Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau khi dồn điền đổi thửa của xã Phong Thủy

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau tiến hành dồn điền đổi thửa tại xã phong thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 55 - 61)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI XÃ PHONG THỦY45 1. Tổ chức thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Phong Thủy

3.2.2. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau khi dồn điền đổi thửa của xã Phong Thủy

3.2.2.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trước dồn điền đổi thửa xã Phong Thủy

Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước DĐĐT (Nguồn: Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện)

Bảng 3.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trước DĐĐT

Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã

Tổng diện tích các loại

đất trong + giới hành

chính (ha)

Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích tự nhiên(%)

(1) (2) (3) (4) (5)

Tổng diện tích tự nhiên 996.38 100.00

1 Đất nông nghiệp NNP 710.79 71.34

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 705.27 70.78

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 705.27 70.78

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 679.30 68.18

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 25.97 2.61

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN

1.2 Đất lâm nghiệp LNP

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 5.52 0.55

1.4 Đất làm muối LMU

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH

(Nguồn: Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện)

Hình 3.3. Cơ cấu (%) sử dụng đất nông nghiệp trước DĐĐT

Qua kết quả nêu trong bảng 3.2 và hình 3.3 cho thấy:

Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã trước khi DĐĐT là 710.79 ha, trong đó:

Đất trồng lúa: Diện tích hiện trạng là 679.30 ha, chiếm 68.18% trong tổng diện tích tự nhiên, phân bố đều trên địa bàn 2 thôn: Thượng Phong, Đại Phong bình quân diện tích đất trồng lúa là 935.2 m2/nhân khẩu. Hầu hết diện tích đất lúa nước được chủ động tưới tiêu, trên nền đất phù sa nên cho năng suất cao.

Đất trồng cây hàng năm còn lại: Diện tích hiện trạng 25.97 ha, chiếm 2.61%

trong tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập trung chủ yếu trên địa bàn 2 thôn: Thượng Phong, Đại Phong chủ yếu nằm trong khu dân cư đất vườn liên nhà

Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 5.52 ha, chiếm 0.55% trong tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trong các ao hồ, bàu nhỏ lẻ trên địa bàn xã.

Trước DĐĐT hầu hết ruộng đất được giao theo Nghị định 64/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ, toàn bộ ruộng đất được cân đối thành hai quỹ đất, một là giao cho hộ gia đình; hai là quỹ đất công ích (5%) do UBND xã quản lý để phát triển công ích phục vụ cho các công trình phúc lợi tại địa phương, qua đó địa phương lập phương án giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình theo hướng chia bình quân diện tích đất cho nhân khẩu, đảm bảo công bằng ruộng đất được giao cho các hộ gia đình, cá nhân theo phương châm có ruộng tốt, ruộng xấu, có ruộng xa, ruộng gần, có ruộng cao, ruộng thấp.

Cuối năm 2004 và đầu năm 2005, xã đã thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa lại lần 1 theo Nghị quyết của Tỉnh Ủy và kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Bình từ 9- 10 mảnh xuống còn 5 mảnh (4 mảnh ruộng và 1 mảnh màu) toàn xã có khoảng 6750 thửa đất, bình quân mỗi hộ từ 4 đến 5 thửa, diện tích bình quân mỗi thửa 580,0m2, thửa thấp nhất 70,0m2, thửa cao nhất 3000,0m2. Theo hướng chia này, thì đảm bảo sự công bằng về số lượng diện tích và chất lượng độ phì nhưng khó khăn cho điều kiện sản xuất, điều kiện đầu tư thâm canh và ô nhiễm môi trường, dịch bệnh khó kìm hãm,… ảnh hưởng đến năng suất sản lượng cây trồng [6].

Thực trạng trên đã gây khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tưới tiêu, kiến thiết đồng ruộng, diện tích bờ vùng, bờ thửa chiếm tỷ lệ khá lớn làm giảm diện tích đất canh tác, hạn chế việc kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản; gây khó khăn trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trong những năm gần đây, để khắc phục tình trạng manh mún, tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, một bộ phận các hộ nông dân đã tự chuyển đổi ruộng đất cho nhau để có thửa lớn hơn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

Do đó, thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa theo tinh thần Nghị quyết VII Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX có một ý nghĩa rất quan trọng cả về kinh tế, chính trị và xã hội; là đòi hỏi cấp bách, khách quan trong quá trình sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng hàng hóa, khắc phục những tồn tại manh

mún ruộng đất trước đây; góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.

3.2.2.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa của xã Phong Thủy

Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau DĐĐT 2013 (Nguồn: Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện)

Bảng 3.3. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp sau DĐĐT 2013

Thứ tự Mục đích sử dụng đất

Tổng diện tích các loại đất trong địa giới hành

chính

Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích tự nhiên

(1) (2) (3) (4) (5)

Tổng diện tích tự nhiên 996.38 100.00

1 Đất nông nghiệp NNP 710.22 71.28

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 704.70 70.73

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 704.70 70.73

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 678.73 68.12

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 25.97 2.61

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN

1.2 Đất lâm nghiệp LNP

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 5.52 0.55

1.4 Đất làm muối LMU

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH

(Nguồn:Văn phòng ĐKQSD đất huyện Lệ Thủy )

Hình 3.5. Cơ cấu (%) sử dụng đất nông nghiệp sau DĐĐT Qua kết quả nêu trong bảng 3.3 và hình 3.5 cho thấy:

Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã có 710.22 ha, trong đó:

Đất trồng lúa: Diện tích hiện trạng là 678.73ha, chiếm 68.12% trong tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố đều trên địa bàn 2 thôn: Thượng Phong, Đại Phong bình quân diện tích đất trồng lúa là 935.2 m2/nhân khẩu. Hầu hết diện tích đất lúa nước được chủ động tưới tiêu, trên nền đất phù sa nên cho năng suất cao.

Đất trồng cây hàng năm còn lại: Diện tích hiện trạng 25.97 ha, chiếm 2.61%

trong tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập trung chủ yếu trên địa bàn 2 thôn: Thượng Phong, Đại Phong.

Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 5.52 ha, chiếm 0.55% trong tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trong các ao hồ, bàu nhỏ lẻ trên địa bàn xã.

Bình quân diện tích đất trồng lúa là 306 m2/nhân khẩu. Hầu hết diện tích đất lúa nước được chủ động tưới tiêu, trên nền đất phù sa nên cho năng suất cao.

Sau DĐĐT cơ bản đã giải quyết tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ số thửa trước chuyển đổi 7 - 12 thửa/hộ, số thửa sau chuyển đổi 3 - 4 thửa/hộ, bình quân diện tích trên một thửa sau chuyển đổi 900-1000 m2/thửa tạo điều kiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung, thuận lợi để áp dụng các tiến bộ KHKT, đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí và tăng hiệu quả lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân, tạo quỹ đất để xây dựng các công trình phúc lợi, thực hiện nhóm tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất trong nông thôn mới, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng chặt chẽ hơn [41].

Qua thực hiện công tác DĐĐT đa số cán bộ và nhân dân đều đồng tình ủng hộ, phấn khởi tích cực thực hiện chủ trương này. Ý nghĩa của DĐĐT là mang lại quyền lợi thiết thực cho nông dân, tạo điều kiện cho họ làm giàu ngay chính trên thửa ruộng của mình. Nhiều hộ trước đây có trên 10 thửa ruộng tại nhiều xứ đồng khác nhau, đi lại gặp nhiều khó khăn, chi phí công sản xuất tốn kém, nay chỉ còn lại 3 - 4 thửa tại 1 - 2 vùng thuận lợi nhiều mặt, giảm chi phí sản xuất, dễ đầu tư thâm canh [41].

Tuy nhiên, thu nhập trung bình của nông dân tăng chậm một cách tương đối hoặc không tăng bất chấp các cải thiện nói trên. Điều này không liên quan gì đến việc sắp xếp lại ruộng đất. Thay vào đó, vấn đề nằm ở chỗ nông dân sản xuất nhỏ nói chung không thể đủ khả năng tài chính để có thêm các đầu vào sản xuất, trong đó có đất đai.

Tập trung ruộng đất đối với một nước thiếu đất đai như Việt Nam không thể giúp nông dân có nhiều đất hơn được.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau tiến hành dồn điền đổi thửa tại xã phong thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)