CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SINH KẾ VÀ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG CỦA HỘ DÂN
3.4.1. Chiến lược và mô hình sinh kế của hộ
Sau khi bị thu hồi đất các lao động chuyển đổi nghề nghiệp nhiều dẫn đến có nhiều mô hình sinh kế khác nhau, đặc biệt là ở nhóm hộ I (nhóm hộ bị mất trên 70%
đất nông nghiệp). Ở nhóm hộ I còn khoảng 60% số hộ có hoạt động trồng trọt, chỉ còn 38% số hộ hoạt động chăn nuôi, có đến 88% số hộ có hoạt động làm thuê, hoạt động ngành nghề và nhà trọ có ít hộ nhất. Số hộ có hoạt động chăn nuôi ít là vì sau khi bị thu hồi đất sản xuất nhiều hộ bỏ chăn nuôi vì không trồng lúa không có lương thực cho gia súc, gia cầm. Ở nhóm hộ II thì 100% số hộ vẫn còn hoạt động trồng trọt, 73.33%
số hộ có hoạt động chăn nuôi, hoạt động làm thuê chiếm đông nhất, 86.66% số hộ, ngoài ra còn có hoạt động buôn bán và làm ở cơ quan nhà nước.
Bảng 3.21: Các mô hình sinh kế của hộ điều tra năm 2016
Chỉ tiêu
Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung SL
(hộ) CC (%)
SL (hộ)
CC (%)
SL (hộ)
CC (%)
SL (hộ)
CC (%) Trồng trọt - làm thuê 3 11.54 1 6.67 2 10.53 6 10.00
Ngành nghề 1 3.85 - - - - 1 1.67
Buôn bán - làm CQ nhà nước 1 3.85 - - - - 1 1.67
Làm thuê 3 11.54 - - - - 3 5.00
Làm thuê - Làm CQ nhà nước 2 7.69 - - - - 2 3.33
Buôn bán - nhà trọ - làm CQ nhà
nước 1 3.85 - - - - 1 1.67
Trồng trọt - chăn nuôi - làm thuê 9 34.62 7 46.67 6 31.58 22 36.67 Trồng trọt - làm thuê - làm nhà
nước 3 11.54 - - - - 3 5.00
Buôn bán - làm thuê 2 7.69 - - - - 2 3.33
Trồng trọt - chăn nuôi - làm thuê -
làm nhà nước
1 3.85 1 6.67 - - 2 3.33
Trồng trọt - chăn nuôi - làm nhà
nước - - 2 13.33 4 21.05 6 10.00
Trồng trọt - buôn bán - làm thuê - - 2 13.33 - - 2 3.33 Trồng trọt - chăn nuôi - ngành
nghề - - - - 5 26.32 5 8.33
Trồng trọt - chăn nuôi - làm ở
KCN - - 1 6.67 2 10.53 3 5
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.
Hoạt động chăn nuôi ở nhóm I và II chủ yếu là chăn nuôi gia cầm phục vụ cho đời sống của gia đình. Nhóm III là nhóm có số hộ hoạt động chăm nuôi đông nhất, chiếm 89.48%. Đáng chú ý là nhóm này có đến 26.32% số hộ có hoạt động ngành nghề. Nhìn chung tính cả 3 nhóm thì mô hình trồng trọt – chăn nuôi – làm thuê chiếm nhiều nhất, có 41.67% số hộ có mô hình này.
Như vậy sau khi thu hồi đất để xây dựng KCN, khu đô thị, khu dân cư, làm đường giao thông ở trung tâm huyện Bố Trạch đã xuất hiện nhiều mô hình sinh kế mới, đặc biệt là ở nhóm hộ bị thu hồi đất. Cũng có hộ không lựa chọn cách tìm kiếm sinh kế mới mà lựa chọn cách đầu tư theo chiều sâu vào sinh kế cũ của gia đình mình như mở rộng việc kinh doanh buôn bán, đầu tư phát triển ngành nghề…
* Phân loại sinh kế
Bảng 3.22: Các loại sinh kế trước và sau thu hồi đất
Sinh kế trước thu hồi đất Sinh kế sau thu hồi đất Tên sinh kế % số
hộ
% thu
nhập Tên sinh kế % số
hộ
% thu nhập
1. Trồng trọt 100 11.7 1. Trồng trọt 60 6.82
2. Chăn nuôi 76.67 15.52 2. Chăn nuôi 38 9.05
3. Buôn bán 8.33 2.2 3. Buôn bán 8.33 2.5
4. Dịch vụ (cho thuê
nhà trọ, xe ôm…) 11.67 2.1 4. Dịch vụ (cho thuê
nhà trọ, xe ôm…) 11.67 2.5
5. Ngành nghề 16.67 8.54 5. Ngành nghề 16.67 9.93
6. Làm cơ quan HCSN 26.67
23.92
6. Làm cơ quan HCSN 28.33
34.56
7. Làm ở KCN 0 7. Làm ở KCN 3.33
8. Làm cho DN ở địa
phương khác 8.33 8. Làm cho DN ở địa
phương khác 10
9. Làm thuê 60 36.02 9. Làm thuê 78.33 34.64
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Bảng 3.23: Phân loại sinh kế
Sinh kế trước mắt Sinh kế lâu dài
- Đi làm thuê (đào ao…) - Xe ôm
- SX nông nghiệp - Làm ở KCN
- Làm ở cơ quan HCSN - Ngành nghề
- Kinh doanh buôn bán - Cho thuê nhà trọ
- Làm ở doanh nghiệp địa phương khác
Từ việc nghiên cứu sinh kế của người dân sau thu hồi đất ta thấy mặc dù mất đi tài sản sinh kế lớn là đất đai nhưng có nhiều hộ đã thích nghi với cuộc sống mới. Có hộ đã tận dụng phát triển KCN, khu đô thị, khu dân cư, làm đường giao thông để phát triển việc buôn bán, cho thuê nhà trọ và phát triển các dịch vụ khác. Đây là một sinh kế bền vững không chỉ trong hiện tại mà còn trong tương lai dài. Làm ở cơ quan HCSN, làm ở các KCN hay phát triển ngành nghề cũng là sinh kế bền vững. Ngược lại đi làm thuê không thể đảm bảo một sinh kế bền vững lâu dài trong tương lai. Công việc làm thuê cần nhiều đến sức khoẻ trong khi lao động của các hộ đã lớn tuổi. Đây là khó khăn của nhiều hộ gia đình.
3.4.1.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt
Hoạt động trồng trọt của các hộ chủ yếu là trồng lúa, trong mấy năm trở lại đây người dân nơi đây hầu như bỏ không trồng cây vụ đông. Đáng lý ra khi bị thu hồi đất để xây dựng KCN, khu đô thị, khu dân cư, làm đường giao thông thì các hộ còn ít đất nên tận dụng nguồn đất đai để canh tác thêm cây vụ đông nhưng do họ đã tìm được công việc bên ngoài có thu nhập cao hơn nên họ không đầu tư nhiều vào sản xuất nông nghiệp nữa. Diện tích gieo trồng bình quân 1 hộ nhóm I chỉ còn 402.12 m2, nhóm II là 1829.5 m2.
Bảng 3.24: Diện tích cây trồng của hộ điều tra năm 2016
Chỉ tiêu
Nhóm I Nhóm II Nhóm III BQ chung
SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) DT gieo trồng
BQ/hộ 402.12 100.00 1829.50 100.00 3168.88 100.00 1635.10 100.00 - Lúa xuân 201.06 50.00 914.75 50.00 1584.44 50.00 817.55 50.00
- Lúa mùa 201.06 50.00 914.75 50.00 1584.44 50.00 817.55 50.00 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.
Theo kết quả điều tra, chi phí tính bình quân cho 1 sào lúa năm 2016 khoảng 450 nghìn đồng. Trong đó giống chiếm 5.56% chi phí, Đạm chiếm 11.56%, Ka li chiếm 16.67%, NPK chiếm 17.38%, làm đất chiếm 17.78% tổng chi phí. Ngoài ra còn có chi phí cho vôi bột, thuốc sâu, thuốc cỏ, bảo vệ đồng ruộng và nhiều chi phí khác.
Do chi phí của từng loại đầu vào ngày càng tăng nên tổng chi phí cũng tăng lên theo mùa vụ.
Bảng 3.25: Chi phí tính bình quân cho 1 sào lúa năm 2016
Chỉ tiêu Giá trị (1000đ) CC (%)
Giống 25 5.56
Đạm 52 11.56
Ka Li 75 16.67
NPK 78.2 17.38
Vôi bột 5 1.11
Thuốc sâu 20 4.44
Thuốc cỏ 3 0.67
Bảo vệ đồng ruộng 3 0.67
Làm đất 80 17.78
Chi khác 108.8 24.18
Tổng cộng 450 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.
* Chăn nuôi
Thu hồi đất làm cho quy mô hoạt động trồng trọt bị thu hẹp và theo đó quy mô chăn nuôi cũng giảm theo.
Chăn nuôi ở đây chủ yếu là chăn nuôi lợn thịt, lợn nái. Sau khi thu hồi đất quy mô chăn nuôi thu hẹp khá nhiều. Ở nhóm hộ I, từ 6 hộ nuôi lợn nái, 7 hộ nuôi lợn thịt trước khi bị thu hồi đất đã giảm xuống còn 0 hộ nuôi lợn nái và 2 hộ nuôi lợn thịt. Ở nhóm hộ II cũng giảm từ 4 hộ nuôi lợn thịt xuống 0 hộ. Ở nhóm III thì có số hộ chăn nuôi tương đối ổn định vì nhóm này không bị ảnh hưởng nhiều từ thu hồi đất. Có hộ thì chuyển dịch từ nuôi lợn thịt sang nuôi lợn nái. Hộ nuôi nhiều lợn thịt nhất là hộ nhà ông Nguyễn Văn Phương nuôi 16 con lợn thịt/năm (trước thu hồi đất), sau thu hồi đất ông thu hẹp quy mô chỉ còn 10 con/năm. Hộ nuôi nhiều lợn nái nhất là 5 con. Chăn nuôi gia cầm chiếm tỷ lệ số hộ cao nhất. Tuy vậy việc nuôi gia cầm cũng chủ yếu phục vụ cho đời sống của gia đình. Ở nhóm hộ I sau khi bị thu hồi đất có nhiều hộ bỏ không nuôi gia cầm nữa, một phần cũng là do dịch bệnh.
Bảng 3.26: Hoạt động chăn nuôi của hộ điều tra
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2016
Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm I Nhóm II Nhóm III SL
(hộ)
SL (hộ)
SL (hộ)
SL (hộ)
CC (%)
SL (hộ)
CC (%)
SL (hộ)
CC (%)
Lợn nái 6 4 10 0 0 2 13.33 10 52.63
Lợn thit 7 4 7 2 7.69 0 0 6 31.58
Gia cầm 16 13 17 10 38.46 11 73.33 16 84.21
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.
3.4.1.3. Hoạt động ngành nghề
Ở địa phương hoạt động ngành nghề ít. Hiện nay chỉ còn một số ngành phát triển như mây tre đan, thêu ren, mộc dân dụng, trồng cây cảnh. Số lượng các hộ tham gia vào các hoạt động ngành nghề này cũng không nhiều. Một số nghề như mây tre đan, thêu ren thu nhập rất thấp (chỉ khoảng 450 – 500 nghìn đồng/tháng) vì thế không thu hút được nhiều hộ tham gia. Trên địa bàn nghiên cứu có một số xưởng mộc với quy mô vừa (phải thuê từ 4 - 7 lao động).
3.4.1.4. Hoạt động thương mại dịch vụ
Hoạt động dịch vụ của hộ tập trung vào các loại hình buôn bán nhỏ và bán hàng quán. Hoạt động cho thuê nhà hiện nay mới bắt đầu phát triển, hoạt động xe ôm cũng không còn nhiều. Tuy vậy những hoạt động này lại có đóng góp không nhỏ vào thu nhập của hộ. Khi không còn đất để canh tác (tức là hộ dân mất đi nguồn thu từ trồng trọt) thì hoạt động dịch vụ (buôn bán, cho thuê nhà) lại là nguồn thu góp phần đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ dân mất đất và kể cả những hộ dân không mất đất.
3.4.1.5. Hoạt động làm thuê
Sau khi bị thu hồi đất, rất nhiều lao động đã chuyển từ hoạt động nông nghiệp sang hoạt động làm thuê. Hoạt động làm thuê khá đa dạng: phu hồ, đào ao, vác đất,…
Số lao động làm thuê tăng nhanh trong 3 năm qua. Tuy nhiên hoạt động này phải tuỳ thuộc vào mùa vụ và khối lượng công việc.