Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.5. Quy hoạch của Khu kinh tế Vân Phong
Theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 380/QĐ- TTg ngày 17 tháng 03 năm 2014 có tổng diện tích là 150.000 ha, bao gồm: khoảng 70.000 ha đất liền và đảo, và khoảng 80.000 ha mặt nước, thuộc huyện Vạn Ninh và Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, được giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên;
- Phía Nam giáp: xã Ninh Quang, phường Ninh Hà, xã Ninh Phú và xã Ninh Vân của Thị xã Ninh Hòa;
- Phía Tây giáp:tỉnh Phú Yên; xã Xuân Sơn của huyện Vạn Ninh và các xã Ninh Sơn, Ninh Trung, Ninh Đông, Ninh Bình của Thị xã Ninh Hòa;
- Phía Đông giáp biển Đông.
Hình 1.2. Ranh giới Khu kinh tế Vân Phong
(Nguồn:[2])
* Tính chất
- Là Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lãnh vực. Trong đó: cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế khác.
- Là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và làm động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước[21].
* Quy mô
- Quy mô đất xây dựng
Tổng diện tích đất xây dựng đô thị, các khu, cụm công nghiệp tập trung và cảng tại KKT Vân Phong là khoảng 10.050 ha (không bao gồm các khu cây xanh sinh thái và mặt nước)[21]. Cụ thể như sau:
a) Đất các khu công nghiệp tập trung và cảng
Tổng diện tích đất xây dựng cảng, các khu, cụm công nghiệp tập trung và dịch vụ hậu cảng là khoảng 3.310 ha. Bao gồm:
o Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong: đến năm 2030 là 290 ha (giai đoạn tiềm năng là 750ha);
o Cảng du lịch quốc tế Đầm Môn: 5ha (nằm trong khu phi thuế quan);
o Khu công nghiệp và dịch vụ hậu cảng: 310 ha (nằm trong khu phi thuế quan);
o Đất các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung khác: 2.705 ha. Trong đó:
Khu vực Vạn Giã và vùng phụ cận: 600 ha;
Khu vực Hòn Khói: 250 ha;
Khu vực phía Đông và Đông Bắc Hòn Hèo: 1.855 ha.
b) Đất các khu vực xây dựng đô thị (bao gồm khu dân dụng, các khu du lịch và các chức năng đô thị khác
o Với dự báo quy mô dân số trong các khu vực xây dựng tập trung là khoảng 275.000 người đến năm 2030, xét đến hiện trạng mật độ tương đối thấp trong các khu vực có dân cư sinh sống hiện hữu cũng như tính chất du lịch của các khu đô thị trong KKT, chỉ tiêu đất xây dựng đô thị được dự báo là khoảng 197 m2/người. Dự báo tổng diện tích đất xây dựng các khu đô thị đến năm 2030 của KKT Vân Phong là khoảng 6.295 ha, bao gồm: Các khu du lịch và đô thị du lịch sinh thái quy mô khoảng 880 ha - chủ yếu tập trung ở khu vực Bắc Vân Phong và đất các khu đô thị quy mô khoảng 5.415 ha (tại Bắc Vân Phong là khoảng 2.795 ha và tại Nam Vân Phong là khoảng 2.620 ha).
o Tổng diện tích khu phi thuế quan là khoảng 315 ha, bao gồm: khu công nghiệp và dịch vụ hậu cảng, trung tâm thương mại và đô thị, cảng du lịch quốc tế.
Khu trung tâm bán đảo Hòn Gốm và trên đảo Hòn Lớn
Hình 1.3. Vị trí khu trung tâm Bán đảo Hòn Gốm trong KKT
(Nguồn:[2]) Tiếp tục duy trì các định hướng phát triển đối với khu vực này theo các đồ án quy hoạch đã được duyệt có liên quan.
Tổng diện tích đất xây dựng tại Khu trung tâm bán đảo Hòn Gốm là khoảng 1.278ha - dân số đến năm 2030 khoảng 13.000 người.
Trong đó
Khu phi thuế quan
- Quy mô đất xây dựng các khu chức năng khoảng 920 ha, bao gồm:
Cảng trung chuyển quốc tế quy mô đến năm 2030 là 290ha (giai đoạn định hình là 750ha);
Khu dịch vụ và công nghiệp hậu cảng quy mô khoảng 310 ha;
Khu đô thị và trung tâm thương mại – tài chính: khoảng 315ha;
Cảng du lịch tại Sơn Đừng - tại vị trí Đông Nam cảng trung chuyển quốc tế, quy mô khoảng 5 ha.
Khu vực nằm ngoài phạm vi khu phi thuế quan
- Phát triển các khu đô thị và dịch vụ du lịch tiếp giáp với các bãi biển phía Đông – Bắc của bán đảo. Trong đó:
Khu vực bãi Cát Thấm có quy mô khoảng 220ha.
Khu dịch vụ du lịch sinh thái phía Bắc núi Cá Ông: quy mô khoảng 28ha.
Khu vực Tuần Lễ - Hòn Ngang
Hình1.4. Hiện trạng khu vực Tuần Lễ - Hòn Ngang
(Nguồn:[2])
Tổng diện tích đất xây dựng các khu chức năng đô thị và du lịch tại khu vực Tuần Lễ - Hòn Ngang – Mũi Đá Son – Vĩnh Yên là khoảng 412 ha – dân số đến năm 2030 khoảng 19.000 người.
Hình 1.5. Minh họa tôn tạo cảnh quan sinh thái tự nhiên
và khai thác khu vực Tuần Lễ - Hòn Ngang cho du lịch cắm trại, du lịch cộng đồng và dịch vụ nghỉ dưỡng quy mô nhỏ, ẩn trong rừng
(Nguồn:[2])
Khu vực Đại Lãnh
Hình 1.6. Vị trí khu vực Đại Lãnh trong KKT
(Nguồn:[2]) Khu vực xã Đại lãnh đã được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. Đây là điểm tập trung dân cư làm dịch vụ cho các hoạt động giao thông trên QL1A, làm dịch vụ du lịch trên cơ sở khai thác cảnh quan bãi biển Đại Lãnh, đồng thời, Đại Lãnh có vị trí tương đối gần khu trung tâm bán đảo Hòn Gốm, có vai trò tích cực trong việc cung cấp các dịch vụ hậu cần cho quá trình phát triển trên bán đảo.
Quy mô đất xây dựng các khu chức năng đô thị và du lịch của khu vực Đại Lãnh là khoảng 120 ha. Quy mô dân số đến năm 2030 là khoảng 13.000 người.
Khu vực từ Tu Bông đến phía Nam đèo Cổ Mãthu nhỏ kéo hình lên trên
Hình1.7. Vị trí khu vực từ Tu Bông đến đèo Cổ Mã trong KKT
(Nguồn:[2])
Hình1.8. Hiện trạng sử dụng đất khu vực từ Nam Tu bông đến Nam đèo Cổ Mã (Nguồn:[2])
Hình1.9. Định hướng tổ chức không gian Khu vực Tu Bông đến đèo Cổ Mã (Nguồn:[2])
Quy mô đất xây dựng các khu chức năng đô thị của khu vực từ Tu Bông đến Đèo Cổ Mã là khoảng 900 ha; Quy mô dân số đến năm 2030 là khoảng 40.000 người.
Khu vực thị trấn Vạn Giã và vùng phụ cận
Hình1.10. Vị trí khu vực Vạn Giã và vùng phụ cận trong KKT
(Nguồn:[2]) Thị trấn Vạn Giã hiện nay là đô thị nhỏ, với diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 300ha, nhưng là đô thị có mật độ rất tập trung, có cấu trúc hướng biển khá rõ nét với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khá phát triển.
Vùng phụ cận của thị trấn Vạn Giã bao gồm các khu vực làng mạc và đất sản xuất nông nghiệp khá trù phú và khu đất nông nghiệp không thuận lợi nằm ở khu vực Vạn Thắng, Vạn Khánh (về phía Bắc Thị trấn).
Hình1.11.Hiện trạng sử dụng đất khu vực thị trấn Vạn Giã và vùng phụ cận (Nguồn:[2]) Dự báo quy mô đất xây dựng các khu chức năng đô thị của khu vực thị trấn Vạn Giã và vùng phụ cận là khoảng 1.400 ha; Đất các khu vực sản xuất công nghiệp là khoảng 600 ha, bao gồm: khu công nghiệp Vạn Thắng 200ha; đất sản xuất công nghiệp tại Dốc Đá Trắng 300 ha và đất sản xuất VLXD tại Tân Dân 100ha.
Quy mô dân số đến năm 2030 là khoảng 70.000 người.
Hình 1.12. Cấu trúc quy hoạch giao thông hướng biển và hệ thống trung tâm gắn với không gian mặt nước
(Nguồn:[2])
Hình1.13. Định hướng phát triển không gian khu vực thị trấn Vạn Giã và vùng phụ cận
(Nguồn:[2])
Khu vực Đông Bắc Ninh Hòa và Lạc An
Hình 1.14. Vị trí khu vực Đông Bắc Ninh Hòa và Lạc An trong KKT
(Nguồn:[2]) Khu vực Đông Bắc Ninh
Hòa là khu đất nông nghiệp hiệu quả thấp, nằm bên bờ Vịnh Vân Phong, với cấu trúc địa hình tự nhiên có nhiều nét đặc thù tạo bởi khu vực hội tụ các suối thoát nước nhỏ từ phía Tây trước khi ra biển, có thuận lợi về giao thông và kề cận các khu vực dự kiến phát triển công nghiệp, du lịch tại khu vực Đông Bắc Ninh Hòa.
(Nguồn:[2]) Hình 1.15. Hiện trạng sử dụng đất và cấu trúc mặt
nước khu vực Đông Bắc Ninh Hòa
Khu vực Lạc An – tiếp giáp phía Nam khu Đông Bắc Ninh Hòa - lại là một khu vực tập trung dân cư theo các dải dọc đường giao thông và gắn với các khu ruộng lúa 2 vụ trù phú nhất của khu vực Ninh Hòa.
Hình 1.16. Hiện trạng sử dụng đất khu vực Lạc An
(Nguồn:[2])
Dự báo quy mô đất xây dựng các khu chức năng đô thị của khu vực Đông Bắc Ninh Hòa (bao gồm cả khu vực Xóm Quán) là khoảng 500 ha; Quy mô dân số đến năm 2030 là khoảng 10.000 người.
Khu vực Dốc Lết
Hình1.17. Vị trí khu vực Dốc Lết trong KKT
(Nguồn:[2])
Khu Dốc Lết thuộc ba xã: Ninh Hải, Ninh Thuỷ và Ninh Diêm, là khu vực tập trung dân cư ven biển với mật độ khá cao; có cảnh quan đẹp với có 10 km bãi biển cát trắng mịn, thoải, nước trong xanh; có làng chài ven biển; ruộng muối Hòn Khói; Gần du lịch leo núi Gềnh Nhẩy...
Hình 1.18. Hiện trạng khu vực Dốc Lết – Hòn Khói
(Nguồn:[2]) Tuy có cảnh quan tự nhiên tuyệt vời và kề cận với khu dân cư đông đúc, có tiềm năng để phát triển du lịch, nhưng khu vực Dốc Lết nằm giữa các khu vực phát triển công nghiệp nặng ở phía Bắc (khu vực Hòn Khói) và ở phía Nam (khu vực Ninh Thủy, Ninh Phước) nên không phù hợp với việc tổ chức các khu resort cao cấp. Khu vực Dốc Lết cần được định hướng thành trung tâm du lịch cộng đồng, với nhiều loại hình và quy mô dịch vụ khác nhau, tạo thành một điểm đến hấp dẫn hỗ trợ cho trung tâm dịch vụ lưu trú tại thành phố Nha Trang.
Khuyến khích chuyển đổi các khu dịch vụ du lịch dạng resort trong khu vực này thành những không gian dịch vụ đa dạng và sinh động hơn, bao gồm cả chức năng ở kết hợp dịch vụ dạng phố du lịch.
Cải tạo cấu trúc làng chài hiện trạng để có thể tham gia vào thị trường du lịch, làm phong phú thêm loại hình dịch vụ du lịch, đồng thời vẫn đảm bảo duy trì được các
hoạt động đánh bắt thủy sản, ổn định cuộc sống của người dân. Kêu gọi người dân tham gia và giữ gìn cảnh quan môi trường đảm bảo tính bền vững.
Hình 1.19. Hiện trạng và giải pháp cải tạo làng chai
(Nguồn:[2]) Dự báo quy mô đất xây dựng các khu chức năng đô thị của khu vực Dốc Lết là khoảng 1.165 ha; Quy mô dân số đến năm 2030 là khoảng 45.000 người.
Khu vực đô thị trung tâm cũ của thị xã Ninh Hòa và vùng phụ cận
Hình1.20. Vị trí khu vực trung tâm cũ của TX Ninh Hòa và phụ cận trong KKT (Nguồn:[2])
Là khu vực thị trấn Ninh Hòa trước đây (nay là phường Ninh Hiệp) mở rộng ra phía Đông. Khu vực này bao gồm các khu dân cư mật độ cao nằm hai bên sông Cái Ninh Hòa và dọc theo một số tuyến đường giao thông chính.
Quy mô đất xây dựng các khu chức năng đô thị của khu vực trung tâm Ninh Hòa cũ và vùng phụ cận là khoảng 555 ha; Quy mô dân số đến năm 2030 là khoảng 50.000 người.
Hình1.21. Hiện trạng khu đô thị trung tâm Ninh Hòa cũ
(Nguồn:[2])
Hình 1.22. Định hướng phát triển không gian khu đô thị trung tâm Ninh Hòa cũ và phụ cận
(Nguồn:[2]) Khu vực phía Đông và Đông Bắc Hòn Hèo – Khu công nghiệp Ninh Phước
Hình1.23. Vị trí khu vực khu công nghiệp Ninh Phước trong KKT
(Nguồn:[2])
Như chiến lược phát triên kinh tế đã nêu trên, do đây là khu vực có thể tiệm cận với các khu vực có mớn nước sâu trên 15m, thuận lợi để phát triển cảng, đồng thời có núi Hòn Hèo che chắn về phía Tây Bắc, nên định hướng phát triển khu vực này thành khu vực tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp có nhu cầu sử dụng cảng nước sâu.
Tổng quy mô diện tích đất công nghiệp, kho tàng và cảng trong khu vực này là khoảng 1.855 ha (chưa bao gồm diện tích mặt nước). Trong đó:
- Khu CN Ninh Thủy và cụm TTCN phía Bắc KCN Ninh Thủy: 250 ha;
- Khu kho cảng dầu Hòn Mỹ giang: 90 ha;
- Các cơ sở công nghiệp khai thác lợi thế cảng biển nước sâu như: đóng tàu, lọc hóa dầu, nhiệt điện…: diện tích đất khoảng 1.515 ha.
Các khu dân cư nông thôn
Thực hiện chương trình phát triển nông thôn mới, tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, thúc đẩy hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng môi trường sống và tạo cơ hội tham gia hoạt đồng du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.
Dự báo, tổng diện tích đất xây dựng các khu dân cư nông thôn đến năm 2030 là khoảng 550ha. Quy mô dân số khu vực nông thôn đến năm 2030 là khoảng 50.000 người.
Hình1.24. Các mô hình cải tạo và xây dựng các điểm dân cư nông thôn
theo hướng nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, hình thành các điểm dịch vụ có mật độ dân cư tương đối tập trung, kết hợp với cải tạo và nâng cao chất lượng cảnh quan sinh thái nông nghiệp, để dân cư tại một số khu vực có thể tham gia làm dịch vụ du lịch sinh thái
(Nguồn:[2])
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU