ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau tiến hành dồn điền đổi thửa tại xã phong thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 42)

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Toàn bộ quỹ đất trồng lúa trong nhóm đất nông nghiệp do các hộ gia đình, cá nhân sử dụng và UBND xã quản lý (đất 5%) trên địa bàn nghiên cứu.

2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

u được tiến hành trên toàn bộ diện tích đất trồng lúa trong nhóm đất nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phong Thủy - Tiến trình thực hiện dồn điền đổi thửa tại xã Phong Thủy

- Đánh giá tình hình quản lý đất đai trước và sau dồn đền đổi thửa tại xã Phong Thủy

- Tác động và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau dồn đền đổi thửa tại xã Phong Thủy

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa.

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện các nội dung trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập và phân tích, xử lý số liệu

a) Số liệu thứ cấp: Các văn bản pháp luật, chính sách, thông tư… của Trung ương, của tỉnh Quảng Bình, của huyện Lệ Thủy liên quan tới vấn đề dồn điền đổi thửa;

Số liệu từ các báo cáo, số liệu thống kê,…trên địa bàn xã Phong Thủy liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề dồn điền đổi thửa.

b) Số liệu sơ cấp: Là các thông tin chưa được công bố chính thức trong từng nông hộ, nó phản ánh đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội, đặc biệt là các vấn đề về sử dụng đất và các vấn đề khác có liên quan. Phương pháp để thu thập được các thông tin trên là phương pháp điều tra nhanh có sự tham gia của nông hộ. Áp dụng điều tra trên 2 địa bàn thôn mỗi địa bàn chọn ngẫu nhiên 60 hộ.

2.4.2 Phân tích và xử lý số liệu

Xử lý các thông tin, số liệu thứ cấp: Sau khi thu thập, toàn bộ thông tin, số liệu(số liệu thống kê hằng năm hoặc kiểm kê 5 năm và số liệu theo phương án dồn điền đổi thửa đã được cấp có thẩm quyền phê duyêt...) được kiểm tra ở 3 khía cạnh: đầy đủ, chính xác, kịp thời và khẳng định độ tin cậy. Sau đó xử lý tính toán phản ánh thông qua các bảng thống kê, đồ thị để so sánh, đánh giá được sự biến động và tìm nguyên nhân của nó và rút ra kết luận cần thiết.

Xử lý các thông tin, số liệu sơ cấp: Toàn bộ thông tin số liệu được tiến hành xử lý và dùng chương trình phần mềm Excel là công cụ chủ yếu để tính toán, tổng hợp và phân tích thông tin số liệu dựa vào những chỉ tiêu cụ thể nhằm đạt mục đích nghiên cứu đề ra. Quá trình xử lý thông tin, số liệu, phương pháp phân tổ thống kê được coi là phương pháp chủ đạo để đánh giá phân tích, so sánh và rút ra những kết luận cần thiết trong quá trình nghiên cứu.

2.4.3. Phương pháp so sánh

Thông qua các chỉ tiêu, hệ thống bảng biểu số liệu thống kê, đồ thị… tại thời điểm trước và sau khi thực hiện “dồn đổi ruộng đất” để so sánh, đánh giá hiệu quả đạt được và rút ra kết luận cần thiết.

2.4.4. Phương pháp minh họa bằng biểu đồ, bản đồ

Đây là phương pháp dùng các loại biểu đồ, bản đồ để phân tích các số liệu thu được trước và sau khi dồn điền đổi thửa.

Sử dụng phần mềm Microstation để số hóa, biên tập bản đồ; biểu đồ sử dụng một số ảnh để minh họa;

2.4.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 2.4.5.1. Hiệu quả kinh tế

Để đánh giá hiệu quả tính kinh tế trên 1 hécta đất sản xuất nông nghiệp, chúng tôi tiến hành phân tích tài chính trong quá trình sản xuất trên ruộng đất xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy qua các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu sau:

Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (một vụ hoặc một năm), nó phản ánh năng suất đất đai trên khía cạnh lượng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích [37].

GO = ∑ QiPi

Trong đó: + Qi: Là sản lượng của sản phẩm thứ i được tạo ra + Pi: Là giá của đơn vị sản phẩm thứ i

Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất như chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, vận chuyển,...Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu tư chi phí trên một đơn vị diện tích gieo trồng [39].

IC = ∑ Cj, trong đó Cj là khoản chi phí thứ j

Giá trị gia tăng (VA): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC); là giá trị sản phẩm xã hội được tạo thêm trong một kỳ sản xuất đó. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đất ở khía cạnh giá trị sản phẩm mới tạo ra trên một đơn vị diện tích [39].

VA = GO - IC

Thu nhập hỗn hợp (thu nhập thực tế: MI): Là phần trả cho người lao động chân tay và người lao động quản lý của hộ gia đình cùng tiền lãi thu được của việc sử dụng đất [39].

MI = VA - KHTS - Thuế - Thuê lao động Giá trị ngày công lao động = Thu nhập hỗn hợp

Số công lao động

Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GO/LĐ và VA/LĐ, thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động.

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (tương đối) được tính bằng mức độ cao thấp. Các chỉ tiêu đạt được càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

2.4.5.2. Hiệu quả xã hội

Do điều kiện về thời gian và u của đề tài nên chúng tôi đánh giá hiệu quả xã hội theo một số chỉ tiêu mang tính định tính như: mức độ chấp nhận của người dân; thu hút lao động, giải quyết việc làm cho người nông dân; đảm bảo an ninh lương thực và gia tăng lợi ích của người nông dân; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khả năng sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm; đáp ứng mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau tiến hành dồn điền đổi thửa tại xã phong thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)