Sự dịch chuyển nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ổn định sinh kế của các hộ dân bị thu hồi đất ở trung tâm huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 70 - 78)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA HỘ DÂN ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI VIỆC BỊ THU HỒI ĐẤT

3.3.3. Sự dịch chuyển nguồn lực tài chính

a, Tiền đền bù và cách sử dụng tiền đền bù của hộ.

Nguồn lực đầu tiên phải kể đến của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất là khoản tiền đền bù. Số tiền này rất lớn so với thu nhập trong năm trước của hộ nhất là những hộ bị mất nhiều đất. Số tiền đền bù bao gồm tiền đền bù đất, tiền hỗ trợ học nghề, tiền hỗ trợ ổn định đời sống. Nhận tiền đền bù sau khi bị thu hồi đất đã làm cho khả năng tài chính của hộ tăng lên. Hộ có thêm tiền để sử dụng vào việc gửi tiết kiệm hay chi tiêu.

Số tiền đền bù bình quân 1 hộ được nhận là 55.164 triệu đồng, hộ nhiều nhất nhận được 120 triệu đồng, hộ thấp nhất nhận được 12.8 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ thậm chí rất lớn với một hộ nông dân, trong khi mà sản xuất nông nghiệp khi chưa mất đất trong một năm chỉ đạt xấp xỉ 10 triệu đồng. Kết quả ở bảng và biểu đồ cho thấy việc sử dụng tiền đền bù của hộ dân chưa đa dạng. Họ rất ít đầu tư cho sản xuất hay mua sắm, xây dựng nhà cửa mà phần lớn họ gửi tiết kiệm nhằm giữ vốn và thu tiền lãi.

Bảng 3.12: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu

Nhóm I Nhóm II Chung

Số hộ SL (tr.đ)

CC

(%) Số hộ SL (tr.đ)

CC

(%) Số hộ SL (tr.đ)

CC (%) 1. Tổng số tiền đền bù - 979.8 100 - 354.9 100 - 1334.7 100 2. Mục đích sử dụng

- Gửi tiết kiệm 25 654.3 66.78 15 247.5 69.73 40 901.8 67.57 - Chi cho học tập 16 156.7 16.00 12 76.9 21.66 28 233.6 17.50 - Xây nhà/sửa nhà 2 73.7 7.52 0 0.0 0.00 2 73.7 5.52

- Chữa bệnh 9 51.3 5.23 6 12.2 3.43 15 63.5 4.76

- Đầu tư làm nghề 2 28.9 2.95 0 0.0 0.00 2 28.9 2.16

- Đầu tư KD 2 14.4 1.47 2 3.8 1.06 4 18.2 1.36

- Chi khác 7 6.2 0.63 6 5.3 1.48 13 11.5 0.86

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.

Có đến 40/41 hộ điều tra gửi tiết kiệm, số tiền gửi tiết kiệm chiếm đến 67.57%

tổng số tiền đền bù. Ở nhóm tuổi chủ hộ trên 50 tuổi thì có đến 79.19% tổng số tiền đền bù được gửi tiết kiệm, còn lại họ dành cho chữa bệnh hoặc có hộ đầu tư làm nghề.

Gửi tiết kiệm là hình thức sinh lời an toàn nhất nhưng cũng kém hiệu quả. Kém hiệu quả chính bởi nó an toàn, lợi nhuận mang lại không cao và quan trọng nhất ở đây là các hộ kém năng động luôn sợ rủi ro, không dám đầu tư quay vòng vốn. Hộ gửi cao nhất là 40 triệu đồng, hộ gửi thấp nhất là 10 triệu đồng nhưng bình quân 1 hộ là 36.07 triệu đồng. Đứng thứ hai trong việc sử dụng tiền đền bù của hộ là chi cho việc học tập của con cái. Có 28 hộ sử dụng tiền đền bù để nuôi con ăn học và số tiền chi cho học tập chiếm đến 17.50% tổng số tiền đền bù. Ở nhóm hộ mà tuổi chủ hộ dưới 50 tuổi thì việc chi cho học tập nhiều hơn, chiếm đến 22.35% tổng số tiền đền bù. Đây là đầu tư nhằm tìm kiếm sinh kế bền vững cho con cái họ sau này. Chỉ có vài hộ sử dụng tiền đền bù để xây/sửa nhà hoặc đầu tư kinh doanh hoặc chữa bệnh. Không có hộ nào đầu tư cho việc học nghề mới.

Bảng 3.13: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù theo tuổi chủ hộ điều tra

Chỉ tiêu

Chủ hộ dưới 50 tuổi Chủ hộ trên 50 tuổi SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%)

1. Tổng số tiền đền bù 882.4 100.00 452.3 100.00

2. Mục đích sử dụng

- Gửi tiết kiệm 543.7 61.61 358.2 79.19

- Chi cho học tập 197.2 22.35 36.4 8.04

- Xây nhà/sửa nhà 73.7 8.35 - -

- Chữa bệnh 38.3 4.34 25.2 5.57

- Đầu tư làm nghề - - 28.9 6.39

- Đầu tư KD 18.2 2.06 - -

- Chi khác 2.0 0.23 9.5 2.09

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.

Nhiều hộ cho rằng số tiền đền bù so với thu nhập 1 năm của họ thì khá lớn nhưng khi sử dụng hết số tiền đó thì họ không biết phải làm thế nào?

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp của tác giả Phân tích sự lựa chọn của các hộ trong việc sử dụng tiền đền bù cho thấy đây chính là hình thức chuyển đổi vốn tài chính thành các dạng vốn khác: thành nhà cửa, thành đồ dùng… Đối với các hộ nuôi con ăn học đặc biệt là các hộ có hoàn cảnh khó khăn thì số tiền đền bù được coi là nguồn tài chính lớn chi trả cho chi phí giáo dục.

Đối với các hộ tuổi cao thì đây là nguồn tài chính để chữa bệnh và gửi tiết kiệm phòng thân. Nhưng nhìn chung phương thức sử dụng tiền đền bù sau thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng KCN, khu đô thị, khu dân cư, làm đường giao thông của hộ chưa thể hiện xu hướng tích cực, đa số chưa đảm bảo cho một sinh kế bền vững khi không còn đất hoặc còn ít đất để sản xuất nông nghiệp.

b, Thu nhập của hộ và sự chuyển dịch nguồn lực tài chính của hộ

Trong năm 2016, bình quân 1 hộ thu nhập khoảng 30 triệu đồng, trong đó có đến 58.82% tổng thu nhập là từ tiền công làm thuê và lương nhà nước, thậm chí ở nhóm hộ II tỷ lệ này còn là 70.24%, nhóm I là 61.75%. Tiếp theo đó là các nguồn thu từ nông nghiệp chiếm 15.87% tổng thu nhập. Thu nhập từ hoạt động ngành nghề chiếm 9.93% bao gồm các ngành: Mộc, thêu ren, trồng cây cảnh… Thấp nhất là nguồn thu từ dịch vụ, chỉ chiếm 4.93% tổng thu nhập. Bình quân thu nhập/lao động/tháng vào khoảng hơn 1 triệu đồng.

Bảng 3.14: Mức thu trung bình từ các nguồn thu của hộ điều tra năm 2016

Chỉ tiêu

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung

SL (tr.đ)

CC (%)

SL (tr.đ)

CC (%)

SL (tr.đ)

CC (%)

SL (tr.đ)

CC (%) 1. Tổng thu nhâp BQ/hộ 28.81 100.00 29.73 100.00 32.27 100.00 30.14 100.00 - SX nông nghiệp 1.42 4.92 2.98 10.01 10.82 33.52 4.78 15.87 - Ngành nghề 3.06 10.61 0.00 0.00 5.27 16.34 2.99 9.93

- Dịch vụ 2.42 8.4 1.75 5.89 0.00 0.00 1.49 4.93

- Đi làm công

(lương/tiền công) 17.79 61.75 20.88 70.24 15.01 46.51 17.42 58.82

- Khác 4.22 14.66 4.13 13.88 1.18 3.66 3.23 10.73

2. Một số chỉ tiêu BQ

- Thu nhập/khẩu/năm 8.32 - 7.69 - 7.86 - 8.00 -

- Thu nhập/khẩu/tháng 0.69 - 0.64 - 0.66 - 0.67 - - Thu nhập/LĐ/năm 13.38 - 14.86 - 14.26 - 14.02 -

- Thu nhập/LĐ/tháng 1.11 - 1.24 - 1.19 - 1.17 -

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.

Nhìn vào bảng 4.13 và biểu đồ ta thấy có sự dịch chuyển khá lớn giữa các nguồn thu nhập. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của nhóm I năm 2016 so với năm 2014 đã giảm gần 76%, từ chiếm 20.81% trong tổng thu nhập giảm xuống còn 4.92%.

Nhóm II cũng giảm 53%, năm 2016 chỉ còn chiếm 10.01% tổng thu nhập (năm 2014

tỷ lệ này là 21.6%). Điều này là do mất đất sản xuất, thu nhập từ trồng trọt giảm hẳn, bên cạnh đó thu từ chăn nuôi cũng giảm mạnh. Nhiều hộ trước đây nuôi rất nhiều lợn thịt nhưng hiện nay chỉ còn nuôi 1 con lợn nái hoặc bỏ hẳn không chăn nuôi nữa do nguồn lương thực giảm. Trong khi đó thu nhập từ đi làm công tăng mạnh, 31.93% ở nhóm hộ I và 26.55% ở nhóm hộ II. Từ chiếm 47.96% tổng thu nhập tăng lên 61.75%

(ở nhóm hộ I), ở nhóm hộ II là từ 56.24% lên 70.24% tổng thu nhập. Điều này là do có nhiều lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất để xây dựng KCN, khu đô thị, khu dân cư, làm đường giao thông đã chuyển sang đi làm thuê để có thể ổn định cuộc sống và duy trì mức thu nhập trước đây.

Các nguồn thu nhập trước thu hồi đất

9.83 6.68

56.24

16.62 11.20 47.96

20.81

0.00 5.54 21.60

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00

Sản xuất nông nghiệp

Ngành nghề

Dịch vụ Đi làm công

Khác

Các nguồn thu

% thu nhập

Nhóm I Nhóm II

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu các nguồn thu của nhóm hộ điều tra trước thu hồi đất

Các nguồn thu nhập sau thu hồi đất

10.61

0.00 5.89

70.24

16.34 4.92

14.66 61.75

10.01 8.40 13.88

3.66 46.51

0.00 33.52

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00

Sản xuất nông nghiệp

Ngành nghề

Dịch vụ Đi làm công

Khác

Các nguồn thu Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu các nguồn thu của nhóm hộ điều tra sau thu hồi đất

Như vậy là có sự dịch chuyển nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp sang nguồn thu từ đi làm công. Sự chuyển dịch thu nhập này mang tính tự phát, hộ dân không còn đất sản xuất nông nghiệp nên chuyển sang làm thuê, nhưng nó không đảm bảo thu nhập ổn định và một sinh kế bền vững. Cũng có sự chuyển dịch thu nhập sang ngành nghề và dịch vụ nhưng sự chuyển dịch này không nhiều.

Bảng 3.15: Chuyển dịch nguồn thu nhập của hộ trước và sau khi thu hồi đất

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2016 So sánh (%)

Nhóm I (1)

Nhóm II (2)

Chung 3 nhóm (3)

Nhóm I (4)

Nhóm II (5)

Chung 3 nhóm

(6) 4/1 5/2 6/3

1. Tổng thu nhâp BQ của hộ 28.27 29.34 29.59 28.81 29.73 30.14 101.90 101.32 101.84

- Sản xuất nông nghiệp 5.88 6.34 8.18 1.42 2.98 4.78 24.08 46.94 58.49

- Ngành nghề 2.78 0.00 2.53 3.06 0.00 2.99 110.00 0.00 118.43

- Dịch vụ 1.89 1.63 1.22 2.42 1.75 1.49 128.12 107.69 114.35

- Đi làm công (lương/tiền công) 13.56 16.50 14.34 17.79 20.88 17.42 131.19 126.55 123.65

- Khác 3.17 4.88 2.89 4.22 4.13 3.23 133.33 84.62 111.88

2. Một số chỉ tiêu BQ

- Thu nhập/khẩu/năm 8.17 7.59 7.86 8.32 7.69 8.00 101.90 101.32 101.84

- Thu nhập/khẩu/tháng 0.68 0.63 0.65 0.69 0.64 0.67 101.90 101.32 101.84

- Thu nhập/LĐ/năm 13.13 14.67 13.76 13.38 14.86 14.02 101.90 101.32 101.84

- Thu nhập/LĐ/tháng 1.09 1.22 1.15 1.11 1.24 1.17 101.90 101.32 101.84

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.

c, Tiết kiệm và vay vốn

* Tiết kiệm: Sau khi nhận được tiền đền bù cho việc bị thu hồi đất hầu hết các hộ lựa chọn cách gửi tiết kiệm. Có hộ lựa chọn gửi vào Quỹ tín dụng nhân dân của xã, có hộ gửi vào ngân hàng. Ngoài ra có nhiều gia đình có thu nhập khá có khả năng gửi tiết kiệm hàng năm để đảm bảo cho cuộc sống tương lai.

* Vay vốn: Kết quả điều tra về tình hình vay vốn của các hộ cho thấy có tổng số 15 hộ vay vốn, chiếm 25% tổng số hộ điều tra, trong đó có 6 hộ nhóm I, 4 hộ nhóm II và 5 hộ nhóm III. Lượng vay nhiều nhất tính trong cả 3 nhóm hộ là 30 triệu đồng. Nguồn vay chủ yếu là từ ngân hàng Chính sách xã hội. Có hộ vừa vay Ngân hàng vừa vay anh em họ hàng. Các hộ vay vốn đều là những gia đình có con đang theo học đại học được vay vốn với lãi suất thấp. Đây là sự đầu tư vốn nhằm đảm bảo sinh kế lâu dài cho con cái trong tương lai. Trong số 15 hộ vay vốn chỉ có 1 hộ vay để phát triển xưởng mộc của gia đình.

Bảng 3.16: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra năm 2016

Chỉ tiêu ĐVT

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung

SL CC

(%) SL CC

(%) SL CC

(%) SL CC (%) 1. Số hộ vay hộ 6 23.08 4 26.67 5 26.32 15 25.00 2. Lượng vay BQ/hộ

vay tr.đ 11.33 - 10 - 17.6 - 13.07 -

- Lượng vay nhiều nhất tr.đ 16 - 12 - 30 - 19.33 -

- Lượng vay ít nhất tr.đ 8 - 8 - 12 - 9.33 -

3. Nguồn vay

- Ngân hàng hộ 6 - 4 - 5 - 15 -

- Anh em hộ - - - - 1 - 1 -

4. Mục đích vay

- Cho con cái học tập hộ 6 100.00 4 100.00 4 - 14 93.33

- Phát triển ngành nghề hộ - - - - 1 - 1 6.67

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.

Nhìn chung, tình hình vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay của các hộ điều tra chưa đa dạng, chưa phục vụ nhiều cho chiến lược sinh kế sau khi bị thu hồi đất.

Như vậy trước và sau khi thu hồi đất cũng có sự chuyển dịch nguồn lực tài chính. Số tiền gửi tiết kiệm của hộ tăng lên nhiều do nhận được tiền đền bù đất hầu hết các hộ đã gửi tiết kiệm. Thu nhập cũng có sự chuyển dịch lớn giữa các nguồn thu nhưng chủ yếu là chuyển dịch giữa nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp sang nguồn thu từ làm thuê. Sau khi mất đất có hộ không tìm sinh kế mới mà lựa chọn cách đầu tư theo chiều sâu vào sinh kế cũ của gia đình mình như đầu tư mở rộng ngành nghề, mở rộng việc kinh doanh…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ổn định sinh kế của các hộ dân bị thu hồi đất ở trung tâm huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)