Tình hình phát triển các Khu kinh tế trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng đất tại khu kinh tế vân phong, tỉnh khánh hòa (Trang 22 - 25)

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Tình hình phát triển các Khu kinh tế trên thế giới

Trên thế giới, trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia hầu hết các nước đều xây dựng các KKT hoặc đặc KKT. Trong số đó có thể kể đến ba KKT (biển) rất ấn tượng trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây, đó là Thâm Quyến (Trung Quốc), Dubai (Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất) và Incheon (Hàn Quốc).

1.2.1.1. Thâm Quyến

Trước khi trở thành đặc KKT, Thâm Quyến là một làng chài thuộc huyện Bảo An, tỉnh Quảng Đông. Năm 1979, Trung Quốc đã cho thành lập đặc KKT tại Thâm Quyến. Đây là đặc khu đầu tiên của Trung Quốc do lợi thế nằm giáp Hồng Kông (lúc đó còn là một thuộc địa của Vương quốc Anh) và gần Macau (lúc đó còn là một thuộc địa của Bồ Đào Nha). Việc thành lập đặc khu này được coi như địa bàn thử nghiệm mô hình kinh tế thị trường để từ đó áp dụng cho toàn quốc. Ý tưởng này đã thành công rực rỡ, tạo tiền đề cho Trung Quốc đẩy nhanh quá trình cải cách mở cửa kinh tế. Chỉ trong vòng hai thập kỷ, Thâm Quyến đã nhanh chóng trở thành một trong những thành phố lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Châu Giang, Đồng bằng châu thổ Châu Giang lại trở thành trung tâm kinh tế của Trung Quốc và là phân xưởng sản xuất của thế giới.

Đặc KKT Thâm Quyến có diện tích 2.050 km², dân số năm 2007 là 8,6 triệu người (kể cả vùng đô thị là 13 triệu). Năm 2008, GDP là 780,65 tỷ nhân dân tệ, GDP/người hơn 13.100 USD. Tốc độ tăng GDP/năm thời kỳ 2001-2005 là 16,3%.

Thành phố giáp biên giới với Hồng Kôngcách Quảng Châu 160 km về phía Nam. Cảng Thâm Quyến là một trong những cảng tấp nập nhất Trung Quốc, chỉ sau cảng Thượng Hải. Trong 30 năm qua, Thâm Quyến đã thu hút trên 30 tỷ USD đầu tư nước ngoài.

GDP của Thâm Quyến xếp thứ tư trong số 659 thành phố của Trung Quốc (chỉ sau Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu). Kim ngạch xuất nhập khẩu xếp thứ nhất, sản lượng công nghiệp xếp thứ hai, thu ngân sách và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài xếp thứ ba. Cuối thập niên 1990, tốc độ phát triển của Thâm Quyến được ghi trong khẩu hiệu: "Mỗi ngày một cao ốc, ba ngày một đại lộ". Với 13 tòa cao ốc cao hơn 200

m (bao gồm tòa nhà Quảng trường Tôn Hinh cao thứ 8 thế giới), Thâm Quyến là nơi có sự hiện diên của hơn 400/500 công ty lớn nhất thế giới. Sở giao dịch chứng khoán của Thâm Quyến có 540 công ty niêm yết, 35 triệu nhà đầu tư niêm yết và 177 công ty buôn bán chứng khoán, tổng vốn 122 tỷ USD, mỗi ngày có 600.000 giao dịch, giá trị 807 triệu USD.

Cảng Thâm Quyến nằm kề cảng Hồng Kông (cách 20 hải lý). Năm 2005, cảng này xếp thứ tư thế giới về khối lượng container (16,2 triệu TEU). Sân bay Thâm Quyến cách trung tâm thành phố 35km có các chuyến bay quốc tế. Đường sắt và đường bộ hiện đại nối liền với Hồng Kông và các thành phố khác của Trung Quốc.

Có thể nói rằng, với tốc độ phát triển cực nhanh, quy mô lớn, rất hiện đại và cận kề Hồng Kông, Macau là những nét đặc trưng của đặc KKT ven biển Thâm Quyến[18].

1.2.1.2. Dubai – Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất

Dubai là một trong bảy vương quốc của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (The United Arab Emirates - UAE) và cũng là thành phố lớn nhất của quốc gia này. Hầu hết các KKT tự do của UAE đều có trụ sở chính tại Dubai. Nền kinh tế Dubai lớn thứ 2 trong 7 Vương quốc UAE chỉ có 6% GDP là từ dầu mỏ, còn phần lớn là nhờ vào các dịch vụ như cảng biển, du lịch, tài chính. Các KKT tự do, đặc biệt là Khu tự do Jebel Ali đã góp phần lớn vào sự phát triển này[18].

Với những dự án xây dựng khổng lồ và sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp, Dubai đang trở thành điểm đến thu hút các nhà đầu tư trên toàn thế giới qua thị trường địa ốc phát triển, các sự kiện thể thao, hội nghị, hội thảo và các kỷ lục Guinness như[18]:

- Toà nhà cao nhất thế giới: Tháp Burj Khalifa khởi công năm 2004, vừa được khánh thành ngày 4/1/2010, gồm 164 tầng, cao 828 mét, vượt xa kỷ lục cũ của Tháp Taipei (101 tầng, 509 m).Chi phí ước tính 1 tỷ USD.

- Khách sạn sang trọng nhất thế giới. Đó là khách sạn 7 sao Burj Al Arab, khánh thành năm 1999, được mệnh danh là khách sạn hạng sang nhất thế giới, đồng thời là khách sạn cao nhất thế giới (321m).

- Khu mua sắm lớn nhất thế giới: khu thương mại Downtown Burj Dubai trị giá 20 tỷ USD có tháp Burj Khalifa là trung tâm, nơi có 30.000 căn hộ và khu siêu thị lớn nhất thế giới Dubai Mall với 1.200 cửa hàng.

- Các đảo nhân tạolớn nhất thế giới, gồm 3 đảo hình cây cọ: The Palm Jumeirah, The Palm Jebel Ali, The Palm Deira và 1 đảo hình bản đồ thế giới: The World .

- Khu trượt tuyết trong nhà lớn nhất thế giới; v.v…

UAE có 12 KKT tự do thì có đến 11 khu ở Dubai, gồm: Dubai International Academic City, Dubai Internet City, Dubai Media City, Dubai Knowledge Village, Dubai Healthcare City, Dubai International Financial Center, DuBiotech, Dubai Outsource Zone, Dubai Studio City, International Media and Production Zone và Jebel Ali Free Zone. Những khu này được quy hoạch phát triển rất chi tiết theo hướng chuyên môn hóa theo như tên gọi của chúng[18]. Chẳng hạn:

- Dubai International Academic City (DIAC), khởi công năm 2006, hoàn thành năm 2012, là nơi tập trung của khoảng 40 trường đại học và viện nghiên cứu quốc tế.

- Dubai Internet City (DIC) là một công viên công nghệ thông tin do Chính phủ Dubai thành lập nhằm thu hút các công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực công nghệ thông tin đến đầu tư nghiên cứu, kinh doanh. Khu công nghệ thông tin tự do này áp dụng mô hình người nước ngoài quản lý và vận hành toàn bộ. Hiện đã có mặt của hơn 850 công ty với hơn 10.000 nhân viên, trong đó có các công ty hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin như Microsoft, IBM, Oracle Corporation, Sun Microsystems, Cisco, HP, Nokia, Cognizant and Siemens, Nera Telecom…

- Dubai Media City (DMC) do chính phủ Dubai xây dựng nhằm biến nơi đây thành một trong những trung tâm thông tin (phương tiện nghe nhìn, xuất bản sách báo, quảng cáo, internet…) của cả vùng Trung Đông.

- Dubai Knowledge Village là một trong những khu kinh doanh giáo dục, đào tạo tự do với 100% vốn nước ngoài. Hiện đã có hơn 400 các chi nhánh của các trường đại học, trung tâm đào tạo, huấn luyện hoạt động.

- Dubai Healthcare City (DHCC) là một trong những địa điểm được quốc tế thừa nhận và lựa chọn để chăm sóc sức khỏe chất lượng cao với dịch vụ y tế và đào tạo, nghiên cứu về y học hiện đại. DHCC còn là khu chăm sóc sức khỏe tự do đầu tiên trên thế giới, bao gồm hơn 80 bệnh viện với 1200 bác sĩ, nhân viên y tế được DHCC cấp giấy chứng nhận làm việc.

- The Dubai International Financial Centre (DIFC) là khu tài chính tự do, được xây dựng nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho tăng trưởng, tiến bộ và phát triển kinh tế của UAE và cả vùng Trung Đông, áp dụng luật pháp kinh doanh quốc tế.

- Jebel Ali Free Zone (Jafza) là trung tâm thương mại lớn, đã hoạt động từ 1985, nay được hiện đại hóa. Khu này nằm gần cảng Jebel Ali – cảng biển lớn nhất vùng Trung Đông và chỉ cách sân bay quốc tế Dubai (Dubai International Airport) khoảng 30km.

Có thể nói rằng, với tốc độ phát triển nhanh, những kỷ lục, sự sang trọng và tŕnh độ quốc tế về thể chế là những nét đặc trưng của đặc KKT ven biển Dubai[18].

1.2.1.3. Incheon – Hàn Quốc

KKT tự do Incheon là một trong hai KKT tự do của Hàn Quốc (Incheon và Busan-Jinhae) nằm trên địa bàn của thành phố Incheon, trên bờ biển phía Tây Bắc của Hàn Quốc, cách thủ đô Seoul khoảng 1 giờ xe car. KKT tự do Incheon được coi là giải pháp để kinh tế Hàn Quốc vượt qua những thách thức trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Những nhân tố bên ngoài thúc đẩy sự hình thành KKT tự do Incheon là: thứ nhất, dòng vốn và công nghệ thế giới đang đổ vào Trung Quốc, trong khi năng lực cạnh tranh của Hàn Quốc so với Nhật Bản thì còn khoảng cách lớn. Thứ hai, các nền kinh tế tự do ở khu vực là Hồng Kông và Singapore thì đang cạnh tranh rất mạnh để thu hút FDI. Bối cảnh trong nước thúc đẩy sự hình thành IFEZ là: tăng trưởng kinh tế bị chậm lại từ thập kỷ 1990, nguyên do là sự tăng trưởng căn bản dựa trên khu vực công nghiệp chế biến đã tới ngưỡng, nền kinh tế thiếu những ngành nghề mang tính sáng tạo, năng lực cạnh tranh của khu vực dịch vụ yếu[18].

Vì lý do trên, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định đầu tư xây dựng KKT tự do Incheon, diện tích 290km2 (bằng 1/3 Seoul hay Singapore), bao gồm khu Songdo, Cheongna và đảo Yeongjong. Mục tiêu của KKT tự do Incheon là thu hút đầu tư nước ngoài để xây dựng thành trung tâm dịch vụ hậu cần (logistics), kinh doanh, nghỉ dưỡng và du lịch quốc tế của cả vùng Đông Bắc Á. Nơi đây sẽ xây dựng các xí nghiệp và nhà ở cao cấp dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là KKT tự do đầu tiên ở Hàn Quốc do chính phủ trực tiếp xây dựng từ tháng 8 năm 2003, dự kiến hoàn thành vào năm 2020 với tổng vốn đầu tư là 41 tỷ USD.

Việc thiết kế KKT tự do với những tiêu chuẩn hiện đại nhất thế giới nhằm mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài là một sự đột phá về chính sách của Hàn Quốc, chỉ xuất hiện trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á năm 1997 đến 1998[18].

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng đất tại khu kinh tế vân phong, tỉnh khánh hòa (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)