CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA HỘ DÂN ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI VIỆC BỊ THU HỒI ĐẤT
3.3.2. Sự dịch chuyển nguồn lực con người
Chủ hộ là người có vai trò lớn trong việc ra quyết định trong các vấn đề kinh tế cũng như trong đời sống của hộ. Nghiên cứu chủ hộ điều tra (giới tính, tuổi và trình độ học vấn) để thấy khả năng ra quyết định của hộ như thế nào.
Qua bảng 4.6 ta thấy tính chung cả 3 nhóm thì chủ hộ là nam giới chiếm 71.67%, gấp gần 3 lần chủ hộ là nữ giới (chiếm 28.33%). Tuổi bình quân của chủ hộ cũng khá cao 51.5 tuổi, trong đó tuổi bình quân của chủ hộ nhóm I là cao nhất 54 tuổi, nhóm II là 53 tuổi, nhóm hộ không bị mất đất thì tuổi bình quân của chủ hộ mới có 46.8 tuổi. Nhóm chủ hộ có độ tuổi cao lại bị mất đất, điều này sẽ làm cho việc kiếm sống về lâu dài của họ khó khăn hơn.
Bảng 3.9: Chủ hộ của các hộ điều tra năm 2016
Chỉ tiêu ĐVT
Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Tổng số hộ điều tra hộ 26 100 15 100 19 100 60 100
1. Giới tính chủ hộ
- Chủ hộ là nam người 17 65.38 11 73.33 15 78.95 43 71.67 - Chủ hộ là nữ người 9 34.62 4 26.67 4 21.05 17 28.33 2. Tuổi BQ của chủ hộ tuổi 54 - 53 - 46.8 - 51.5 - 3. Trình độ học vấn
của chủ hộ
- Cấp I người 5 19.23 3 20.00 0 0 8 13.33
- Cấp II người 15 57.69 9 60.00 12 63.16 36 60.00 - Cấp III người 6 23.08 1 6.67 6 31.58 13 21.67
- Trên cấp III người 0 0 2 13.33 1 5.26 3 5.00
- Bình quân lớp 8.9 - 9.1 - 10.2 - 9.4 -
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra.
Mặt khác, trình độ học vấn của chủ hộ không cao. Những chủ hộ tuổi cao thường chỉ học hết cấp 2, thậm chí là cấp 1, rất ít người học xong chương trình cấp 3. Nhóm I chỉ có 6 người học xong cấp 3, còn 5 người mới học xong cấp 1, tính bình quân mới học lớp 8.9. Tính chung cả 3 nhóm là lớp 9.36 (quy theo hệ lớp 12).
Không có chủ hộ nào có trình độ đại học, cao đẳng, chỉ có 3 chủ hộ có trình độ trung cấp, chiếm 5%.
Chủ hộ là người có vai trò lớn trong việc ra quyết định trong các chiến lược sinh kế của hộ. Qua điều tra ta thấy tuổi của chủ hộ là cao trong khi trình độ còn rất hạn chế. Họ rất lo lắng làm sao có thể đảm bảo được cuộc sống khi mà ruộng đất của họ đã bị thu hồi để xây dựng KCN, khu đô thị, khu dân cư, làm đường giao thông.
b, Nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra
Nhân khẩu và lao động là nguồn nhân lực của hộ. Xem xét nhân khẩu và lao động của hộ sẽ biết được nguồn nhân lực của hộ như thế nào.
Theo bảng số liệu ta thấy, tổng số nhân khẩu của các hộ điều tra là 226 người, trong đó 123 người là nữ. Bình quân mỗi hộ có 3.77 nhân khẩu (đây là do việc tách hộ sau khi kết hôn của con cái), trong đó nhóm 3 (nhóm hộ có độ tuổi bình quân của chủ hộ là thấp nhất) có 4.11 nhân khẩu/hộ, cao hơn nhiều so với 2 nhóm còn lại (đặc biệt là nhóm I). Bình quân mỗi hộ có 2.15 lao động, nhóm II có số lao động/hộ thấp nhất (2 LĐ/hộ), đồng thời có hệ số nhân khẩu/lao động là cao nhất trong 3 nhóm hộ. Số lao động ngoài độ tuổi cũng không nhiều. Trong 60 hộ điều tra thì chỉ có 10 lao động ngoài độ tuổi.
Bảng 3.10: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung
Số hộ điều tra hộ 26 15 19 60
1. Tổng số nhân khẩu người 90 58 78 226
- Nam người 39 28 36 103
- Nữ người 51 30 42 123
2. Lao động trong độ tuổi người 51 30 38 119
3. Lao động ngoài độ tuổi người 5 0 5 10
4. Lao động nam người 26 16 21 63
5. Lao động nữ người 30 14 22 66
6. Tuổi của lao động
- Độ tuổi 16 - 25 người 2 1 1 4
- Độ tuổi 26 - 35 người 12 8 7 27
- Độ tuổi 36 - 45 người 13 9 18 40
- Độ tuổi 45 - 60 (55) người 24 12 12 48
7. Trình độ của lao động
- Cấp I người 1 0 0 1
- Cấp II người 34 19 17 70
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung
- Cấp III người 11 7 16 34
- Trung cấp, Cao đẳng người 3 4 4 11
- Đại học người 2 0 1 3
8. Một số chỉ tiêu
- Khẩu/hộ khẩu/hộ 3.46 3.87 4.11 3.77
- Khẩu nữ/hộ khẩu/hộ 1.96 2 2.21 2.05
- Lao động/hộ LĐ/hộ 2.15 2 2.21 2.15
- LĐ nữ/hộ LĐ/hộ 1.15 0.93 1.16 1.1
- Hệ số NK/LĐ khẩu/LĐ 1.61 1.93 1.81 1.90
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hộ) Về độ tuổi của lao động: Ở nhóm I (nhóm bị mất nhiều đất), có 24 lao động nằm trong độ tuổi 46 – 60 (đối với nam), 46 – 55 (đối với nữ), chiếm gần một nửa số lao động. Chỉ có 2 người ở độ tuổi 16 – 25, còn lại là ở độ tuổi từ 26 đến 45. Ở nhóm hộ II, có 40% lao động ở độ tuổi 45 đến 60 (đối với nam) và 55 (đối với nữ), 30% số lao động ở độ tuổi 36 – 45, chỉ có 1 lao động ở độ tuổi 16 – 25. Nhóm III là nhóm có kết cấu lao động trẻ nhất, có 47.37% số lao động ở độ tuổi từ 36 đến 45, chỉ có 31.58% số lao động ở độ tuổi 46 – 60 (55).
Về trình độ của lao động thì lao động ở nhóm I chủ yếu là trình độ cấp 2 (có đến 34 người), trình độ cấp 3 có 11 người, 3 người có trình độ trung cấp, cao đẳng, 2 người trình độ đại học. Nhóm II cũng có 19 người trong tổng số 34 lao động chỉ có trình độ văn hoá cấp 2; 7 người có trình độ cấp 3; 4 người có trình độ trung cấp. Nhóm III là nhóm có trình độ của lao động cao nhất, có 1 người trình độ đại học, 4 người có trình độ cao đẳng, trung cấp, 16 người có trình độ cấp 3; 17 người có trình độ cấp 2.
Như vậy ta thấy, nhóm hộ bị mất đất lại có độ tuổi cao và trình độ văn hoá thấp. Đây là khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp.
Khẩu nữ bình quân 1 hộ là 2.05 người. Số nhân khẩu nữ chiếm 54.42% tổng số nhân khẩu. Tỷ lệ nam:nữ là 1:1.19, lao động nữ/hộ là 1.1 người. Từ đây ta thấy tỷ lệ nữ cao hơn tỷ lệ nam cả về nhân khẩu và lao động. Điều này có phần gây khó
khăn cho việc tìm kiếm nguồn sinh kế mới sau khi bị thu hồi đất do nhìn chung sức khoẻ của phụ nữ kém hơn nam giới.
c, Việc làm và sự chuyển đổi nghề nghiệp sau thu hồi đất
Tình hình lao động và việc làm của hộ được xem xét cả về nhu cầu sử dụng lao động của hộ, nhu cầu việc làm của hộ, lao động đi làm thuê…
Sau khi bị thu hồi đất không có nhiều hộ rơi vào cảnh thiếu việc làm, chỉ có 4/60 hộ chưa tìm được việc làm cho lao động của hộ. Mặt khác có đến 26.67% hộ thiếu lao động trong đó có 5 hộ thuộc nhóm I, 7 hộ nhóm III. Đây là những hộ có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cần thuê thêm lao động, điều này cũng góp phần giải quyết tại chỗ được một phần lao động dôi dư do mất đất sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Những hộ thuộc nhóm 3 thường chỉ phải thuê thêm lao động vào những lúc mùa vụ của sản xuất nông nghiệp. Số hộ phải thuê lao động này giảm so với năm 2014. Năm 2014 có đến 24 trên tổng số 60 hộ điều tra phải thuê lao động, chiếm 40% tổng số hộ điều tra. Có rất nhiều hộ phải thuê lao động vào lúc mùa vụ của sản xuất nông nghiệp nhưng sau khi bị thu hồi đất sản xuất thì nhu cầu thuê lao động cũng không còn.
Biến động về việc làm của lao động trong các hộ điều tra trong giai đoạn 2014 – 2016 cho thấy sau khi mất đất sản xuất số lao động đi làm thuê tăng rất nhanh, năm 2016 tăng 8 người so với cuối năm 2014, tương ứng với 14.81%. Số lao động tăng này phần lớn là ở nhóm I và nhóm II. Bình quân mỗi hộ có 2.15 lao động thì có đến 1.03 lao động phải đi làm thuê, ở nhóm hộ II, bình quân mỗi hộ có 2 lao động thì có đến 1.13 lao động phải đi làm thuê. Tính chung cho cả 3 nhóm thì có đến 46.51%
tổng số lao động của các hộ nghiên cứu đi làm thuê. Nhóm I và nhóm II có số lao động phải đi làm thuê cao nhất, nhóm II có đến 57.67% số lao động phải đi làm thuê trong khi trước khi thu hồi đất chỉ có khoảng 50%. Lao động làm thuê tăng lên là do số lao động làm nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất chuyển nghề. Lao động thuần nông giảm từ 34 người năm 2014 xuống còn 25 người năm 2016, tương ứng giảm 26.47% (tính chung cho cả 3 nhóm), trong đó nhóm I giảm nhiều nhất, giảm 6 người (tương ứng với 42.86%). Trong cơ cấu lao động trước khi thu hồi đất thì số lao động thuần nông của nhóm I và nhóm II chiếm gần 30%, nhưng sau khi thu hồi đất thì chỉ còn chiếm trên 10%. Đây là những lao động đã lớn tuổi không thể tìm được công việc bên ngoài nữa nên họ chỉ sản xuất trên diện tích đất còn lại. Như vậy đã có sự chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang lao động làm thuê sau khi bị thu hồi
Bảng 3.11: Tình hình việc làm của các hộ điều tra năm 2014; 2016
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2014 Năm 2016 So sánh (%)
Nhóm I (1)
Nhóm II (2)
Nhóm III (3)
Chung (4)
Nhóm I (5)
Nhóm II (6)
Nhóm III (7)
Chung
(8) 5/1 6/2 7/3 8/4
Số hộ điều tra hộ 26 15 19 60 26 15 19 60 - - - -
1. Sử dụng LĐ của hộ hộ
- Hộ không phải thuê LĐ hộ 15 9 12 36 21 11 12 44 140.00 122.22 100.00 122.22
- Hộ phải thuê LĐ hộ 11 6 7 24 5 4 7 16 45.45 66.67 100.00 66.67
2. Hộ không đủ việc làm hộ - - - - 2 2 0 4 - - - -
Số LĐ không đủ việc làm LĐ - - - - 2 2 0 4 - - - -
3. Việc làm của lao động
- Thuần nông LĐ 14 7 13 34 8 4 13 25 57.14 57.14 100.00 73.53
- Cơ quan HCSN LĐ 8 4 5 17 9 4 5 18 112.50 100.00 100.00 105.88
- Tiểu thủ công nghiệp LĐ 4 0 5 9 4 0 5 9 100.00 - 100.00 100.00
- Buôn bán/ dịch vụ LĐ 4 2 0 6 4 2 0 6 100.00 100.00 - 100.00
- Làm thuê LĐ 22 15 17 54 27 17 16 62 122.73 113.33 94.12 114.81
- Làm ở KCN LĐ 0 0 0 0 0 1 2 3 - - - -
- DN ở địa phương khác LĐ 3 2 2 7 4 2 2 8 133.33 100.00 100.00 114.29
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.
Trong cơ cấu lao động sau thu hồi đất cũng xuất hiện thêm một thành phần mới, đó là lao động làm việc tại các nhà máy, KCN, nhưng cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Trái ngược với sự chuyển dịch của lao động làm thuê và lao động thuần nông, các ngành nghề khác trong địa phương hầu như không có sự dịch chuyển. Mới có thêm 1 lao động vào làm ở cơ quan nhà nước, 1 lao động làm ở DN địa phương khác.
Như vậy qua nghiên cứu tình hình lao động và việc làm của các hộ điều tra ta thấy cả 3 nhóm hộ đều phải thuê thêm lao động, có hộ phải thuê lao động vào lúc thời vụ, có hộ phải thuê lao động cho ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của gia đình.
d, Cầu lao động trong sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ (đặc biệt là trong sản xuất trồng trọt) vì thế nhu cầu lao động trong nông nghiệp rất khác nhau trong từng giai đoạn sản xuất, có giai đoạn cần nhiều lao động nhưng cũng có những thời điểm nông nhàn.
Biểu đồ 3.1: Tình hình phân bổ thời gian lao động trong sản xuất trồng trọt của các nhóm hộ điều tra trước thu hồi đất
Biểu đồ 3.2: Tình hình phân bổ thời gian lao động trong sản xuất trồng trọt của các nhóm hộ điều tra sau thu hồi đất
0.0 4.0 8.0 12.0 16.0 20.0 24.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng
Ngày công
Nhóm I Nhóm II Nhóm III 0.0
4.0 8.0 12.0 16.0 20.0 24.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng
Ngày công
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Cung lao động nông nghiệp dồi dào, cầu lao động nông nghiệp lại mang tính thời vụ. Vì thế cung thường vượt cầu.
Từ biểu đồ ta thấy cầu lao động trong sản xuất trồng trọt tập trung chủ yếu vào các tháng: cuối tháng 1, tháng 2, tháng 5, tháng 7, cuối tháng 10 đầu tháng 11 (dương lịch). Nhưng cũng chỉ từ 16 – 22 công lao động/tháng (trước khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp) do người dân chỉ trồng lúa chứ không trồng cây vụ đông. Tháng 3, 4, 8, 9 là thời điểm nông nhàn, cầu lao động chỉ khoảng vài ngày công/tháng. Từ đây cho thấy thời gian nhàn rỗi trong năm của lao động nông nghiệp rất nhiều. Thời gian sản xuất trồng trọt chỉ chiếm gần 1/3 thời gian lao động trong năm.
Sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp cầu về sản xuất trồng trọt của nhóm I giảm rất nhiều do các hộ dân nhóm I còn rất ít đất canh tác. Mỗi năm trung bình 1 hộ chỉ cần khoảng 13 đến 15 công lao động cho sản xuất trồng trọt, lúc thời vụ cũng chỉ cần 2 đến 3 công lao động. Nhóm II cũng chỉ cần khoảng trên 60 ngày công cho sản xuất trồng trọt trong năm. Trước khi thu hồi đất nhiều lao động nông nghiệp đã tận dụng thời gian nông nhàn để đi làm thuê. Sau thu hồi đất, thời gian nông nhàn trong năm tăng lên rất nhiều. Vì thế có sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động làm thuê.
Như vậy ta thấy trước khi bị thu hồi đất, nếu chỉ sản xuất nông nghiệp thì hộ nông dân đã dư thừa lao động, sau khi mất đất thì tỷ lệ lao động dư thừa sẽ càng tăng lên. Địa phương cần khuyến khích hộ dân trồng thêm cây vụ đông vừa không để lãng phí nguồn lực đất đai, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho hộ dân, vừa giải giải quyết nhu cầu về lương thực ngày càng tăng.