Tác động của dồn điền đổi thửa đến sự thay đổi hệ thống đồng ruộng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau tiến hành dồn điền đổi thửa tại xã phong thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. TÁC ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRƯỚC VÀ

3.4.1. Tác động của dồn điền đổi thửa đến sự thay đổi hệ thống đồng ruộng

Đất công ích (hay còn gọi là đất 5%) là đất phục vụ các công trình phúc lợi. Theo nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ năm 1993 thì diện tích đất này được để lại không quá 5% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích này khi chưa được sử dụng cho mục đích công ích, được các địa phương cho các hộ gia đình, cá nhân đấu thầu để sản xuất nông nghiệp với thời hạn không quá 5 năm.

Trước DĐĐT diện tích đất này rất manh mún, nhỏ lẻ do quá trình phân chia ruông đất theo tinh thần Nghi định 64/NĐ-CP của Chính phủ, được bố trí đều khắp trên các thôn và được các hộ gia đình nhân khoán để sản xuất; Do đó công tác quản lý rất phức tạp và không hiệu quả.

Sau DĐĐT quý đất công ích được tập trung vào những thửa đất lơn, theo từng tờ bản đồ và theo ranh giới thôn nên việc giao thầu quỹ đất nay rất thuận tiện cho người sản xuất cũng như người quản lý, hiệu quả sản xuất được nâng lên rõ rệt.

Diện tích đất công ích trước và sau dồn điền đổi thửa tại các thôn nghiên cứu được nêu trong bảng 3.4

Bảng 3.4. Diện tích đất công ích trước và sau DĐĐT

Đơn vị tính:m2

S Số TT

Tên thôn

Số hộ nhận Khoán đất 5%

Trước DĐĐT năm 2012 Sau DĐĐT năm 2013

LUC LUC

Tổng số thửa

Tổng diện tích

Tổng số thửa

Tổng diện tích 1

1 Thượng Phong 32 6 12.00 3 6.90

1

2 Đại Phong 24 24 18.00 15 12.62

Tổng cộng 56 30 30.00 18 19.52

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra đơn vị ha)

Từ số liệu nêu trong bảng 3.4 cho thấy, trước dồn điền đổi thửa tỷ lệ diện tích đất công ích tại các thôn đều ở mức 5% diện tích đất trồng lúa của mỗi thôn. Sau dồn điền đổi thửa diện tích đất công ích ở mỗi thôn đều giảm đi là do quá trình thực hiện đô thị hóa buộc diện tích đất công ích của xã giảm xuống là tính tất yếu;

Như vậy, qua thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, Uỷ ban nhân dân xã đã quản lý tốt hơn quỹ đất sản xuất nông nghiệp, hạn chế tối đa tình trạng manh mún, nhiều nơi hay để diện tích này cao hơn mức quy định, mà chỉ tập trung quỹ đất này vào những khu riêng để giao khoán cho những hộ có điều kiện sản xuất tập trung.

* Đấu thầu đất công ích và giá thầu

Trước dồn điền đổi thửa: Đa số quỹ đất công ích do các hộ trong thôn, xóm, tiểu khu được chính quyền giao đất theo một mức sản lượng tương đối thấp do không có sự cạnh tranh về giá trúng đấu thầu nên sản lượng thu về trên một đơn vị diện tích đất không cao, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.

Sau dồn điền đổi thửa: Đất công ích đã được tập trung thành từng vùng, gọn thửa, giao thông, thuỷ lợi đảm bảo, vì vậy rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp thì có rất nhiều hộ gia đình tham gia đấu thầu, do đó giá thầu đất quỹ công ích tăng lên gấp 1,5 lần, thậm chí tăng gấp 2 lần so với trước dồn điền đổi thửa. Được nêu trong bảng 3.5 và xem hình 3.6.

Bảng 3.5. Giá đấu thầu bình quân đất công ích trước và sau DĐĐT Đơn vị tính: kg thóc/sào

Tên thôn Trước DĐĐT Sau DĐĐT

Thôn Thượng Phong 60 80

Thôn Đại Phong 80 120

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

0 20 40 60 80 100 120 140

Trước DĐĐT Sau DĐĐT

Thôn Thượng Phong Thôn Đại Phong

Hình 3.6. Biểu đồ so sánh giá đấu thầu đất công ích tại 2 thôn nghiên cứu trước và sau DĐĐT

3.4.1.2. Tác động của dồn điền đổi thửa đến sự biến động bình quân diện tích đất nông nghiệp trên 1 người tại vùng nghiên cứu

Mặc dù yêu cầu của địa phương đặt ra cho việc thực hiện dồn điền đổi thửa là ổn định diện tích đất canh tác trên 1 người cho các hộ nông dân theo Nghị định 64/NĐ-CP [28].

Tuy vậy, với việc kiểm kê, rà soát lại quỹ đất nông nghiệp, việc giảm bờ vùng, bờ thửa và việc quy hoạch lại đồng ruộng đã làm biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân trên 1 người so với thời điểm giao đất theo Nghị định 64/NĐ-CP.

Bảng 3.6. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp trước và sau DĐĐT trên 1 người tại các thôn trên địa bàn xã Phong Thủy

Thôn Trước DĐĐT

(m2/người)

Sau DĐĐT (m2/người)

So sánh%

tăng (+) giảm (-)

Thượng Phong 1020.0 980.0 -3.92

Đại Phong 1500.0 998.0 -33.47

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua kết quả nêu trong bảng 3.6 cho thấy:

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 1 người chia theo Nghị định 64/NĐ-CP sau khi dồn điền đổi thửa so trước DĐĐT giảm diện tích trên một khẩu là do quá trình quy hoạch đường giao thông, thủy lợi nội đồng, do thay đổi phương thức phân chia đất màu của các thôn, tại thời điểm giao đất theo Nghị định 64/NĐ-CP hầu hết các thôn có đất ven sông đều trừ khoảng 10 đên 15 mét dọc theo bờ sông do thu hồi đất của Dự án thượng nguồn Mỹ Trung và thiên tai gây ra.

3.4.1.3. Quy hoạch lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình da dạng hóa sản xuất nông nghiệp

Chủ trương dồn điền đổi thửa không những khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất mà còn làm cho quy mô diện tích các thửa ruộng tăng lên. Nhưng đi kèm theo đó là sự tăng nhu cầu về dịch vụ sản xuất, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tưới tiêu, vận chuyển sản phẩm và cơ giới hóa sản xuất trong tương lai. Vì vậy, việc triển khai công tác dồn điền đổi thửa kết hợp với việc kiến thiết, quy hoạch lại đồng ruộng như mở rộng đường giao thông, thuỷ lợi, bê tông hóa kênh mương nội đồng,…cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà các thôn trên địa bàn xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy đã đạt được.

Số liệu ở bảng 3.7 và hình 3.7 cho thấy:

Mức tăng của diện tích đất giao thông, thuỷ lợi biến động khác nhau tuỳ thuộc vào tình trạng hiện nay của hệ thông giao thông, thuỷ lợi và công tác quy hoạch của địa phương. Việc làm tốt quy hoạch sử dụng đất kết hợp với quy hoạch lại đồng ruộng đáp ứng nhu cầu phát triển của sản xuất thì diện tích đất giao thông, thuỷ lợi tăng lên nhiều hơn so với trước DĐĐT. Cụ thể: ở cả 2 thôn, diện tích đất giao thông đều thay đổi và đều tăng so với trước dồn điền đổi thửa từ 94.0 ha tăng lên 114.0 ha; đất thủy lợi từ 31.60 ha tăng lên 41.06 ha tính cho cả xã (số liệu có biến động là do sai số của các lần thống kê đất đai).

Việc quy hoạch mở rộng đất giao thông, thuỷ lợi góp phần không nhỏ trong việc cải tạo đất, vận chuyển hàng hóa, giảm công lao động và chi phí trong sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các hộ nông dân. Đồng thời góp phần chủ động nước tưới trong mùa khô và tiêu trong mùa mưa bão,…nhiều cánh đồng trước kia chỉ cấy được một vụ lúa hay chỉ trồng màu nay nhờ có nước tưới chủ động đã được cải tạo tăng vụ hoặc chuyển đổi sang trồng lúa.

Bảng 3.7. Diện tích đất giao thông, thủy lợi nội đồng trước và sau DĐĐT

Loại đất Thôn Trước

DĐĐT(ha)

Sau DĐĐT (ha)

Tăng (+), Giảm (-)

Tỉ lệ (%)

Giao Thông

Thượng Phong 33.6 43.5 9.9 10%

Đại Phong 60.4 70.5 10.1 10%

Tổng cộng 94.0 114.0 20 20%

Thuỷ lợi

Thượng Phong 11.1 14.54 3.44 3%

Đại Phong 20.50 26.52 6.02 6%

Tổng cộng 31.60 41.06 9.46 9%

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Thượng Phong Đại Phong Thượng Phong Đại Phong

Giao Thông Thuỷ lợi

Trước DĐĐT(ha) Sau DĐĐT (ha)

Hình 3.7. Biểu đồ so sánh diện tích đất giao thông, thủy lợi tại 2 thôn nghiên cứu trước và sau DĐĐT

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau tiến hành dồn điền đổi thửa tại xã phong thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)