí và năng suất lúa, nhưng do việc phân tích hệ số tương quan trong phần mềm Excel không thể hiện độ tin cậy P_value nên khó khẳng định được tính chắc chắn của các kết quả phân tích; để xem xét kỹ hơn sự ảnh hưởng của manh mún đất đai đến chi phí giống, phân, công lao động và năng suất đề tài sẽ tiến hành các kiểm định so sánh sự khác biệt về chi phí và năng suất giữa hai phường có mức độ manh mún ruộng đất khác nhau.
Vì chi phí giống, phân bón và công lao động của các hộ phụ thuộc vào quy mô đất đai, do đó để chính xác thì cần quy đổi các chi phí trên một đơn vị diện tích để xem xét có sự khác biệt về các chi phí sản xuất lúa giữa hai vùng có mức độ manh mún ruộng đất khác nhau hay không.
Đề tài sẽ thực hiện các kiểm định với giả thuyết sau:
Gọi các chi phí sản xuất hay năng suất lúa tại phường Điện An là X, X ~ N(μ1 , σ12);
Gọi các chi phí sản xuất hay năng suất lúa tại phường Điện Nam Trung là Y;
Y ~ N (μ2 , σ2 2).
* Đối với các chi phí sản xuất:
H0: μ1 = μ2 “Chi phí sản xuất lúa (giống, phân, công) tại hai phường bằng nhau”;
H1: μ1 < μ2 “Chi phí sản xuất lúa (giống, phân, công) tại phường Điện An nhỏ hơn phường Điện Nam Trung”.
Miền bác bỏ giả thuyết: Ztt < -Zα.
* Đối với năng suất lúa:
H0: μ1 = μ2 “Năng suất lúa tại hai phường bằng nhau”;
H1: μ1 > μ2 “Năng suất lúa tại phường Điện An lớn hơn phường Điện Nam Trung”.
Miền bác bỏ giả thuyết: Ztt > Zα.
3.4.2.1. Kiểm định giả thuyết về so sánh lượng giống trung bình tại hai phường nghiên cứu Bảng 3.15. Kết quả so sánh lượng giống trung bình tại hai phường nghiên cứu
Vụ đông xuân Vụ hè thu Điện An Điện Nam
Trung Điện An Điện Nam Trung Lượng giống trung bình (kg/ha) 107,98 140,05 108,12 141,95
Phương sai 176,11 227,34 169,67 231,43
Tiêu chuẩn kiểm định (Z) - 15,299 - 16,244
Miền bác bỏ giả thuyết H0 (- ∞; - 1,645) (- ∞; -1,645) (Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016)
Kết quả kiểm định giả thuyết về so sánh lượng giống gieo trồng trung bình tại hai phường cho thấy giá trị tiêu chuẩn kiểm định Z thuộc miền bác bỏ giả thuyết H0,do đó giả thuyết H1 đúng, nghĩa là lượng giống gieo trồng trung bình tại phường Điện An thấp hơn tại phường Điện Nam Trung; trong vụ đông xuân lượng giống gieo trung bình tại phường Điện An là 107,98 kg/ha và phường Điện Nam Trung là 140,05 kg/ha; vụ hè thu lượng giống trung bình phường Điện An và phường Điện Nam Trung lần lượt là 108,12 kg/ha và 141,95 kg/ha, như vậy trung bình 1 ha thì phường Điện Nam Trung sử dụng cao hơn phường Điện An 33 kg giống. Vậy ruộng đất manh mún, nhiều thửa tại phường Điện Nam Trung đã làm tăng chi phí giống so với phường Điện An.
3.4.2.2. Kiểm định giả thuyết về chi phí phân bón trung bình tại hai phường nghiên cứu Bảng 3.16. Kết quả so sánh chi phí phân bón trung bình giữa hai phường nghiên cứu
Vụ đông xuân Vụ hè thu Điện An Điện Nam
Trung Điện An Điện Nam Trung Chi phí phân bón trung bình
(nghìn đồng/ha) 5.400,81 7.466,33 5.589,48 7.355,83 Phương sai 221.033,09 65.614,55 212.087,92 39.248,61
Tiêu chuẩn kiểm định (Z) - 33,957 - 30,343
Miền bác bỏ giả thuyết H0 (- ∞; - 1,645) (- ∞; -1,645) (Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016)
Kết quả kiểm định so sánh trung bình chi phí giống ở hai vụ lúa đều cho thấy chi phí phân bón tại phường Điện An thấp hơn phường Điện Nam Trung vì giá trị tiêu chuẩn Z thuộc miền bác bỏ giả thuyết. Chi phí phân bón trung bình cho 1 ha trong vụ đông xuân tại phường Điện Nam Trung là 7.466 nghìn đồng cao hơn mức chi phí 5.400 nghìn đồng tại phường Điện An, chi phí phân bón trung bình phường Điện Nam Trung cao hơn phường Điện An là 2.065 nghìn đồng và trong vụ hè thu, 1 ha ruộng phường Điện Nam Trung có chi phí phân bón trung bình cao hơn 1.766 nghìn đồng so với phường Điện An.
Như vậy ruộng đất manh mún thì chi phí phân bón cũng cao hơn; giải thích cho mối quan hệ giữa manh mún đất đai và chi phí phân bón, một khi đất đai càng manh mún, nhỏ lẻ, người nông dân phải di chuyển nhiều hơn, lượng phân bón hao hụt nhiều hơn. Mặt khác, càng nhiều mảnh có diện tích nhỏ, lượng phân bón bị hao phí do bờ thửa hay sang các thửa kế cận cũng nhiều hơn, từ đó đẩy chi phí tăng lên. Điều này không sẽ gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất lúa bởi chi phí phân bón tăng lên làm giảm hiệu quả của hoạt động sản xuất.
3.4.2.3. Kiểm định giả thuyết về so sánh số công lao động trung bình tại hai phường nghiên cứu
Bảng 3.17. Kết quả so sánh số công lao động trung bình giữa hai phường nghiên cứu Vụ đông xuân Vụ hè thu
Điện An Điện Nam
Trung Điện An Điện Nam Trung Lao động trung bình (công/ha) 126,123 139,300 126,403 139,626
Phương sai 205,420 51,736 183,766 49,229
Tiêu chuẩn kiểm định (Z) - 7,186 - 7,594
Miền bác bỏ giả thuyết H0 (- ∞; - 1,645) (- ∞; -1,645) (Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016)
Với giá trị Z tại hai vụ lúa thuộc miền bác bỏ giả thuyết, có thể kết luận rằng số công trung bình cho các hoạt động sản xuất lúa tại phường Điện An thấp hơn phường Điện Nam Trung, giá trị của sự khác biệt này là 13,17 công/ha ở vụ đông xuân và 13,22 công/ha ở vụ hè thu. Như vậy ruộng đất manh mún, các mảnh ruộng nhỏ và phân tán làm tăng số công lao động vì tốn nhiều thời gian hơn cho việc di chuyển đến các thửa ruộng
để chăm bón, đặc biệt là tốn nhiều chi phí hơn cho việc vận chuyển; một số mảnh ruộng quá nhỏ khó áp dụng máy móc vào nhiều công đoạn sản xuất như cày, gặt… buộc người nông dân phải bỏ sức ra làm gây tốn công và kém hiệu quả.
3.4.2.4. Kiểm định giả thuyết về so sánh năng suất lúa trung bình tại hai phường nghiên cứu Bảng 3.18. Kết quả so sánh năng suất lúa trung bình tại hai phường nghiên cứu
Vụ đông xuân Vụ hè thu
Điện An Điện Nam
Trung Điện An Điện Nam Trung Năng suất lúa trung bình (tạ/ha) 66,68 60,51 58,80 50,083
Phương sai 5,491 1,092 7,568 1,757
Tiêu chuẩn kiểm định (Z) 20,439 24,899
Miền bác bỏ giả thuyết H0 (1,645; + ∞) (1,645; + ∞) (Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016)
Kiểm định cho thấy Z thuộc miền bác bỏ giả thuyết nên có thể kết luận rằng năng suất lúa trung bình tại phường Điện An cao hơn phường Điện Nam Trung; vụ đông xuân năng suất lúa trung bình tại phường Điện An là 66,68 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình tại phường Điện Nam Trung là 6,17 tạ/ha, vụ hè thu năng suất lúa trung bình phường Điện An cũng cao hơn phường Điện Nam Trung 8,7 tạ/ha.
Về mặt địa lý, phường Điện Nam Trung được bao quanh bởi các dải cát bồi xen kẽ với các ruộng nước, đất canh tác chủ yếu là đất cát bạc màu, nghèo dinh dưỡng vì thế tại đây chịu ảnh hưởng của thời tiết khô nóng khá sâu sắc. Ngược lại, phường Điện An nằm ở vùng giữa, địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ khá thuận lợi cho sản xuất lúa do đó năng suất lúa tại phường Điện An cũng cao hơn phường Điện Nam Trung. Mặc dù năng suất lúa chịu tác động của nhiều yếu tố như chất đất, thời tiết, dịch bệnh, kinh nghiệm canh tác… theo kết quả phân tích hệ số tương quan ở phần trên cho thấy năng suất lúa có mối tương quan nghịch với chỉ số Simpson và số thửa ruộng do đó có thể kết luận sự manh mún ruộng đất cũng làm giảm năng suất lúa.
3.5. Đánh giá sự ảnh hưởng của manh mún đất đai đến hiệu quả sử dụng đất sản suất lúa tại vùng nghiên cứu
Hiệu quả sử dụng đất đai luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nông dân nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung, như kết quả thu thập được và các kết quả phân tích hệ số tương quan về sự ảnh hưởng của manh mún ruộng đất đến chi phí và năng suất lúa cũng như kết quả kiểm định so sánh chi phí và năng suất trung bình tại hai phường nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích tại phường Điện Nam Trung thấp hơn, vì vậy sự manh mún ruộng đất làm giảm hiệu quả sử dụng đất.
* Đối với hệ số sử dụng đất:
Trong khi phường Điện An mỗi hộ điều tra có một mảnh ruộng và họ đã sử dụng hết phần diện tích đất của mình trong cả hai vụ sản xuất thì nhiều hộ nông dân tại phường Điện Nam Trung đã bỏ hoang một số mảnh trong vụ hè thu, do đó hệ số sử dụng đất tại phường Điện Nam Trung thấp hơn phường Điện An. Như vậy, việc tích tụ đất đai cũng là một biện pháp làm tăng hệ số sử dụng đất.
Bảng 3.19. Hệ số sử dụng đất tại hai vùng điều tra năm 2015
Chỉ tiêu Phường Điện Nam Trung Phường Điện An
Diện tích đất canh tác (m2) 173.072 65.172
Tổng diện tích gieo trồng (m2) 333.191 130.344
Hệ số sử dụng đất 1,93 2
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016)
* Hiệu quả về kinh tế: theo các kết quả phân tích hệ số tương quan tại phường Điện Nam Trung cho thấy các yếu tố lượng giống, chi phí phân bón, số công lao động tương quan thuận với chỉ số Simpson và số thửa ruộng còn năng suất lúa có mối tương quan nghịch với chỉ số Simpson và số thửa, do đó manh mún đất đai làm tăng chi phí sản suất và giảm năng suất lúa hay sự manh mún ruộng đất đã làm giảm hiệu quả về mặt kinh tế.
* Hiệu quả về xã hội: việc sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu tuy không mang tính sản xuất hàng hóa nhưng đã đảm bảo được an toàn lương thực cho gia đình và giải quyết được nhu cầu lao động cho những người nông dân lớn tuổi hoặc có trình độ học vấn thấp, khó xin làm những công việc khác. Ruộng đất được tích tụ sẽ dễ dàng cho việc áp dụng máy móc vào sản xuất, giải phóng sức lao động cho người nông dân, giảm được chi phí
sản xuất và tăng năng suất lúa, góp phần nâng cao mức thu nhập, điều kiện kinh tế tăng thì đời sống của gia đình người nông dân được cải thiện và có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe….
* Hiệu quả về môi trường: chi phí phân bón tỷ lệ thuận với sự manh mún ruộng đất do đó đất đai manh mún sẽ làm tăng lượng phân bón cũng như lượng thuốc trừ sâu vào môi trường, việc bón quá nhiều phân hóa học vào đất trong thời gian dài sẽ làm đất bị nhiễm chua, nhiễm mặn, ảnh hưởng đến tính chất vật lý, hóa học của đất, làm ô nhiễm nguồn nước; việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiêu diệt nhiều sinh vật đồng ruộng, gây hại đến sức khỏe con người.
3.6. Quan điểm của người dân về manh mún đất đai và dồn điền đổi thửa
Trong quá trình điều tra số liệu, ngoài việc điều tra tình hình chung của hộ, chi phí và năng suất sản xuất lúa tại hai phường đề tài còn thăm dò ý kiến của nông dân đối với việc manh mún hay tập trung ruộng đất trong sản xuất trên một số câu hỏi đã có gợi ý sẵn và để xem xét ý kiến của người dân tại nơi chưa được dồn điền và sự hài lòng của người dân tại nơi đã dồn điền đổi thửa thì các câu hỏi được đặt ra tại hai phường là khác nhau.
3.6.1. Ý kiến của các nông dân được điều tra tại phường Điện Nam Trung Bảng 3.20. Ý kiến phỏng vấn của người dân phường Điện Nam Trung
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016)
Tại phường Điện Nam Trung, đa số mỗi hộ sản xuất trên nhiều mảnh ruộng khác nhau, khi được hỏi về việc “các mảnh ruộng phân tán như vậy ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất” thì có 63 ý kiến (chiếm 52,07 %) cho rằng ruộng đất manh mún sẽ gây khó khăn cho quá trình sản xuất vì phải tốn nhiều công hơn, khó áp dụng máy móc vào sản xuất; 37 ý kiến (30,58 %) không cho rằng điều này gây khó khăn vì họ đã quen với việc canh tác như vậy và ruộng đất manh mún cũng giảm được nhiều rủi ro hơn khi xảy ra dịch bệnh hay lụt, bão; 21 người (17,35 %) không có ý kiến về việc này.
Ý kiến Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến 1. Các mảnh ruộng phân tán gây khó
khăn cho hoạt động sản xuất của hộ 52,07 % 30,58 % 17,35 % 2. Sẵn lòng trao đổi các mảnh ruộng
để tập trung đất đai 31,40 % 39,67 % 28,93 %
Mặc dù có 52,07 % đồng ý là ruộng đất phân tán gây khó khăn trong sản xuất nhưng chỉ có 31,40 % ý kiến sẵn sàng trao đổi các mảnh ruộng để tập trung đất đai, có nhiều lý do được đưa ra để duy trì các mảnh ruộng phân tán là: tận dụng được lao động mùa vụ;
giảm rủi ro do sâu bệnh, thiên tai; hộ có thể lựa chọn sản xuất nhiều loại giống lúa khác nhau; sợ chia lại không công bằng, sợ sẽ bị mất đất khi chia lại; đã quen với việc sản xuất trên những mảnh ruộng như thế này… Như vậy, ngay cả khi biết được rằng manh mún đất đai tác động xấu đến hoạt động sản xuất lúa của mình, người nông dân cũng không sẵn lòng đánh đổi các mảnh ruộng hiện có của mình để tập trung đất đai. Nhiều người lại không có ý kiến về việc này, nếu Nhà nước có phương án dồn điền đổi thửa thì họ sẽ chấp hành, không thì thôi.
3.6.2. Ý kiến của các nông dân được điều tra tại phường Điện An
Bảng 3.21. Ý kiến phỏng vấn của người dân phường Điện An
Ý kiến Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến 1. Việc dồn điền đổi thửa mang
lại lợi ích trong sản xuất 65,72 % 27,14 % 7,14 % 2. Hài lòng về kết quả dồn điền
đổi thửa 42,86 % 52,86 % 4,28 %
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016)
Tại phường Điện An, có 46 ý kiến cho rằng công tác dồn điền đổi thửa mang lại trong sản xuất (chiếm 65,57 %) do tích tụ ruộng đất đã giảm được công lao động, dễ áp dụng máy móc vào sản xuất, giảm được chi phí giống, phân bón và thuốc trừ sâu...; 19 người được hỏi không đồng ý về điều này (chiếm 27,14 %) vì họ cảm thấy không công bằng do đã bị mất đi một phần diện tích đất hay vị trí và đặc điểm của mảnh đất sau dồn điền không thuận lợi, xa đường chính, khó tưới tiêu, mảnh đất trước đây được đầu tư rất tốt nay bị đổi lại mảnh đất xấu hơn; 5 người không có ý kiến (7,14 %).
Mặc dù có 46 ý kiến cho thấy dồ điền đổi thửa mang lại lợi ích cho sản xuất nhưng chỉ có 30 ý kiến hài lòng với kết quả dồn điền đổi thửa, 37 ý kiến không hài lòng (chiếm 52,86 %) vì thời điểm hiện tại các hộ chưa được chỉnh lý trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các thủ tục, giấy tờ trong dồn điền đổi thửa rườm rà, gây phiền hà cho nhiều người do có trình độ dân trí còn thấp, 3 người (chiếm 4,28 %) không có ý kiến.
3.7. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản suất lúa tại thị xã Điện Bàn
3.7.1. Giải pháp về giảm mức độ manh mún đất đai
Giảm mức độ manh mún đất đai là một trong các biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất lúa, do đó cần có các biện pháp nhằm khuyến khích việc tích tụ ruộng đất để giảm mức độ manh mún, nhỏ lẻ đất đai.
3.7.1.1. Tiếp tục thúc đẩy quá trình dồn điền đổi thửa
Dồn điền đổi thửa được xem là một trong những giải pháp khả thi để khắc phục tình trạng manh mún đất đai, trong giai đoạn 2011 – 2015 thị xã Điện Bàn đã triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa trên diện tích 388,1 ha tại 10 thôn, khối phố của 6 xã phường như Điện Phước, Điện Quang, Điện Minh, Điện Thọ, Điện Hồng và Điện An. Kết quả cho thấy, công tác này đã khắc phục được tình trạng manh mún, giảm số thửa trên hộ và tăng diện tích trên một thửa. Đồng thời, dồn điền đổi thửa đi đôi với xây dựng cánh đồng lớn cũng sẽ khắc phục tình trạng sản xuất “da beo”, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Góp phần thu hút doanh nghiệp vào liên danh, liên kết đầu tư. Được biết, giai đoạn 2016 - 2020, Điện Bàn dự kiến tiến hành chương trình dồn điền đổi thửa tại 19 xã, phường với diện tích 3.560 ha, nhu cầu kinh phí khoảng 1.501,2 tỷ đồng.
Qua 2 năm thực hiện dồn điền đổi và xây dựng cánh đồng mẫu lớn tại khối phố Nhất Giáp phường Điện An, địa bàn đã thực hiện xong việc đo đạc và giao đất cho nông dân vào cuối năm 2014, công tác đo đạc và thành lập bản đồ mới hoàn thành cuối năm 2015 đến nay việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các thửa ruộng chưa được thực hiện nên nhiều hộ dân vẫn chưa yên tâm đầu tư sản xuất. Để khắc phục điều này có thể áp dụng một số giải pháp sau: Tăng cường chỉ đạo các ngành, các cấp trong công tác phối hợp tổ chức thực hiện liên quan lĩnh vực đất đai; cấp tỉnh cần xem xét hỗ trợ kinh phí cho thực hiện việc đo đạc, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, bố trí đủ nhân lực và các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết để triển khai được nhanh và đồng bộ; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện tập trung ruộng đất để hỗ trợ cơ giới hóa, chấp hành tốt pháp luật trên lĩnh vực đất đai, nhất là thực hiện quy hoạch sử dụng đất, chỉnh lý hồ sơ địa chính; cần phải đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa để tránh tâm lý lo ngại về mất công bằng, phải tạo niềm tin cho người nông dân về kết quả của công tác này.
Để triển khai thành công chủ trương dồn điền đổi thửa tại các địa phương khác trong thời gian tới thì những nhà lập quy hoạch và lãnh đạo thị xã cũng như lãnh đạo các địa