CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
3.1.3. Nhận xét điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phong Thủy
- Nhìn chung điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây trồng, vật nuôi ở trên địa bàn xã. Nền kinh tế từng bước thích ứng với cơ chế mới, tiếp tục ổn định và có bước tăng trưởng khá. Đã chú ý đến sản xuất lương thực, chăn nuôi và trồng trọt, cơ cấu kinh tế đã và đang có sự chuyển dịch, phát triển đúng theo hướng nông nghiệp có tỷ trọng giảm dần, công nghiệp - TTCN, thương mại dịch vụ có tỷ trọng tăng dần, các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp ngày càng được củng cố và phát triển giải quyết được phần lớn lao động nhàn dỗi trong địa bàn xã. Hoạt động kinh tế của hai HTX có hiệu quả phát huy được tối đa những điều kiện tự nhiên cũng nguồn vốn có trong xã .
- Hệ thống cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm, kênh mương, thủy lợi từng bước được đầu tư phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt.
- Nguồn lao động dồi dào là nguồn nhân lực lớn cho quá trình phát triển sản xuất.
- Cán bộ xã, thôn đựơc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận. Nhân dân được giáo dục, học tập đường lối chính sách của Đảng, pháp Luật của Nhà nước. Quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai thường xuyên có hiệu quả..
3.1.3.2. Khó khăn
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm năng suất thấp. Một số hộ dân chưa biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp.
- Điểm xuất phát thấp, nền kinh tế còn mang nặng tính chất thuần nông, tự cung tự cấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao, trình độ dân trí còn thấp.
- Trình độ canh tác của người dân còn lạc hậu, khả năng thâm canh hạn chế, ý thức cải tạo đất và môi trường kém đã làm ảnh hưởng xấu đến quỹ đất của xã.
- Hệ thống thủy lợi tuy đã được đầu tư nhưng hầu hết đất canh tác không được tưới chủ động, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nước mưa và các hồ, đập trữ nước nên hiệu quả canh tác không cao, sản xuất nông nghiệp còn nhiều rủi ro.
- Cơ sở trường học, trạm xá đã được đầu tư, tuy nhiên trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập và khám chữa bệnh còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Chất lượng dạy và học chưa đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục. Cơ sở y tế chưa đáp ứng công tác y tế dự phòng tại địa bàn, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao.
Trong tương lai nếu được sự quan tâm đúng mức, quy hoạch bố trí phân bổ đất đai, sắp xếp dân cư hợp lý, khoa học thì sẽ giảm bớt được những khó khăn, đồng thời phát huy được những nguồn lực, khai thác tiềm năng đất đai, lao động…góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội đi lên, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
Để đảm bảo cho mục đích phát triển nông nghiệp, cần thiết phải dựa vào khả năng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng cây trồng trên diện tích đất canh tác nông nghiệp, đồng thời mở thêm những hướng sản xuất mới trên cơ sở diện tích đất hiện có như xây dựng mô hình rau sạch, mô hình chăn nuôi, mô hình nuôi trồng thủy sản…
3.1.4. Tình hình sử dụng đất đai của xã Phong Thủy
Phong Thủy là một xã thuần nông, nằm trung tâm của huyện Lệ Thủy, là vựa lúa của huyện. Với địa hình tương đối bằng phẳng, đất sản xuất nông nghiệp hầu hết tập trung đều 2 thôn trên địa bàn xã; Đất đai rất màu mỡ, độ phì cao, đặc biệt đất trồng cây hăng năm khác ven các nhánh sông Kiến Giang hằng năm được phù sa bồi đắp.
Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã cơ bản đi vào nề nếp, đa số hộ gia đình cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 64/CP cơ bản ổn định. Hệ thống hồ sơ địa chính tương đối hoàn chỉnh, bản đồ địa chính được đo đạc theo hệ tọa độ HN-72, được chỉnh lý hằng năm, các loại sổ như:
mục kê, địa chính, cấp giấy CNQSD đất đã lập đủ và đúng quy định.
Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn xã đã thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000, 1/2000, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, năm 2010 tỷ lệ 1/5.000 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
Năm 2012 xã được Sở tài nguyên và Môi trường có dự án đo đạc chỉnh lý địa chính, hoàn thiện hồ sơ đại chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
Qua kết quả được nêu trong bảng 3.1 cho thấy, hiện trạng sử dụng đất năm 2012 (số liệu trước khi dồn điền đổi thửa) của xã Phong Thủy như sau:
Tổng diện tích tự nhiên của xã Phong Thủy là 993.38 ha. Trong đó:
Đất nông nghiệp: 710.79 ha, chiếm 71.34% diện tích tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp: 285.59 ha, chiếm 28.66% diện tích tự nhiên.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012
Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã
Tổng diện tích các loại đất trong địa giới hành
chính (ha)
Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích tự nhiên(%)
(1) (2) (3) (4) (5)
Tổng diện tích tự nhiên 996.38 100.00
1 Đất nông nghiệp NNP 710.79 71.34
1.1 Đất sản xuất nông
nghiệp SXN 705.27 70.78
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 705.27 70.78
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 679.30 68.18
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn
nuôi COC
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm
khác HNK 25.97 2.61
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN
1.2 Đất lâm nghiệp LNP
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 5.52 0.55
1.4 Đất làm muối LMU
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH
2 Đất phi nông nghiệp PNN 285.59 28.66
2.1 Đất ở OTC 38.16 3.83
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 38.16 3.83
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT
2.2 Đất chuyên dùng CDG 197.46 19.82
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp CTS 0.32 0.03
2.2.2 Đất quốc phòng CQP
2.2.3 Đất an ninh CAN 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp CSK 0.29 0.03
2.2.5 Đất có mục đích công
cộng CCC 196.85 19.76
2.3 Đất tôn giáo, tín ngỡng TTN 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa
địa NTD 1.14 0.11
2.5 Đất sông suối và mặt n-
ớc chuyên dùng SMN 48.83 4.90
2.6 Đất phi nông nghiệp
khác PNK
3 Đất cha sử dụng CSD
3.1 Đất bằng cha sử dụng BCS
3.2 Đất đồi núi cha sử dụng DCS 3.3 Núi đá không có rừng
cây NCS
4 Đất có mặt nớc ven
biển (quan sát) MVB
4.1 Đất mặt nớc ven biển
nuôi trồng thuỷ sản MVT
4.2 Đất mặt nớc ven biển có
rừng MVR
4.3 Đất mặt nớc ven biển có
mục đích khác MVK