CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SINH KẾ VÀ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG CỦA HỘ DÂN
3.4.2. Kết quả sinh kế
Có rất nhiều hộ nông dân nhận thấy rằng sau khi bị thu hồi đất thì khả năng kiếm sống của họ khó khăn hơn. Hầu hết các hộ bị mất đất cho biết nguồn thu từ sản xuất trồng trọt và chăn nuôi của gia đình họ bị giảm rất nhiều.
Từ bảng số liệu ta thấy thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ III lớn hơn rất nhiều lần nhóm hộ I và II. Thu từ trồng trọt bình quân trên hộ của nhóm hộ I chỉ còn khoảng 500.000đ/năm. Chăn nuôi ở nhóm hộ này giảm rất nhiều tuy nhiên vẫn chiếm đến 64.71% thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Sau khi bị thu hồi đất lao động nông nghiệp chuyển nhiều sang lao động làm thuê. Thu từ sản xuất nông nghiệp bình quân 1 hộ của nhóm hộ II là 2.98 triệu đồng, trong đó 76.64% là thu từ trồng trọt. Ở nhóm hộ III sản xuất nông nghiệp còn có thêm nguồn thu từ thuỷ sản. Đó là do có 1 vài hộ gia đình đã chuyển đất canh tác thành ao nuôi cá. Tổng thu từ nông nghiệp bình quân 1 hộ của nhóm hộ này là 10.82 triệu đồng.
Bảng 3.27: Thu nhập từ hoạt động SX nông nghiệp của hộ điều tra năm 2016
Chỉ tiêu
Nhóm I Nhóm II Nhóm III BQ chung
SL (tr.đ)
CC (%)
SL (tr.đ)
CC (%)
SL (tr.đ)
CC (%)
SL (tr.đ)
CC (%) Thu từ SXNN 1.42 100.00 2.98 100.00 10.82 100.00 4.78 100.00 1. Trồng trọt 0.50 35.29 2.28 76.64 4.01 37.07 2.06 42.99 - Lúa xuân 0.26 52.00 1.19 52.19 2.10 52.37 1.08 52.28 - Lúa mùa 0.24 48.00 1.09 47.81 1.91 47.63 0.98 47.72 2. Chăn nuôi 0.92 64.71 0.70 23.53 5.06 46.76 2.09 43.67
3. Thuỷ sản 0 0 0 0 1.75 16.18 0.55 11.59
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.
Sau 3 năm thu hồi đất, sinh kế của người dân nơi đây phần nào đã ổn định bằng nhiều hoạt động tạo thu nhập, nhiều mô hình sinh kế khác nhau. Thu từ ngành nghề chủ yếu là nghề mộc, còn những nghề khác như thêu ren, mây tre đan đang có xu hướng giảm do thu nhập thấp. Tính bình quân 1 hộ điều tra thu được 2.99 triệu đồng/năm từ ngành nghề.
Nguồn thu từ dịch vụ góp phần lớn trong thu nhập của nhiều hộ gia đình. Một vài hộ có vị trí nhà ở ngoài mặt đường, thuận tiện cho việc buôn bán đã mở cửa hàng kinh doanh hoặc mở quán nước. Chỉ có 2 hộ gia đình trong tổng số hộ điều tra có nhà trọ cho thuê, số lượng phòng trọ ít (2 phòng/hộ). Thu nhập 400.000 đ/tháng/phòng.
Bảng 3.28: Thu nhập từ hoạt động TMDV bình quân 1 hộ điều tra năm 2016
Chỉ tiêu
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%)
Thu từ TMDV 2.42 100 1.75 100 0 -
- Cho thuê nhà trọ 0.64 26.45 0 - 0 -
- Buôn bán 1.1 45.45 1.75 100 0 -
- Hàng quán 0.38 15.6 0 - 0 -
- Xe ôm 0.3 12.4 0 - 0 -
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.
Trong cơ cấu thu từ thương mại dịch vụ thì nguồn thu từ buôn bán vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, ở nhóm hộ I là 49.55%, ở nhóm hộ II là 100%. Cho thuê nhà trọ có ít hộ tham gia nhưng đây lại là một nguồn thu lớn và ổn định. Nguồn thu từ xe ôm không ổn định.
Bảng 3.29: Thu nhập từ tiền công bình quân 1 hộ điều tra năm 2016
Chỉ tiêu
Nhóm I Nhóm II Nhóm III So sánh (lần) SL
(tr.đ)
CC (%)
SL (tr.đ)
CC (%)
SL (tr.đ)
CC
(%) I/III II/III
Tiền công 17.89 100 20.88 100 15.01 100 1.19 1.39
- Lương nhà nước 4.72 26.40 4.5 21.55 4.83 32.179 0.98 0.93 - Tiền công làm thuê 13.17 73.60 16.38 78.42 10.18 67.834 1.29 1.61
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.
Sau khi bị thu hồi đất để xây dựng KCN, khu đô thị, khu dân cư, làm đường giao thông, rất nhiều lao động thuộc nhóm I và nhóm II đã chuyển sang hoạt động làm thuê. Vì vây mà thu nhập từ làm thuê chiếm hơn 70% trong cơ cấu tiền công của hộ.
Thu nhập từ làm thuê bình quân 1 hộ nhóm I là 13.17 triệu đồng/hộ/năm bằng 0.29 lần nhóm III, nhóm II là 16.38 triệu đồng/hộ/năm bằng 1.61 lần nhóm III. Lương nhà nước cũng chiếm từ 20 đến 30% trong cơ cấu tiền công của các nhóm hộ. Tính chung sau khi bị thu hồi đất cơ cấu tiền công của nhóm hộ I bằng 1.19 lần nhóm III, nhóm II bằng 1.39 lần nhóm III. Thu nhập từ làm thuê của 1 số nghề còn chưa ổn định vì còn tuỳ thuộc vào khối lượng công việc và mùa vụ. Tuy nhiên nó cũng đã góp phần đảm bảo sinh kế hiện tại cho hộ mất đất.
Bảng 3.30: Đánh giá của hộ về thay đổi thu nhập và khả năng kiếm sống sau khi thu hồi đất
Chỉ tiêu
Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung
SL (hộ)
CC (%)
SL (hộ)
CC (%)
SL (hộ)
CC (%)
SL (hộ)
CC (%) 1. Thay đổi thu nhập
- Tăng 9 34.62 6 40.00 11 57.89 26 43.33
- Không thay đổi 11 42.31 4 26.67 8 42.11 23 38.33
- Giảm 6 23.08 5 33.33 0 0.00 11 18.33
2. Khả năng kiếm sống
- Dễ hơn 2 7.69 2 13.33 6 31.58 10 16.67
- Không thay đổi 10 38.46 4 26.67 11 57.89 25 41.67
- Khó hơn 14 53.85 9 60.00 2 10.53 25 41.67
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.
Khi được hỏi về sự thay đổi thu nhập sau khi bị thu hồi đất thì nhiều hộ điều tra cho rằng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp giảm nhưng thu nhập từ ngành nghề ngoài nông nghiệp lại tăng lên. Do đó mà có 9 hộ của nhóm I, 6 hộ nhóm II, 11 hộ nhóm III có thu nhập tăng (chiếm 43.33% tổng số hộ điều tra). Sự tăng lên này có thể là do tác động của KCN, khu đô thị, khu dân cư, làm đường giao thông nhưng cũng có thể do theo thời gian đời sống của người dân ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó còn 6 hộ nhóm I và 5 hộ nhóm II có thu nhập giảm. Đây là những hộ mà lao động ở độ tuổi cao, không còn khả năng làm thêm ở bên ngoài nhiều nữa.
Có đến 53.85% số hộ nhóm I và 60% số hộ nhóm II cho rằng khả năng kiếm sống sau khi bị thu hồi đất để xây dựng KCN, khu đô thị, khu dân cư, làm đường giao thông là khó khăn hơn. Nhiều hộ rất vất vả mới giữ cho thu nhập của gia đình không bị giảm đi.
Ngay cả những hộ có thu nhập tăng lên cũng nhận thấy khả năng kiếm sống khó hơn hoặc không thay đổi. Đây mới là 2 năm đầu sau khi bị thu hồi đất.
Bảng 3.31: Một số khoản chi bình quân 1 hộ trong năm 2016
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung
Chi giáo dục 8.44 7.50 7.64 7.95
Chi hiếu hỉ 1.18 0.94 1.11 1.10
Điện 0.71 0.62 0.64 0.66
Điện thoại 0.57 0.60 0.69 0.61
Chăm sóc sức khoẻ 0.47 0.56 0.57 0.53
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.
Từ bảng số liệu ta thấy các hộ dân ở đây đầu tư cho giáo dục rất nhiều, bình quân 1 hộ chi gần 8 triệu 1 năm, nhóm I có số tiền chi cho giáo dục bình quân/hộ lớn nhất 8.44 triệu đồng, những hộ có con cái học đại học thì số tiền chi cho giáo dục hàng năm rất lớn từ 15 đến 30 triệu đồng. Chi cho hiếu hỉ cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong thu nhập của người dân, trên 1 triệu đồng/1 năm, có những hộ chi đến 4-5 triệu đồng. Tiếp đó là chi cho điện, điện thoại, chăm sóc sức khoẻ. Ngoài ra các khoản chi khác như mua sắm đồ dùng trong gia đình, sửa chữa nhà cửa, mua sắm quần áo, chi cho lương thực, thực phẩm…
chiếm phần lớn trong thu nhập của nhiều hộ gia đình.
Như vậy ta thấy sau 3 năm bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN, khu đô thị, khu dân cư, làm đường giao thông hộ nông dân ở trung tâm huyện Bố Trạch cũng đã thích nghi với cuộc sống mới. Họ đã tìm được những sinh kế phù hợp với hoàn cảnh của gia đình mình, có nhiều hộ đã ổn định được cuộc sống, nhưng cũng có nhiều hộ còn gặp khó khăn nhất là những hộ lao động tuổi cao lại có trình độ thấp. Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện để những hộ này ổn định cuộc sống hơn.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ