2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ nông dân bị thu hồi đất ở trung tâm huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (chủ yếu tập trung nghiên cứu tại xã Thanh trạch, Đồng Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch và thị trấn Hoàn Lão).
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp ổn định sinh kế của hộ nông dân bị thu hồi đất ở trung tâm huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của người dân bị thu hồi đất, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục và phát triển kinh tế hộ.
- Phạm vi về không gian: tiến hành nghiên cứu tại xã Thanh trạch, Đồng Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch và thị trấn Hoàn Lão – huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập qua 3 năm (2014 - 2016).
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tình hình thu hồi đất ở trung tâm huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
2.2.2. Hoạt động sinh kế của hộ dân để thích ứng với việc bị thu hồi đất (bao gồm cả nội dung đền bù và sử dụng đền bù)
2.2.3. Kết quả hoạt động sinh kế của hộ sau khi bị thu hồi đất 2.2.4. Kết quả ổn định đời sống của hộ sau khi bị thu hồi đất.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu
- Tiến hành nghiên cứu tại các xã Thanh trạch, Đồng Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch và thị trấn Hoàn Lão.
- Chọn hộ nghiên cứu:
Chọn 60 hộ nông dân bị thu hồi. Theo tiêu chí này có 3 nhóm hộ sau:
+ Nhóm 1: Nhóm hộ bị mất nhiều đất: là hộ có diện tích đất bị thu hồi lớn trên 70% tổng diện tích đất canh tác được giao.
+ Nhóm 2: Nhóm hộ bị mất vừa đất: là hộ có diện tích đất bị thu hồi từ 30- 70%
tổng diện tích đất canh tác được giao.
+ Nhóm 3: Nhóm hộ bị mất ít đất: là hộ có diện tích đất bị thu hồi dưới 30%
tổng diện tích đất canh tác được giao.
Số mẫu cụ thể cho mỗi nhóm được chia theo tỷ lệ hộ mất đất so với tổng số hộ bị thu hồi đất.
Bảng 2.1: Mẫu điều tra
Diễn giải SL (hộ) Cơ cấu (%) Điều tra (hộ)
1. Tổng số hộ bị thu hồi đất 487 100 60
2. Số hộ mất trên 70% DT 96 19,7 26
3. Số hộ mất từ 30- 70% DT 215 44,2 15
4. Số hộ mất từ <30% DT 176 36,1 19
Nguồn: Chọn mẫu điều tra của tác giả Chọn 3 nhóm hộ trên để xem xét bối cảnh dễ gây tổn thương đối với hộ, tình trạng và sự dịch chuyển các nguồn lực sinh kế của hộ, sự thay đổi chiến lược và mô hình sinh kế của hộ, kết quả sinh kế của từng nhóm hộ, những khó khăn về sinh kế của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất...
2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
2.3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tài liệu, số liệu về tình hình thu hồi đất tại Chi Cục thống kê huyện Bố Trạch, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình.
- Thu thập các số liệu về thống kê tình hình thu hồi đất, biến động đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bố Trạch.
- Thu thập các tài liệu, số liệu về quy hoạch đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và huyện Bố Trạch tại Sở xây dựng tỉnh Quảng Bình.
- Thu thập các văn bản, nghị quyết, nghị định, thông tư, điều luật của cơ quan nhà nước cấp Trung ương và địa phương có liên quan đến thu hồi đất từ Internet, Sở Tài nguyên & Môi trường và Sở xây dựng tỉnh Quảng Bình.
- Thu thập những tài liệu nghiên cứu từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, những báo cáo, tài liệu hội thảo, thu thập thông tin để có số liệu về thu hồi
đất.
2.3.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
- Tiến hành xây dựng hệ thống các câu hỏi theo mẫu, điều tra các hộ gia đình bị thu hồi đất; Các cán bộ phòng, ban; cán bộ quản lý đất đai tại xã nghiên cứu.
- Phỏng vấn cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bố Trạch.
- Điều tra, phỏng vấn sâu cán bộ địa chính để thu thập thông tin về tình hình thu hồi đất.
2.3.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu - Phương pháp thống kê mô tả:
Dùng để phân tích, mô tả tổng quát về tình hình địa bàn nghiên cứu, thực trạng quản lý và sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
- Sử dụng phần mềm Excel:
Các tài liệu thu thập được đưa vào máy tính, dùng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán.
- Phương pháp phân tích tổng hợp:
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu đã thu thập được dùng để đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội; ....
2.3.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Điều tra, khảo sát, chụp ảnh thực địa tạo một số địa điểm trong vùng nghiên cứu nhằm kiểm chứng tính sát thực của thông tin đã thu thập từ các cơ quan, tổ chức và các cá nhân liên quan.