CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUY HÒA
3.3.2. Đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
3.3.2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại thành phố Tuy Hòa.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai thời gian qua đã thực hiện đúng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2005); Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011;
Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc thực hiện các quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại QĐHC, HVHC; quy định về tố cáo, giải quyết tố cáo và các quy định về tổ chức tiếp công dân đều được các cơ quan hành chính nhà nước chấp
hành khá nghiêm chỉnh, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, tố cáo và công dân.
a) Việc thực hiện các quy định theo luật đất đai năm 2003.
* Việc thực hiện các quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai Nhìn chung trong thời gian qua, các cơ quan HCNN đã chấp hành nghiêm túc việc thông báo cho người khiếu nại biết nội dung khiếu nại được hoặc không thụ lý giải quyết, hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Các cơ quan HCNN khi tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại của công dân thuộc thẩm quyền giải quyết đã thực hiện Thông báo việc thụ lý giải quyết cho người khiếu nại biết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn theo đúng quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Tuy nhiên, vẫn có một số cơ quan HCNN trong một số trường hợp chưa thực hiện thông báo hoặc thông báo quá thời hạn quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
Về phân định rõ thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng các cấp, các ngành đã thụ lý giải quyết khiếu nại của công dân đúng thẩm quyền.
Về thời gian giải quyết khiếu nại cơ bản đảm bảo quy định Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005), năm 2011. Tuy nhiên, nhiều trường hợp giải quyết chưa đúng thời hạn quy định nhưng không ra Quyết định gia hạn hoặc hết thời hạn mới gia hạn.
Các cơ quan HCNN trong huyện khi giải quyết khiếu nại lần đầu và lần 2 đã thực hiện việc ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại với đầy đủ nội dung theo quy định Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005, năm 2011. Tuy nhiên, có một số trường hợp khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu chưa đúng thể thức nội dung, không đưa kết quả xác minh nội dung khiếu nại, mà thay vào đó là công nhận kết quả Báo cáo xác minh nội dung khiếu nại. Vì vậy, khi gửi Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã gửi kèm cả Báo cáo kết quả xác minh. Một số trường hợp các cơ quan HCNN không ban hành Quyết định mà chỉ ban hành các Thông báo, kết luận hoặc công văn giải quyết khiếu nại là không đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo làm cho đương sự gặp khó khăn trong việc nộp yêu cầu giải quyết đến cơ quan có thẩm quyền tiếp theo.
Các Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 được thông báo công khai cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết để thực hiện.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại đã tổ chức đối thoại với công dân.
Đối với số đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp không đúng thẩm quyền, không đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo đều được các cơ quan hành chính có thẩm quyền tiếp nhận xử lý đảm bảo đúng quy định, như: lập phiếu chuyển đơn đến cơ quan
có thẩm quyền giải quyết, làm công văn thông báo, hướng dẫn và trả lời cho đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Xem xét giải quyết còn kéo dài, không đúng thời gian của cấp trên.
Qua thực tiễn công tác tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại của công dân ở các cấp, các ban, ngành cho thấy: Hầu hết công dân đã thực hiện đúng quy định của luật về thời hiệu, thời hạn khiếu nại. Đạt được kết quả đó là nhờ các ngành, các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đưa Luật Khiếu nại, tố cáo đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp công dân khiếu nại lần đầu quá thời hiệu, khiếu nại lần 2 quá thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo; trong đó có nguyên nhân khách quan do không hiểu biết và nguyên nhân chủ quan là do công dân cố ý để “lách luật” nhưng không có bằng chứng chứng minh cho việc khiếu nại quá thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo với mục đích cầu may, được chăng hay chớ. Có những vụ việc đã được giải quyết nhiều lần cũng được kiểm tra, xem xét lại đều kết luận là đúng chính sách, pháp luật, thấu lý, đạt tình nhưng người khiếu nại vẫn không chấp nhận kết quả giải quyết, thậm chí có những phản ứng tiêu cực, cố chấp. Mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp luật, song vẫn cố tình đeo bám, tiếp tục khiếu nại đến cơ quan nhà nước để giải quyết theo yêu cầu của mình, còn không được bản thân cũng không mất gì nên có trường hợp không chấp hành quyết định đã giải quyết đúng pháp luật.
Trong quá trình thực hiện Luật Khiếu nại 2011 có những hạn chế, bất cập không phù hợp: Tại khoản 6 Điều 2 quy định:“Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại” và tại khoản 1 Điều 7 quy định:” Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc khởi kiện hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật của Luật tố tụng hành chính". Quy định này không phù hợp, không thống nhất với thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định từ Điều 17 đến Điều 26 của Luật khiếu nại là thẩm quyền giải quyết thuộc về cá nhân không thuộc về cơ quan, tổ chức;
khoản 8,9 Điều 2 khái niệm quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại còn chung chung, chưa cụ thể. Trong khi Luật tố tụng hành chính và các văn bản thi hành có quy định, hướng dẫn cụ thể về các quyết định hành chính, hành vi hành chính có thể bị khởi kiện, vì vậy rất khó khăn trong việc áp dụng.
Cũng tại khoản 1 Điều 7 quy định trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời gian quy định mà khiếu nại không giải quyết thì có quyền khiếu nại lần thứ hai đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Như vậy, quy định về khiếu nại thuộc thẩm quyền của người giải quyết khiếu nại lần đầu, quá thời hạn mà không giải quyết
thì khiếu nại lần hai đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai là trái thẩm quyền và không khả thi. Vì chưa có kết quả giải quyết lần đầu thì không có cơ sở để giải quyết lần hai và người có thẩm quyền giải quyết lần hai cũng không thể làm thay cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
Điểm k, khoản 1 Điều 12 quy định khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính, theo quy định này người khiếu nại không đồng ý quyết định quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếu nại lên thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Như vậy, vụ việc giải quyết kéo dài từ khiếu nại hành chính sang tố tụng hành chính, dẫn đến vụ việc qua nhiều ngành, nhiều cấp kéo dài, người khiếu nại đi nhiều lần, gây lãng phí tốn kém.
Hơn nữa, theo khoản 2 Điều 204 quy định Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Tuy nhiên tại Điều 28, Điều 37 của Luật Khiếu nại về thời gian giải quyết khiếu nại quy định là “ ngày” nhưng thông tư số 07/2013/TT-TTCP lại ghi thời gian là “ngày làm việc” và các biểu mẫu kèm theo cũng ghi thời gian là “ngày làm việc” do vậy, không thống nhất về thời gian dẫn đến thời gian giải quyết luôn trễ, kéo dài.
* Việc thực hiện các quy định về tố cáo, giải quyết tố cáo về đất đai
Trong những năm qua, tại thành phố Tuy Hòa công dân đã phát huy tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong việc phát giác, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những hành vi VPPL của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên vẫn còn có trường hợp công dân lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật. Thực tế hiện nay có nhiều công dân khiếu nại nhưng kết quả giải quyết khiếu nại không đạt được lợi ích cá nhân thì trở lại tố cáo những người tham gia giải quyết. Một số công dân thực hiện chưa đúng quyền và nghĩa vụ của mình, đơn tố cáo không ghi rõ họ tên, địa chỉ hoặc mạo danh người khác, gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý (đơn mạo danh).
Các cơ quan Nhà nước khi xử lý đơn tố cáo đã căn cứ vào Điều 36, Luật Khiếu nại, tố cáo để xử lý: lưu đơn nặc danh, mạo danh, đơn photocopy, không có địa chỉ; xác định thẩm quyền giải quyết đối với đơn tố cáo đủ điều kiện giải quyết để chuyển đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết.
Về thực hiện thời hạn và trình tự giải quyết đơn tố cáo: Việc giải quyết tố cáo của các cơ quan HCNN cơ bản đã chấp hành đúng thời gian, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật. Đối với đơn tố cáo có nhiều nội dung, tính chất phức tạp trong thời hạn quy định vẫn chưa giải quyết xong thì đã thực hiện ra Quyết định gia hạn theo quy định của Luật Thanh tra. Có vụ việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý tố cáo chưa nghiêm túc nên người tố cáo vẫn tiếp tục tố cáo và tố cáo vượt cấp. Một số người tố cáo vì lợi ích cá nhân nên đã lợi dụng quyền tố cáo của mình để tố cáo hoặc lôi kéo,
xúi dục người khác tố cáo sai sự thật, làm ảnh hưởng đến tình hình, trật tự an toàn trên địa bàn.
Các cơ quan HCNN khi tiếp nhận đơn hoặc nhận được thông tin tố cáo và trong quá trình giải quyết tố cáo đã thực hiện nghiêm túc việc giấu tên và bút tích của người tố cáo (nếu có yêu cầu); khi người tố cáo phản ánh người bị tố cáo có biểu hiện hoặc có hành vi đe doạ, trù dập, trả thù được chính quyền chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật bảo vệ theo quy định.
Đối với Luật Tố cáo trong quá trình giải quyết không xác định được thời điểm giải quyết tố cụ thể là thời điểm tố cáo hay là thời điểm người bị tố cáo thực hiện hành vi tố cáo. Qua quá trình thực hiện cho thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có việc chưa thống nhất về chủ trương trong một số việc cụ thể của các ngành, các cấp, như việc áp dụng các quy định của pháp luật về đất đai để giải quyết có khác nhau giữa thời điểm luật có hiệu lực thi hành mới (Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013)
Như vậy, khi thi hành Luật Đất đai 2003 thì quy định của Luật đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập như UBND là cơ quan hành chính nhà nước nhưng lại phải đồng thời làm nhiệm vụ của cơ quan giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, việc trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cho UBND vừa là cơ quan quản lý, vừa thực hiện giải quyết tranh chấp sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu khách quan, công bằng trong quá trình giải quyết, đặc biệt trong trường hợp tranh chấp có liên quan từ các quyết định hành chính của cơ quan hành chính. Hoặc việc giải quyết tại UBND không được tiến hành theo một quy trình tố tụng và đánh giá chứng cứ một cách toàn diện như việc giải quyết tại Tòa án, dẫn đến kết quả giải quyết thiếu tính thuyết phục. Nhiều trường hợp, UBND giải quyết nhưng các bên không đồng ý, sau đó lại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Hiệu lực thi hành của quyết định giải quyết được UBND ban hành không cao bằng hiệu lực thi hành của bản án, quyết định của Tòa án v.v...
b) Việc thực hiện các quy định theo Luật Đất đai năm 2013
Luật Đất đai năm 2013 đã mở rộng hơn nữa quyền của công dân trong việc yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai, khi các bên sử dụng đất mâu thuẫn, không thống nhất với nhau trong quá trình sử dụng đất.Để tăng cường trách nhiệm trong công tác hòa giải các tranh chấp về đất đai, Luật đã quy định rõ thực hiện như sau:
* Thực hiện giải quyết tranh chấp về đất đai
Trình tự thủ tục giải quyết TCĐĐ tại thành phố Tuy Hòa thực hiện theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Cụ thể gồm các bước sau:
Bước 1. Tiến hành tự hòa giải
Thứ nhất, khi có tranh chấp về đất đai, các đối tượng tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai để tìm ra phương án giải quyết hợp tình, hợp lý, tiết kiệm thời gian, công sức và giữ gìn tình làng, nghĩa xóm.
Thứ hai, trường hợp các bên tranh chấp không tự hòa giải được, đối tượng tranh chấp gửi đơn đến UBND phường, xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải ở cơ sở.
Bước 2. Giải quyết TCĐĐ tại UBND phường, xã như sau:
Thứ nhất: khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã giao nhiệm vụ cho công chức địa chính có kế hoạch thẩm tra, xác minh tham mưu cho Ủy ban nhân dân phường, xã tổ chức hòa giải.
- Tiếp xúc, làm việc với các bên tranh chấp để biết rõ nội dung tranh chấp và thu thập các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất. Biên bản làm việc phải ghi rõ nội dung và những tài liệu, chứng cứ do công dân trình bày, cung cấp; Phối hợp với Trưởng thôn, khu phố xác minh thực tế phần đất (hoặc thửa đất) đang tranh chấp, tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp; Kiểm tra hồ sơ địa chính đang lưu giữ đối với phần đất (hoặc thửa đất) đang tranh chấp và những hồ sơ vụ việc đã giải quyết trước đây (nếu có); Căn cứ kết quả thẩm tra xác minh, tài liệu, giấy tờ thu thập được và hồ sơ địa chính lưu giữ tại địa phương, đối chiếu với các quy định của pháp luật về đất đai; công chức địa chính tổng hợp báo cáo, đề xuất hướng hòa giải và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.
- Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai của phường, xã. Thành phần gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường, xã; Khu phố trưởng (đối với phường); trưởng thôn (đối với xã); Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại phường, xã biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; Công chức địa chính, công chức tư pháp phường, xã; Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Ủy ban nhân dân phường, xã có văn bản thông báo về việc tổ chức hòa giải, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia và gửi trước thời điểm hòa giải 04 ngày cho các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để chủ động, sắp xếp thời gian tham dự buổi hòa giải.
Tổ chức cuộc họp hòa giải phải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Nếu một trong các bên tranh chấp vắng mặt thì việc tổ chức hòa giải bất thành, Ủy ban