CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Đất nước ta hơn ba mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng. Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới. Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... Từ thực trạng trên, nhận định tình hình khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội ở một số địa bàn. Chủ trương hiện nay của Chính phủ là các cấp, các ngành phải nỗ lực hơn nữa trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, quan tâm giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng và kịp thời giải quyết các vụ việc mới phát sinh, không để công dân bức xúc kéo đi khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, không để kẻ xấu xen
vào lợi dụng kích động gây rối. Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách nhằm góp phần giữ vững ổn định an ninh - trật tự xã hội, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng khiếu kiện. Để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay cần có các giải pháp sau:
3.4.1. Giải pháp chính sách
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự đồng bộ, nâng cao tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật; chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, tài chính, ngân sách, chính sách xã hội; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để công dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước và thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân; đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng nhằm tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, hài hòa, tạo động lực mới trong phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo.
3.4.2. Giải pháp tổ chức thực hiện
Sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp là nhân tố quan trọng, hàng đầu trong việc giải quyết tốt các khiếu nại, tranh chấp, tố cáo về đất đai trên địa bàn, phải coi công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nội dung quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai hiện nay. Đặt công tác này dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp uỷ Đảng, phối hợp đồng bộ có hiệu quả giữa chính quyền với các đoàn thể chính trị, xã hội nhất là Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và Hội Nông dân ở các địa phương cơ sở. Tăng sự giám sát của cơ quan dân cử là HĐND các cấp trong việc thi hành pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh.
Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài. Coi trọng công tác hoà giải trong việc giải quyết khiếu nại, TCĐĐ để xử lý sự việc ngay từ khi mới phát sinh ở cơ sở, tránh tình trạng khiếu nại, tranh chấp kéo dài và ngày càng phức tạp. Các cơ quan nhà nước phải củng cố và chấn chỉnh công tác tiếp công dân, thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân, bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân phải am hiếu chính sách, pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy, nhiệt huyết, có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của công dân. Những vụ việc phức tạp các đồng chí lãnh đạo phải đích thân tiếp dân, đối thoại với công dân và trực tiếp chỉ đạo giải quyết, đặt mình vào vị trí của người dân để có biện pháp giải quyết có lý, có tình, có khả thi và với tinh thần "giải quyết để bảo đảm yên dân chứ không giải quyết xong việc". Khi xảy ra khiếu kiện đông người thì các cơ quan nhà nước phải tăng cường sự phối hợp để tiếp dân và vận động công dân trở về địa phương, đồng thời, có
biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm, không để kéo dài, tái khiếu kiện và gửi đơn vượt cấp, tập trung lên tỉnh, Trung ương khiếu nại, tố cáo.
Khi có trường hợp công dân tập trung khiếu nại ở các cơ quan Trung ương hoặc Trụ sở Tỉnh và thành phố thì lãnh đạo địa phương đó phải trực tiếp chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tiếp công dân vận động thuyết phục, có biện pháp đưa công dân trở về. Xác định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước
Xây dựng lực lượng làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai phải đảm bảo về số lượng; có kiến thức sâu rộng về quản lý nhà nước, quản lý đất đai; có thực tiễn và kinh nghiệm trong công tác ở các cấp, các ngành để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Cơ quan thanh tra Nhà nước tăng cường thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với thủ trưởng và cán bộ, công chức có trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới, tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, đông người, phức tạp; chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thấp; không chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên... để làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến nghị chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém, xử lý công khai, nghiêm minh những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương, tăng cường hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3.4.3. Giải pháp tuyên truyền
Tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả trong tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân; tăng cường vận động, thuyết phục công dân chấp hành pháp luật và các quyết định giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời phổ biến sâu rộng Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, Quy chế dân chủ cơ sở ... để mọi công dân nắm vững trong khi thực hiện và giám sát cán bộ công chức làm nhiệm vụ ở lĩnh vực này.
Nhà nước bảo đảm quyền kiếu nại, tố cáo của công dân nhưng đối với các trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối an ninh trật tự, chống người thi hành pháp luật , xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của công dân thì phải tiến hành làm rõ, xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ