Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU
3.1.1 Khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên Khu kinh tế Vân Phong
Vịnh Vân Phong là Vịnh lớn, cảnh quan khoáng đạt, tạo bởi các núi đảo lớn, nhỏ nổi trên mặt nước trong xanh, rộng lớn và phía Tây là phông nền của dãy Trường Sơn chạy ra đến gần biển và sát biển.
Hình 3.1. Khu vực Vịnh Vân Phong từ bản đồ vệ tinh
(Nguồn:[2])
KKT Vân Phong có địa hình, cảnh quan phong phú, bao gồm: vùng vịnh, các đảo, bán đảo, các vùng đồng bằng ven biển và các khu vực núi
Hình 3.2. Sơ đồ nhận diện các vùng cảnh quan địa hình đặc trưng
(Nguồn:[2])
Mặt nước rộng lớn của Vịnh, kết hợp với hệ thống sống suối và các hồ, hình thành từ các lưu vực phía Tây dãy Trường Sơn – đoạn qua hai Thị xã Ninh Hòa, Vạn Ninh, tạo nên mạng lưới cảnh quan mặt nước cũng như những giá trị kinh tế quan trọng cho khu vực quy hoạch.
a/ Địa hình đất liền
Bao gồm núi cao, đồng bằng và các bãi cát ven biển (còn gọi là địa hình vùng vịnh ven bờ)
Núi
- Khu vực núi cao địa hình hiểm trở với dãy ở phía Tây chạy dài từ Nam xuống Bắc cao từ 500m – 1.000m, thuộc các xã Đại Lãnh, Vạn Long, Vạn Khánh, Vạn Bình, Vạn Phú, Xuân Sơn.
- Nằm sát là các dãy núi thấp, thoải dần từ Tây xuống Đông, thuộc các xã Vạn Thọ, Vạn Thắng, Vạn Lương, Vạn Hưng, thị trấn Vạn Giã. Có nhiều sông, suối chia cắt tạo thành các thung lũng hẹp và có cao độ 50-500m.
Đồng bằng
Thuộc huyện Vạn Ninh (gồm các xã Đại Lãnh, Vạn Thọ, Vạn Thạnh, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Khánh, Vạn Thắng, Vạn Bình, Vạn Phú, Vạn Lương, Vạn Hưng và thị trấn Vạn Giã) và Thị xã Ninh Hòa (gồm các phường Ninh Hải, Ninh Thuỷ, Ninh Diêm, Ninh Đa, Ninh Hiệp, Ninh Hà và Ninh Giang; các xã Ninh An, Ninh Thọ, Ninh Đông, Ninh Phú, Ninh Phước), địa hình đầm lầy có dạng cửa sông và ruộng canh tác chạy dọc theo đường sắt và đường Quốc Lộ 1A.
- Khu vực đầm lầy:gồm toàn bộ khu vực cửa sông của cả hai huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa. Khu vực này là các ruộng nuôi tôm hoặc các đầm: Đầm Môn và các cửa sông. Có cao độ nền trũng, thấp từ 0.1 – 1m, quanh năm ngập nước, nền đất yếu.
- Khu vực ruộng lúa canh tác: có cao độ từ 1,5 m 14m.
- Khu vực dân cư: Có cao độ từ 1,5 m 14m, xen kẽ giữa ruộng và các khu dân cư là các núi nhô ra biển, đá biến chất hoặc đá vôi bị phong hoá.
Địa hình vùng vịnh ven bờ - Vùng ven bờ
Được che chắn bởi các dãy núi , đặc biệt là khu vực phía Bắc vùng vịnh. Các bãi cát thoải dần, bờ biển khúc khuỷu có điều kiện hình thành cảng nước sâu, nhiều vùng đất rộng thuận lợi lập khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung.
b/ Địa hình đảo
Bao gồm toàn bộ các đảo nằm trong vùng vịnh như: Hòn Cổ (xã Vạn Khánh), Hòn Mao (xã Vạn Thọ), Hòn Một, Hòn Bịp, Hòn Á, Hòn Đuốc (xã Vạn Thạnh), Hòn Vung (thị trấn Vạn Giã), Tuần lễ Hòn Ngang, bán đảo Hòn Gốm, Hòn Lớn ...
+ Địa hình chân đảo: bãi cát, san hô, đồng bằng. Bao quanh đảo có các dải san hô mềm khá rộng, xen kẽ có các bãi cát kéo dài dọc bờ, khá yên sóng thuận tiện cho bãi tắm.
+ Địa hình còn lại: núi đá, đất. Các đá trầm tích biến chất, phủ lên lớp thực vật dày và đất đá Felalít
3.1.1.2. Tính chất nước biển
Tính chất nước biển khu vực Vịnh Vân Phong có độ mặn cao, nước trong, sạch và ấm mang tính chất biển mát thuận tiện cho hoạt động săn bắn, bơi lặn dưới nước, của các du khách thăm quan cảnh quan đáy vịnh[2].
3.1.1.3. Các yếu tố động lực
Khu vực vịnh Vân Phong là vùng lặng sóng, lặng gió, không có vùng xoáy - xiết[2].
3.1.1.4. Thời tiết, khí hậu
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 26,5 C.
- Lượng mưa tuơng đối thấp so với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với lượng mưa trung bình trên dưới 2000 mm/ năm.
- Độ ẩm tương đối đều cả năm trừ hai tháng 6 và 7. Độ ẩm trung bình nhiều năm 80%.
- Ấm áp quanh năm có số giờ nắng cao thứ nhì cả nước (sau tp. Phan Rang).
- Có gió lục địa nóng khô (gió Tu Bông), nhưng có gió Đông Bắc làm cho khí hậu dịu mát hơn.
- Bão: ít chịu ảnh hưởng của bão do được các dãy núi và các đảo che chắn - trung bình 0,75 cơn bão/năm.
- Sương mù: ít ảnh hưởng đến các hoạt động trên biển vùng vịnh và du lịch.
Nhìn chung: khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, đặc biệt là kinh tế du lịch[2].
3.1.1.5 Thuỷ văn
Khu KT Vân Phong gồm nhiều khu vực chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn khác nhau:
Khu vực huyện Vạn Ninh: chảy qua khu vực này có ba con sông là sông Đồng Điền, sông Tô Giang (sông Cạn) và sông Hiền Lương. Với đặc điểm chung của các sông khu vực Nam Trung bộ cả 3 con sông này đều ngắn, dốc, đổ trực tiếp ra biển với các lưu vực và cửa ra riêng.
a. Sông Đồng Điền : Bắt nguồn từ đỉnh cao 806m, thượng nguồn là suối Bình Trung, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua các xã Vạn Bình, Vạn Phú đổ ra
biển tại xã Vạn Thắng. Sông Đồng Điền có lưu vực nhỏ, thảm phủ nghèo nàn, khả năng điều tiết lưu vực kém.
- Diện tích lưu vực là 113 km2 , - Dài 18 km,
- Chiều rộng bình quân lưu vực là 6,3 km.
b.Sông Tô Giang (sông Cạn) : Bắt nguồn từ Hòn Dông, Hòn Giao với độ cao 840m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, là ranh giớí giữa hai xã Vạn Phước và Vạn Long đổ ra biển tại cửa Hải Triều. Sông có nước quanh năm.
+ Chiều dài 14 km.
+ Chiều rộng bình quân lưu vực 6,1 km.
+ Diện tích lưu vực 86 km2.
c. Sông Hiền Lương : Bắt nguồn từ dãy núi cao phía Tây giáp huyện sông Hinh (tỉnh Phú Yên) với độ cao 1200 m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua xã Vạn Phú và Vạn Long đổ ra biển. Sông có nước quanh năm.
+ Chiều dài 18 km
+ Chiều rộng bình quân lưu vực 8,6 km + Diện tích lưu vực 154 km2.
Khu vực thị xã Ninh Hoà: chịu ảnh hưởng chính của chế độ thủy văn sông CáiNinh Hoà (sông Dinh), là sông lớn nhất trong KKT. Ngoài ra, chảy qua khu vực TX. Ninh Hòa còn có một số sông suối nhỏ khác: sông Rọ Tượng thượng nguồn là suối Chay, suối Ngang với độ cao 900 m chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đổ ra biển với chiều dài 9,5 km, diện tích lưu vực 60 km2.
- Sông Cái Ninh Hòa:bắt nguồn từ đỉnh Chư Hu cao 1.300 m (thuộc dãy Vọng Phu - Đèo Cả), sông Cái Ninh Hoà chảy theo hướng Bắc - Nam, Khi đến Eron, lòng sông mở rộng và hướng chảy lệch sang Tây Bắc - Đông Nam. Khi cách Dục Mỹ 500m về hạ lưu, sông nhận thêm nước của suối Bông và tại Tân Lạc nhận thêm nước của suối Trầu là một phụ lưu khá lớn và đều nằm bên phải. Khi đến Phú Mỹ hướng chảy lệch hẳn sang Tây - Đông. Khi cách thị trấn Ninh Hoà (nay là phường Ninh Hiệp) 1 km về phía thượng lưu, sông nhận thêm nước của sông Đá Bàn (bắt nguồn từ núi Đá Đen cao 115m chảy theo hướng Bắc Nam có chiều dài 37 km, diện tích lưu vực 358 km2). Phụ lưu Tân Lâm dài 30 km bắt nguồn từ núi cao 760 km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cuối cùng, khi cách cửa ra 1km, sông còn nhận thêm nước của sông Chủ Chay, là phụ lưu bên phải, bắt nguồn từ núi Bà Giang cao 440m chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, có chiều dài 13km, diện tích lưu vực 115km2. Các phụ lưu Đá
Bàn, Tân Lan, Chủ Chay hợp với sông chính ở hạ lưu tạo thành mạng lưới sông Cái Ninh Hoà có dạng hình nan quạt diện tích 986 km2, bao trùm hầu hết huyện Ninh Hoà với hệ số uốn khúc 1.4, hệ số hình dạng 0.4, mật độ lưới sông 0.6.
Dòng chảy sông Cái Ninh Hoà phụ thuộc vào mùa và phân làm hai mùa rõ rệt.
+ Mùa kiệt: Từ tháng 1 đến tháng 8. Dòng chảy ít, tháng 5 tháng 6 có mưa tiểu mãn nhưng lượng không đáng kể, lưu lượng mùa kiệt thấp nhất 1,11 m3/s, gây hạn hán.
+ Mùa nước nhiều: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, chủ yếu tập trung vào tháng 10, 11. Lượng nước chiếm 70 80% tổng lượng nước. Vì vậy mùa mưa thường gây ra lũ lụt.
Bảng 3.1.Dòng chảy bình quân nhiều năm theo tần suất thiết kế
P % 50 75 95
Q (m3/s) 11,96 9,59 6,83
W ( 106 m3) 337,22 302,47 215,42
(Nguồn:[2]) 3.1.1.6. Hải văn
Theo các tài liệu của trạm khí tượng thủy văn khu vực phía Nam, của dự án Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch vịnh Vân Phong - Đại Lãnh năm 1997 và báo cáo dự án cảng trung chuyển Quốc Tế Vân Phong- tỉnh Khánh Hoà, do công ty tư vấn thiết kế GTVT phía nam (TEDI SOUTH), xí nghiệp tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển (PORTCOAST CONSUL TANT) lập năm 2003. Các thông số mực nước triều tại một số điểm đo trong khu vực nghiên cứu có liên quan đã quy đổi theo hệ cao độ Quốc Gia như sau:
Bảng 3.2.Mực nước triều tại một số vị trí
Vũng Rô Hòn Ông Nha Trang Ninh Hoà, Vạn Ninh
Hmax +1,4m +0,84m +1,2m +1,2m
Htb +0,1m - 0,29m +0,1m +0,1m
Hmin -1,2m -1,54m - 1,37m -1,37m
(Nguồn:[2]) - Mực nước dâng trong bão khu vực Đầm Môn theo kết quả tính toán trên mô hình và số liệu quan trắc thì mực nước dâng cực đại bằng +1.0 m.
- Chiều cao sóng lớn nhất khu vực vùng giữa vịnh > 2,0m, phía Đông đảo Hòn Gốm +3,5 m.
- Chiều cao sóng và mực nước dâng lớn nhất khu vực Ninh Hoà, Vạn Ninh, Nha Trang bằng +1,3m (theo hệ cao độ Quốc Gia).
3.1.1.7. Cấu tạo địa chất và địa chất công trình
Khu vực vịnh Vân Phong có cấu tạo trầm tích biển và trầm tích đệ tứ. Ở bờ biển có cấu tạo cát, cát pha cuội sỏi, san hô, vỏ sò ốc. Ở vịnh có các dải san hô ngầm, một số núi đá chạy sát biển gồm đá tảng và đá gốc. Khu vực này hiện tại chưa có tài liệu khảo sát địa chất công trình, theo thực địa thì tại khu vực này chưa có công trình cao tầng nào, khi xây dựng các công trình lớn cần khoan thăm dò kỹ lưỡng[2].
3.1.1.8. Địa chất thuỷ văn
- Nước ngầm phân bố rộng khắp, cách mặt đất từ 1- 1,5m.
- Nước ngầm vùng cửa sông và một số khu vực ven biển thường bị nhiễm mặn.
+ Vùng Vạn Ninh: diện tích nhiễm mặn khoảng 15 km2 từ Tu Bông đến thị trấn Vạn Giã, với chiều rộng từ 100 1.000 m.
+ Vùng Ninh Hòa: diện tích nước ngầm bị nhiễm mặn chiếm khoảng 60 km2, kéo dài từ Hòn Khói về phía tây nam qua Phường Ninh Hiệp - TX Ninh Hòa (nay là phường Ninh Hiệp) đến Ninh Lộc. Ngoài ra, có một số khoảnh nhỏ nước dưới đất bị nhiễm mặn, phân bố rải rác ở các xã ven biển của Thị xã Ninh Hòa.
- Khu vực bán đảo hòn Gốm - Đầm Môn đang có dự án khả thi khai thác và xử lý nước ngầm[2].
3.1.1.9. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên Tiềm năng - Lợi thế
Với đặc thù là điểm hội tụ lý tưởng của các cảng trên bán đảo Đông Dương và khu vực châu Á Thái Bình Dương, nằm gần đường hàng hải quốc tế, khu vực vịnh Vân Phong có những điều kiện thiết yếu để khai thác kinh tế cảng biển, cảng trung chuyển quốc tế.
Đây là một vùng địa hình phong phú, có hệ sinh thái đa dạng bao gồm: rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, động thực vật biển nông ven bờ, bờ biển, bãi biển và nhiều cồn cát, đặc biệt có hệ thống đảo, bán đảo, có cảnh quan đẹp và hấp dẫn.
Khu vực Vân Phong do có đặc điểm đặc trưng của địa hình đất liền và vùng vịnh (độ sâu trung bình 20 – 27m) nên kín gió, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, không có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như gió nóng, sương muối. Vớiđộ ẩm và chế độ
mưa thấp nhất tỉnh Khánh Hoà (mưa chủ yếu trong 2 tháng 10, 11), hầu như cả năm chan hòa ánh nắng, làm cho cảnh quan thiên nhiên vốn đã rất đẹp lại thêm phần hấp dẫn, rất thuận lợi cho mùa du lịch kéo dài, đặc biệt là du lịch sinh thái, là nơi có điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế thủy sản. Ánh sáng nhiều là điều kiện tốt cho sinh trưởng cây cối nói riêng và sản xuất nông nghiệp, cũng như thuận lợi trong việc sử dụng năng lượng mặt trời.
Khó khăn - hạn chế
Địa hình sông suối ngắn, có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt cho khu vực cửa sông.
Số cơn bão đổ bộ vào vịnh ít nhưng lại diễn biến khá phức tạp.Bão thường gây ra gió mạnh ở vùng ven biển, mưa lớn ở đầu nguồn các sông gây ngập lụt ở đồng bằng và xói lở bờ biển.Tốc độ gió mạnh nhất 30m/s (tháng 10/1993).
Hạn thường xảy ra vào mùa khô, đó là thời kỳ nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, mực nước ngầm xuống thấp, dòng chảy mặt giảm đáng kể, kiệt nhất là vào tháng 4 và tháng 7 hàng năm. Hạn hán đã làm nhiều sông, suối hầu như k hông có nước, thậm chí một số hồ chứa lượng nước còn rất ít, không đủ tưới làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.Ngoài ra, do ảnh hưởng của hạn hán nên mặn xâm nhập vào nội đồng làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân.Ninh Hoà là một trong những vùng thường xuyên bị hạn nặng.